Chiến lược phát triển ngành du lịch bền vững tỉnh Đồng Nai

MỤC LỤC

LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 1. Khái niệm về cạnh tranh

Chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ quốc tế, coi trọng các quốc gia là bạn và là đối tác tin cậy của nhau là cơ hội thuận lợi cho ngành du lịch phát triển trên các phương diện khai thác thị trường, tránh được các rủi ro trong kinh doanh do bạo loạn chính trị, đảm bảo được sự an toàn và an ninh cho khách du lịch quốc tế. Những yếu tố tự nhiên : môi trường tự nhiên không chỉ là yếu tố tạo cầu, tạo cung trong du lịch mà còn mang tính quyết định trong việc tạo ra sản phẩm du lịch và việc tổ chức thực hiện chương trình du lịch của các doanh nghiệp trong ngành du lịch; tính hữu ích của các yếu tố trong môi trường tự nhiên phục vụ cho việc sản xuất và tiêu dùng du lịch được gọi là tài nguyên du lịch tự nhiên.

KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN THẾ GIỚI, KHU VỰC ĐÔNG NAM Á VÀ VIỆT NAM

Sự phát triển của ngành du lịch đã tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ hàng hoá, dịch vụ thúc đẩy các ngành khác phát triển, khôi phục nhiều lễ hội và nghề thủ công truyền thống, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước và từng địa phương, nâng cao dân trí và phát triển nhân tố con người. Thông qua du lịch , nhiều di tích, di sản được trùng tu từ nguồn thu du lịch và các nguồn vốn xã hội được huy động, tạo nên ý thức và trách nhiệm giữ gìn, phát triển di sản văn hoá, truyền tải được các giá trị văn hoá đến người dân và du khách, tăng thêm tính hấp dẫn cho du lịch.

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KHÍ HẬU VÀ DÂN SỐ

THỈÛC TRẢNG NGAÌNH DU LËCH TÈNH KHẠNH HOAÌ VAÌ ÂẠNH GIẠ NÀNG LỈÛC CẢNH TRANH CUÍA NGAÌNH DU LËCH TÈNH KHẠNH HOAÌ.

THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CUÍA NGAÌNH DU LËCH TÈNH KHẠNH HOAÌ

Chính quyền tỉnh Khánh Hoà đã thông qua các chương trình phát triển du lịch, thành lập Ban chỉ đạo chương trình phát triển du lịch tỉnh do một Phó Chủ tịch tỉnh làm Trưởng ban với các thành viên là lãnh đạo của các sở ban ngành quan trọng trong tỉnh, đồng thời hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước ở địa phương, thành lập ban quản lý các khu du lịch để kiểm tra tình hình thực hiện các qui định của nhà nước, kiểm tra việc giữ gìn an ninh cũng như việc. Hoạt động của Ban chỉ đạo du lịch tỉnh trong thời gian qua đã thể hiện được vai trò quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh qua công tác triển khai cụ thể hàng năm, phân công và chỉ đạo các ngành có trách nhiệm đưa kế hoạch triển khai chương trình phát triển du lịch vào kế hoạch chung của ngành mình, tạo ra sự đồng bộ trong công tác phối hợp thực hiện chương trình có hiệu quả. Với tất cả những tài nguyên du lịch tự nhiên hết sức phong phú, đa dạng và kỳ thú mà thiên nhiên đã ban tặng cho mình, Khánh Hòa rất có điều kiện để phát triển các loại hình du lịch ở vùng bờ biển theo mô hình 3S: SEA, SUN, SAND, cũng như phát triển các loại hình sinh thái ở các vùng hồ nước, núi rừng, thác suối có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, hoang sơ, tạo ra khả năng phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch của tỉnh Khánh Hòa.

Đến cuối năm 2005, số lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt động kinh doanh lữ hành là 269 doanh nghiệp, nhưng mới chỉ có 29 doanh nghiệp thực sự kinh doanh, trong đó có 8 doanh nghiệp được Tổng cục Du lịch cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, chủ yếu tập trung khai thác tuyến tham quan các đảo phía Nam thành phố Nha Trang. Một số lớn dự án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí mang tầm cỡ quốc gia, khu vực và quốc tế đã được triển khai xây dựng, trong đó đáng chú ý là : khu du lịch quần thể khách sạn 5 sao Hòn Ngọc Việt (tổng vốn đầu tư 450 tỷ đồng), hệ thống cáp treo ra đảo Hòn tre (105 tỷ đồng), khu nghỉ dưỡng cao cấp Sunrise (146 tỷ đồng), khu du lịch sinh thái Evason Hideaway (97 tỷ đồng).

Bảng 2: Thực trạng và dự báo nguồn nhân lực ngành du lịch Khánh Hoà
Bảng 2: Thực trạng và dự báo nguồn nhân lực ngành du lịch Khánh Hoà

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGAÌNH DU LËCH KHẠNH HOAÌ

Những hạn chế nêu trên đã đưa đến một thực tế là, trên cả tầm quốc gia và địa phương, sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam nói chung, Khánh Hoà nói riêng hiện nay còn yếu, chúng ta chưa phải là đối thủ cạnh tranh du lịch của các nước có nền kinh tế du lịch phát triển trong khu vực như Thailand, Malaysia, Singapore. Nhưng Khánh Hòa với lịch sử phát triển du lịch từ lâu đã tạo nên những sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng và có chất lượng dịch vụ cao hơn, đặc biệt có một số sản phẩm du lịch mà Bình Thuận và các tỉnh trong khu vực chưa có như: loại hình du lịch tham quan các đảo, loại hình du lịch tham quan và khám phá các rặng san hô kỳ thú trong khu bảo tồn biển, loại hình du lịch sinh thái trên các đảo nằm trong vịnh Nha Trang. Số liệu thống kê cho thấy, trong giai đoạn từ 1995-2000, lượng khách quốc tế đến Khánh Hoà chiếm trung bình khoảng 6% so với lượng du khách quốc tế đến Việt Nam, con số này tương đối cao so với tỷ lệ 1,3% của Bình Thuận, nhưng là rất thấp so với tỷ lệ 13,6% của Bà Rịa-Vũng Tàu, một địa phương có sức hấp dẫn du lịch tương đương với Khánh Hoà.

