Đánh giá hoạt động cho vay của Ngân hàng No&PTNT Bà Triệu đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

MỤC LỤC

Hoạt động cho vay của NHTM đối với DNNQD

Trong đó dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc tạo vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định (chỉ bao gồm hoạt động đầu tư trực tiếp). Quy trình cho vay giữa các NHTM thường giống nhau về nội dung và mục đích, tuy nhiên cách thức thực hiện có thể có sự khác nhau đôi chút giữa các Ngân hàng, được bắt đầu từ khi cán bộ tín dụng bộ phận quan hệ trực tiếp tiếp nhận hồ sơ và kết thúc khi tất toán thanh lý hợp đồng tín dụng, giải chấp tài sản đảm bảo.

Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay của NHTM đối với các DNNQD

Với bảo lãnh của bên thứ 3 cho các khoản vay của DNNQD rất hạn chế, vì bảo lãnh của bên thứ 3 mà không cần tài sản đảm bảo thường phải là những người bảo lãnh có uy tín như Nhà nước, các tổ chức tài chính lớn, các công ty lớn… mà với DNNQD thường hoạt động kinh doanh với quy mô nhỏ, trong phạm vi hẹp, hoạt động cho mục đích cụ thể của chủ doanh nghiệp, do đó rất khó có được sự bảo lãnh của các tổ chức này. - Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của những DNNQD hoạt động trong ngành: nông nghiệp, ngư nghiệp, cà phê… những ngành nghề chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố thiên nhiên như thời tiết, thiên tai (hạn hán, lũ lụt…), gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các DNNQD, bởi vì những yếu tố này tác động rất lớn tới nguồn nguyên liệu đầu vào – một trong những yếu tố rất quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh.

GIÁM ĐỐC

Thực trạng hoạt động cho vay đối với DNNQD ở chi nhánh Bà Triệu

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của chi nhánh qua các năm) Doanh số thu nợ trong dài hạn tăng qua các năm, năm 2004 tăng gấp 7,2 lần so với năm 2003, năm 2005 tăng gấp 2 lần so với năm 2004, cùng với sự giảm của doanh số cho vay DNNQD trong dài hạn ta nhận thấy các khoản cho vay các DNNQD trong dài hạn có chất lượng tín dụng khá tốt, khả năng trả lãi và nợ gốc đúng hạn. nhẹ vào năm 2005, chỉ tăng 735 tr.đ so với năm 2004, chiếm tỷ trọng khá lớn trong doanh số thu nợ ngắn hạn, tương ứng với tỷ trọng của doanh số cho vay DNNQD trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Điều này cũng dễ hiểu vì phần lớn các DNNQD chuyển về NH No&PTNT Đông Hà Nội đều là những doanh nghiệp có doanh số cho vay cũng như doanh số thu nợ lớn. Xem xét tổng doanh số thu nợ và so sánh với tổng doanh số cho vay, ta nhận thấy khả năng quản lý nợ vay cũng như công tác thu nợ tại chi nhánh khá tốt, tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ổn định, các khoản nợ đều trả đúng hạn. Doanh số thu nợ ngắn hạn của DNTN chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng có xu hướng tăng lên. Điều này phù hợp với xu hướng tăng lên của doanh số cho vay DNTN. Và cũng vậy, doanh số thu nợ trung và dài hạn của DNNQD đều là của CTCP, CTTNHH. Tổng dư nợ. Tương ứng với doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tổng dư nợ của các DNNQD cũng luôn chiếm tỷ trong lớn trong tổng dư nợ tín dụng. Tổng dư nợ được xem xét trên 2 phần: dư nợ bằng VND và dư nợ ngoại tệ. a) Dư nợ bằng VND. (Nguồn: Báo cáo tổng kết của chi nhánh qua các năm) Ta thấy dư nợ cho vay đối với DNNQD luôn chiếm tỷ trọng lớn so với các loại hình doanh nghiệp khác trong từng kỳ hạn, trong ngắn hạn chiếm trên 60% tổng dư nợ ngắn hạn, trong trung hạn chiếm trung bình 50% tổng dư nợ trung hạn. Đặc biệt trong cho vay dài hạn, dư nợ đối với DNNQD chiếm 100%. dư nợ cho vay dài hạn, điều này cho thấy sự ổn định trong hoạt động cho vay của chi nhánh đối với DNNQD. Điều này cũng dễ hiểu vì mục đích vay vốn của các DNNQD tại chi nhánh Bà Triệu phần lớn để bù đắp vốn lưu động nên tỷ trọng cho vay ngắn hạn DNNQD lớn hơn nhiều so với cho vay trung và dài hạn. Và cho vay trung và dài hạn chủ yếu đầu tư cho các dự án như: dự án nhà máy kính, dự án văn phòng,. đầu tư vào hệ thống máy y tế, đầu tư mua máy thi công,… và mua ô tô trả góp. Đây cũng là dấu hiệu đáng mừng khi mà chi nhánh đang có chiến lược mở rộng hoạt động cho vay tới mọi loại hình DNNQD, mở rộng và tăng trưởng dư nợ cho vay đối với DNTN sẽ tạo điều kiện cho chi nhánh mở rộng và tăng trưởng hoạt động cho vay đối với những loại hình DNNQD khác như công ty hợp danh, hợp tác xã hay công ty cổ phần có vốn Nhà nước nhỏ hơn hoặc bằng 50% vốn điều lệ. Tuy nhiên những loại hình doanh nghiệp này trên địa bàn chi nhánh hoạt động không nhiều và hơn nữa những loại hình doanh nghiệp này không có nhiều nhu cầu vay vốn ngân hàng, do đó mở rộng cho vay đối với những loại hình doanh nghiệp này cũng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, mở rộng cho vay đối với DNNQD chủ yếu là mở rộng cho vay đối với CTTNHH, CTCP, DNTN. b) Dư nợ ngoại tệ.

