MỤC LỤC
Như vậy, có thể nói, quản lý tài chính trường cao đẳng công lập là quá trình tác động của Nhà nước tới hệ thống quản trị cao đẳng công lập thông qua hệ thống các công cụ của Nhà nước để thực hiện các chức năng cơ bản từ việc lập kế hoạch tài chính, tổ chức tạo nguồn và sử dụng nguồn tài chính đến kiểm tra, giám sát nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Trích tối đa không quá 03 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân trong năm, dùng để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi, chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị, trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động, kể cả các trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức.
Với các trường Cao đẳng công có quy mô lớn, lượng vốn lớn, họ dễ dàng trong việc đầu tư nâng cấp và sử dụng các thiết bị một cách tiết kiệm, hiệu quả, nâng cao trình độ giảng viên, cải cách tiền lương, có điều kiện sử dụng nguồn nhân lực hiếm hoi ở trình độ cao, nâng cao kỹ năng giảng dạy bằng các trang thiết bị hiện đại nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Một số đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo có quy mô nhỏ lại có lợi thế hơn trong việc dễ dàng thích ứng với những thay đổi về chính sách hoặc nhu cầu của thị trường lao động, nhưng khó có điều kiện trang bị các phương tiện hiện đại phục vụ công tác giảng dạy cũng như nâng cao trình độ giáo viên, dẫn tới việc gặp khó khăn trong nâng cao chất lượng giảng dạy.
Ngân sách của trường chủ yếu do chính quyền bang tài trợ dựa vào nhu cầu do đơn vị lập và được chính quyền chấp nhận trong đàm phán đánh giá nhà trường thực hiện nhiệm vụ năm trước, sự gia tăng nhiệm vụ trong năm kế hoạch. Trong những năm gần đây, giáo dục cao đẳng ở Trung Quốc phát triển nhanh chóng, nhà nước đã thực hiện những cải cách nhằm thúc đẩy giáo dục cao đẳng theo kịp sự phát triển kinh tế và đáp ứng được nhu cầu học cao đẳng của các đối tượng trong xã hội. Thứ hai, hệ thống các quy định pháp lý về quản lý thu, quản lý chi, phân phối chênh lệch thu chi, quản lý tài sản công được quy định linh hoạt trên khung pháp lý chung ( theo Luật), được vận dụng tùy thuộc vào cơ sở và đặc thù đơn vị.
Thứ ba, qua kinh nghiệm quốc tế, cần tăng tính chủ động trong sử dụng nguồn tài chính, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước, việc giao quyền tự chủ tài chính cần được đồng bộ ở các lĩnh vực, mọi cấp, mọi ngành.
Truyền thống hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành đã và đang được nhiều thế hệ thầy và trò của trường kế tục nhau vun bồi trong trọn một thế kỷ mãi mãi là hành trang quý giá của nhà trường và các thế hệ học sinh, sinh viên trên chặng đường mới. Đội ngũ cán bộ, giảng viên của Nhà trường đã trưởng thành cả về số lượng và chất lượng, với 251 cán bộ giảng viên gồm: cán bộ nam là 70 ngưòi, cán bộ nữ 181 người, trình độ của cán bộ giảng viên: 15 Tiến sỹ, 35 nghiên cứu sinh, 95 Thạc sỹ và nhiều cán bộ, giảng viên đang theo học các chương trình đào tạo sau đại học. Hệ cao đẳng có các ngành: Cao Đẳng sư phạm (CĐSP) Tiểu học, CĐSP Mầm non CĐSP Văn- Địa, CĐSP Văn- Sử, CĐSP Văn- GDCD, CĐSP Toán, CĐSP Toán - Lý, CĐSP Toán - Hóa; Điện- Điện tử, Kế toán, Tài chính ngân hàng, Quản trị kinh doanh, CĐ Nhạc - CTĐ, CĐ Họa- CTĐ…Hệ trung cấp có Trung cấp Sư phạm (TCSP) Mầm Non, TCSP Tiểu học, TCSP kế toán….
Bên cạnh các nhiệm vụ chuyên môn chính, Trường cao đẳng Hải Dương tăng cường công tác mở rộng quảng bá hình ảnh cũng như gia tăng nguồn thu hợp pháp cho nhà trường bằng các dịch vụ đào tạo khác như: Đào tạo các lớp bồi dưỡng theo đơn đặt hàng của các Sở ngành tại địa phương ( Các lớp bồi dưỡng nghề Công tác xã hội cho Sở LĐTB&XH, các lớp chứng chỉ Tiếng Anh, Tin học…), hợp đồng đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành Tiếng anh theo đề án nâng cao năng lực tiếng anh đến năm 2020, tham gia các cuộc thi do Nhà nước và Bộ giáo dục & Đào tạo, Sở giáo dục Hải Dương tổ chức và đạt giải cao như: Thi Hội thi nghhiệp vụ sư phạm toàn quốc.
Nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện chính sách xã hội hoá giáo dục và thực hiện chia sẻ chi phí đào tạo giữa nhà nước và người học, ngày 14/5/2010 nhà nước quyết định thông qua lộ trình tăng học phí bằng cách ban hành Nghị định 49/NĐ-CP quy định về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. - Nguồn kinh phí thu sự nghiệp và các khoản thu khác: Từ năm 2008 theo định hướng phát triển của nhà trường theo hướng phát triển đào tào đa ngành và mở rộng phạm vi hoạt động, nhà trường đã liên kết với các trường, các cơ sở giáo dục ở các địa phương khác như Hà Nội, Thanh Hóa, Hưng Yên để đào tạo sinh viên các hệ từ cao đẳng, trung cấp các ngành sư phạm Tiểu học, Mầm Non. Từ năm 2015 sáp nhập trường Trung cấp nông nghiệp tỉnh Hải Dương vào Trường Cao Đẳng Hải Dương do quy mô nhà trường được mở rộng, nhiều ngành học mới phát sinh, lĩnh vực hoạt động sự nghiệp mới được mở ra, vì vậy công tác quản lý tài chính của nhà trường đang dần được hoàn thiện để đáp ứng với quy mô được mở rộng và tìm ra hướng đi mới, giải pháp quản lý mới nhằm đem lại nhiều nguồn thu cũng như quản lý tốt các khoản chi cho nhà trường.
Theo lộ trình phát triển thì NSNN ngày càng có xu hướng giảm, nguồn thu phí lệ phí về mặt số học ta thấy năm 2014có phần tăng nhích hơn năm 2015 là gần 1 tỷ đồng nhưng xét về tỷ lệ trên tổng nguồn thu thì lại giảm từ 24% xuống còn 23% trong khi đó thì các khoản chi Lương, các khoản đóng góp theo lương, chi phí chuyên môn, chi phí khác tăng lên đáng kể, Chính vì vậy việc cấn đối thu chi và xây dựng định mức chi tiêu là rất quan trọng và rất cần thiết. Tiếp đó là chi từ nguồn phí, lệ phí ngoài việc ưu tiên chi cho con người nhà trường đã ưu tiên cho các khoản chi chuyên môn nhưng các khoản chi cho hành chính, chi cho mua sắm trang thiết bị chuyên môn cũng chưa được bố trí xem xét để đầu tư từ nguồn này trong những năm vừa qua tỷ lệ chi cho hành chính chỉ chiếm 8-10%, tỷ lệ chi cho mua sắm chiếm có 3-4%. Nguồn thu từ Ngân sách có xu hướng giảm, thu từ phí, lệ phí và thu sự nghiệp có tăng nhưng chưa cao trong khi các khoản chi như tiền lương, tiền công, các khoản đóng góp, các khoản chi văn phòng, chi chuyên môn và các khoản chi khác đều tăng đáng kể cho nên việc cân đối thu chi theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ là việc làm rất quan trọng và rất cần thiết.
Nhà trường cử cán bộ, giảng viên đi học theo yêu cầu phát triển trường. Các nội dung được hỗ trợ : Giảm định mức giảng dạy, đóng học phí toàn khóa học, hỗ trợ tiền đi đường, sinh hoạt phí, viết bài báo. Nhà trường có chính sách riêng đối với những cán bộ, giảng viên đạt trình độ tiến sĩ.
Do cán bộ thu lệ phí tuyển sinh bổ sung là các cán bộ đi tiếp nhận sinh viên ( bao gồm giảng viên các khoa/. cán bộ các phòng ban không có nghiệp vụ kế toán), vì vậy trước kỳ thi, phòng Kế hoạch - Tài chính cần chi tiết số tiền từng thí sinh phải nộp và thông báo trước đến thí sinh và gia đình để chuẩn bị kinh phí bổ sung theo quy định của nhà nước. Đối với công tác kiểm tra, giám sát phải bám sát hoạt động tài chính của nhà trường và tác động tích cực đến quá trình, các khâu trong hoạt động tài chính, thiết thực và hỗ trợ nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, có tác dụng góp phần xây dựng nhà trường, đảm bảo cho các hoạt động của nhà trường, thực hiện tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật, tăng cường pháp chế, giữ vững kỷ luật, nâng cao hiệu quả quản lý. Thực hiện mục tiêu quản lý tài chính là thiết lập cơ chế quản lý thu chi có hiệu quả, tiến tới xây dựng cơ chế tự chủ tài chính và tự chịu trách nhiệm, đa dạng hóa các nguồn ngu, nâng cao hiệu quả, sử dụng các nguồn tài chính, củng cố và tăng cường cơ sở vật chất hiện có, tăng cường hiệu quả quản lý tài chính thông qua công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, từng bước kiện toàn bộ máy quản lý tài chính của nhà trường.
Xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về kế toán một cách đồng bộ, hoàn chỉnh, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc tiến hành công việc kế toán với một hệ thống phương pháp và kỹ thuật kế toán tiên tiến, thích ứng với trình độ phát triển kinh tế, đáp ứng yêu cầu của cơ chế quản lý kinh tế tài chính nước ta và tiếp cận với chuẩn mực kế toán quốc tế.