Bảng 5 : Số lượng Khách quốc tế đến Việt Nam, Khánh Hòa, Bình Thuận và Bà
Bảng 5 : Số lượng Khách quốc tế đến Việt Nam, Khánh Hòa, Bình Thuận và Bà

QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2015

Phát triển sản phẩm du lịch gắn với thể thao, giải trí, nghỉ dưỡng biển: cùng với việc nâng cao chất lượng du lịch của các loại hình du lịch hiện đang có như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch lặn biển, các trò chơi thể thao trên biển, du lịch tham quan, du lịch sinh thái, du lịch nghiên cứu, du lịch thám hiểm,.ngành du lịch Khánh Hòa cần phải đầu tư phát triển các loại hình du lịch mà tỉnh đang có thế mạnh, có đầy đủ các điều kiện để phát triển như du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với chữa bệnh bằng liệu pháp tắm nước nóng, nước khoáng, tắm biển. Phát triển sản phẩm du lịch gắn với khai thác giá trị văn hoá, tài nguyên nhân văn : Bên cạnh việc phát triển các sản phẩm du lịch dựa vào tài nguyên thiên nhiên ngành du lịch Khánh Hòa còn phải chú trọng phát triển loại hình du lịch văn hóa dựa vào các di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng của tỉnh như Tháp Bà, chùa Long Sơn, Am Chúa, Thành cổ Diên Khánh, các căn cứ cách mạng, các lễ hội truyền thống đặc biệt của địa phương: Lễ hội Tháp Bà, Lễ hội cầu Ngư, lễ hội Am chúa. Do vậy để tạo ra những sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng và hấp dẫn tỉnh cần đầu tư phát triển các loại hình du lịch sinh thái, leo núi,thám hiểm, tham quan ở miền núi mà Khánh Hòa rất có tiềm năng để phát triển, đặc biệt khu di tích núi Bà có khí hậu giống như Đà Lạt thuận lợi cho phát triển tour du lịch nghỉ dưỡng miền biển và cao nguyên; xây dựng các chương trình du lịch cho du khách tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái biển tại khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang và Rạn Trào-Vân Phong, tìm hiểu hệ sinh thái rừng , thác, hồ tại các địa điểm Diên Khạnh, Ninh Hoaỡ, Khạnh Sồn, Khạnh Vộnh.

Xúc tiến thành lập trường Trung học nghiệp vụ du lịch tại Nha Trang; xây dựng chính sách thu hút nguồn sinh viên địa phương đang học tập tại các thành phố lớn về làm việc tại Khánh Hoà, thu hút các chuyên gia giỏi và lao động có chuyên môn cao về làm việc trong ngành du lịch, có chính sách khuyến khích tham gia học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ theo các chương trình âaìo tảo. - Xây dựng chương trình hỗ trợ về chiến lược cũng như kinh phí cho, các doanh nghiệp du lịch của tỉnh khi tự thực hiện chương trình quảng bá du lịch của riêng mình; giảm giá cho hoặc miễn phí cho các doanh nghiệp quảng cáo trên các Website du lịch của tỉnh, hỗ trợ về cách thức cũng như kinh phí cho các doanh nghiệp đi tham gia các hội chợ du lịch ở trong nước cũng như nước ngoài.

Bảng  7 : dự báo một số chỉ tiêu phát triển du lịch Khánh Hoà đến năm 2015
Bảng 7 : dự báo một số chỉ tiêu phát triển du lịch Khánh Hoà đến năm 2015

KIẾN NGHỊ

Để đảm bảo hiệu quả và đúng mục tiêu của công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, đề nghị ngân sách tỉnh cấp cho hoạt động này với mức kinh phí từ 2-3% trên tổng mức tăng thu du lịch hàng năm nhằm tập trung xây dựng thương hiệu Nha Trang - Khánh Hoà và lập kế hoạch quảng bá thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế. Thành phố Nha Trang và các ngành các cấp có kế hoạch đầu tư tôn tạo, xây dựng các quy chế nghiêm ngặt để giữ gìn, bảo vệ cảnh quan môi trường thành phố, xây dựng hệ thống các văn bản pháp quy quản lý tài nguyên, môi trường du lịch, bảo tồn các di sản thiên nhiên, văn hoá và môi trường tự nhiên dể phục vụ phát triển kinh tế du lởch. Các cấp, các ngành trong tỉnh cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao trình độ dân trí, hình thành ý thức tự giác bảo vệ, giữ gìn cảnh quan môi trường sạch đẹp, xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự và truyền thống hiếu khách vốn có của dân tộc và địa phương.

CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TÈNH KHẠNH HOAÌ GIAI ÂOẢN 2006-2010