Bảng 7 -  Doanh số cho vay theo kỳ hạn
Bảng 7 - Doanh số cho vay theo kỳ hạn

Đánh giá hoạt động cho vay đối với DNNQD của chi nhánh Bà Triệu

Mặt khác, nguồn vốn huy động trên 12 tháng có xu hướng tăng và nguồn này huy động hoàn toàn từ tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế, không có nguồn tiền gửi từ các tổ chức tín dụng, do đó chi nhánh hoàn toàn có thể chủ động trong hoạt động cho vay, đặc biệt là cho vay trung và dài hạn. Chỉ có đất đai là hình thức đảm bảo an toàn nhất, có sự đảm bảo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). NHNN luôn đặt ra một khung giá cụ thể để các NHTM căn cứ vào đó và căn cứ vào giá bất động sản trên thị trường để định giá tài sản đảm bảo. Mức giá thấp nhất của tài sản đảm bảo định giá chính là mức giá NHNN đặt ra. Và khi khoản vay không được trả, ngân hàng bán bất động sản bù đắp cho khoản vay. Nếu không bán được, NHNN sẽ là người cuối cùng đứng ra mua bất động sản đảm bảo với mức giá mà NHNN đặt ra. Điều này giúp giảm bớt rủi ro về tài sản đảm bảo và cũng là lí do chính để nhiều ngân hàng nói chung và chi nhánh Bà Triệu nói riêng ưa thích và sử dụng chủ yếu bất động sản làm tài sản đảm bảo. Nguyên nhân của những hạn chế trên. Nguyên nhân chủ quan. - Công tác Marketing tìm kiếm khách hàng chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Trong khi các DNNQD đang trên đà phát triển thì chi nhánh vẫn chưa có chính sách khách hàng hợp lý cho đối tượng này. Ở chi nhánh Bà Triệu phần lớn là khách hàng tự tìm đến với Ngân hàng, tự quan hệ với Ngân hàng, còn việc Ngân hàng đi tìm kiếm khách hàng và đặt quan hệ với khách hàng chưa phát triển mạnh. Mặt khác trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng No&PTNT Việt Nam chỉ chú trọng tới công tác Marketing quảng bá hình ảnh chung của cả Ngân hàng mà chưa có chiến lược đi sâu vào từng chi nhánh để phát triển hoạt động Marketing ở từng chi nhánh. Với một chi nhánh nhỏ mới ra đời cách đây 4 năm, còn rất nhiều khó khăn và công việc phía trước, do đó công tác Marketing tìm kiếm khách hàng cũng còn nhiều khó khăn và cần được quan tâm phát triển hơn nữa. - Quy chế cho vay, điều kiện về tài sản đảm bảo chưa thực sự linh hoạt gây khó khăn cho khách hàng. Quy trình cho vay khá dài và quá nhiều giấy tờ hồ sơ gây khó khăn cho DNNQD khi muốn tiếp cận với nguồn vốn của Ngân hàng. Mặt khác, trong nhiều giao dịch với DNNQD, chi nhánh vẫn chỉ chấp nhận dùng bất động sản làm tài sản đảm bảo cho khoản vay, có thể sử dụng giấy. tờ có giá, tài sản hình thành từ vốn vay hoặc hàng hóa làm tài sản đảm bảo nhưng rất ít. Và sau khi định giá tài sản thì DNNQD chỉ được vay tối đa 50%. Điều này giúp Ngân hàng cầm “chuôi” một cách chắc chắn khoản tiền cho vay nhưng lại gây bất lợi cho DNNQD vì khoản tiền được vay quá ít so với nhu cầu của doanh nghiệp. - Ngân hàng thiếu thông tin về các DNNQD: Điều này do nhiều yếu tố: do DNNQD cố tình che dấu, các báo cáo tài chính được lập thiếu chính xác và thiếu công khai mà chưa có một hệ thống nào kiểm tra tính trung thực và chính xác của những báo cáo này; do các DNNQD lập quan hệ tín dụng với chi nhánh chưa lâu, chưa tạo được uy tín đối với chi nhánh; do nguồn thông tin của chi nhánh về DNNQD còn hạn chế. Chi nhánh chỉ có thông tin về DNNQD thông qua các báo cáo tài chính, hồ sơ pháp lý, phương án, dự án vay vốn… còn quá ít và đơn độc để biết một DNNQD làm ăn có hiệu quả không và có đáng tin cậy không. Chưa có một phương tiện thông tin cụ thể nào về các DNNQD để chi nhánh có thể tìm hiểu và đối chiếu các thông tin nhận được về DNNQD. - Đội ngũ cán bộ nhân viên còn thiếu và trình độ chuyên môn không đều. Hiện nay toàn chi nhánh chỉ có 22 người, trong đó trình độ thạc sỹ 3 người, trình độ đại học 16 người và trình độ cao đẳng 3 người. Số lượng cán bộ ít so với khối lượng công việc lớn, dẫn đến khó xắp xếp công việc và một cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều công việc nên chưa đạt hiệu quả cao, đặc biệt là công tác tái thẩm định cho vay còn chưa được quan tâm nhiều do thiếu cán bộ làm công tác này. - Cơ sở vật chất còn thiếu. Công nghệ thông tin ngân hàng còn thấp và chưa được đầu tư đúng mức. Chi nhánh kết nối mạng SWIFT năm 2003, các máy tính đều được nối mạng nội bộ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay các phần mềm máy tính vẫn còn kém hiệu quả và chưa được nâng cấp gây khó khăn trong thao tác nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên. Một số máy tính vẫn chưa được kết nối Internet, làm hạn chế việc cập nhập các thông tin ngân hàng, tài chính. - Nằm trong địa bàn quận Hoàn Kiếm là một trong những khu vực kinh doanh nhộn nhịp nhất thủ đô Hà Nội, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả; nơi dân cư có thu nhập cao; nơi có nhiều người nước ngoài sinh sống… Nằm trên địa bàn nhiều tiềm năm để phát triển nhưng cũng tập trung rất. nhiều ngân hàng lớn với hệ thống dịch vụ đa dạng nhằm thu hút mọi đối tượng khách hàng. Mặt khác đây là khu vực dân cư có thu nhập cao nhưng nguồn vốn nhàn rỗi có thể thu hút từ dân cư lại ít vì họ thường đầu tư vốn để kinh doanh mua bán. Chi nhánh Bà Triệu là chi nhánh có quy mô nhỏ, mới thành lập nên gặp rất nhiều khó khăn về mặt pháp lý trong việc đi thu hút nguồn vốn, làm hạn chế cho quá trình cạnh tranh và phát triển. Nguyên nhân khách quan a) Nguyên nhân từ phía DNNQD. - Phần lớn các DNNQD là những doanh nghiệp vừa và nhỏ có trình độ quản lý yếu nên việc xây dựng các phương án kinh doanh chưa khả thi, chưa có sức thuyết phục đối với ngân hàng. Các báo cáo tài chính thiếu chính xác, chưa minh bạch gây khó khăn cho ngân hàng trong quá trình kiểm tra tài chính của doanh nghiệp, cộng thêm việc chi nhánh không có nhiều thông tin về DNNQD từ nhiều nguồn, dẫn đến công tác cho vay DNNQD năm 2005 phát sinh 1 số nợ cần chú ý và nợ dưới tiêu chuẩn. - Uy tín của DNNQD chưa cao, chi nhánh vẫn có tư tưởng ngại cho vay đối với DNNQD vì vẫn thiếu tin tưởng vào thành phần kinh tế này về cách làm ăn, hiệu quả hoạt động, trình độ quản lý. Các doanh nghiệp khi đi vay đã không muốn bộc bạch hết với Ngân hàng: không muốn giải trình, trao đổi kỹ lưỡng về dự án đầu tư, phương án vay vốn. Điều này làm một số chỉ tiêu về mở rộng cho vay các DNNQD chưa cao. Ngay trong bản thân các NHTM quốc doanh vẫn tồn tại 1 tâm lý ngại cho vay đối với DNNQD, vì đây thường là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, uy tín chưa cao, không có bảo lãnh của bên thứ 3, do đó cũng có thể hiểu được tâm lý ngại cho vay đối với DNNQD tại 1 chi nhánh nhỏ như Bà Triệu. Tuy nhiên việc xác định DNNQD sẽ là đối tượng khách hàng chính của chi nhánh trong tương lai đã cho thấy sự nỗ lực vượt qua trở ngại này, đổi mới tư duy, đối mới phong cách kinh doanh trong chính bản thân ngân hàng. - Tài sản đảm bảo chưa đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng. Các doanh nghiệp Nhà nước thường có sự bảo lãnh của Tổng công ty hoặc bên quyết định đứng ra thành lập. Nhưng các DNNQD không có sự bảo lãnh của bên thứ ba. Mặt khác, với DNNQD đa số có quy mô vừa và nhỏ nên tài sản thế chấp rất nhỏ bé và thường không đáp ứng được các yêu cầu của Ngân hàng về giá trị hay loại hình tài sản. Các chủ doanh nghiệp không muốn dùng tài sản riêng của mình để. đưa vào thế chấp vay vốn vì sợ rủi ro mà chỉ đưa tài sản hiện có của doanh nghiệp hoặc hàng hóa hình thành từ vốn vay của ngân hàng làm tài sản đảm bảo để có rủi ro thì phía ngân hàng phải chịu. Điều này gây khó khăn cho chi nhánh khi đặt lòng tin vào doanh nghiệp để xem xét có nên cho vay vốn hay không. b) Những nguyên nhân khách quan khác.

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNNQD Ở CHI NHÁNH BÀ TRIỆU

    Chi nhánh cần tìm hiểu các DNNQD hoạt động trên địa bàn quận Hoàn Kiếm là nơi chi nhánh hoạt động, tìm hiểu các doanh nghiệp hoạt động ra sao, và lên danh sách những DNNQD hoạt động hiệu quả trên địa bàn, xem xét trong số đó, doanh nghiệp nào có quan hệ tín dụng với chi nhánh, những doanh nghiệp còn lại có quan hệ tín dụng như thế nào và quan hệ tín dụng với các ngân hàng nào, xác định những vướng mắc trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp, tìm hiểu nhu cầu vốn và khả năng tài chính cũng như hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà nước nên cho phép thành lập và đưa vào hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các địa phương để bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng; thành lập quỹ đầu tư, ngân sách địa phương nhằm tài trợ vốn ban đầu khi hình thành doanh nghiệp và vốn vay khi doanh nghiệp kinh doanh thiếu vốn cho các DNNQD, sau đó quỹ có trách nhiệm tiếp nhận các khoản đầu tư từ bên ngoài để bổ sung nguồn vốn hỗ trợ cho các chủ nhân muốn thành lập doanh nghiệp, Nhà nước sẽ cấp bù lãi suất và đảm bảo kinh phí hoạt động cho tổ chức này; cho phép các tổ chức tài chính thực hiện chức năng cho thuê tài chính tài trợ vốn trung và dài hạn cho các DNNQD.