MỤC LỤC
Quản lý ngân sách Quận- Huyện là quá trình quản lý hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền Nhà nước cấp Quận- Huyện; quản lý các khoản thu, chi của Quận- Huyện đã dự toán bởi UBND tỉnh, thành phố và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của cấp trên giao và Quận- Huyện đề ra. Phòng Tài chính xem xét dự toán Ngân sách của các đơn vị thuộc Quận - Huyện, dự toán thu do cơ quan thuế lập; dự toán thu, chi Ngân sách của các xã, phường; lập dự toán thu NSNN trên địa bàn, dự toán thu, chi Ngân sách Quận -Huyện (gồm dự toán Ngân sách cấp xã và dự toán Ngân sách Quận -Huyện), dự toán các khoản kinh phí uỷ quyền trình UBND Quận - Huyện để báo cáo thường trực HĐND xem xét báo cáo UBND tỉnh, đồng gửi Sở Tài chính , Sở Kế hoạch -Đầu tư (phần dự toán Ngân sách theo lĩnh vực, dự toán chi đầu tư XDCB), Sở quản lý ngành, lĩnh vực, cơ quan quản lý chương trình quốc gia của tỉnh (phần dự toán chi chương trình quốc gia). Khi có một số đơn vị dự toán phải điều chỉnh, các đơn vị này phải điều chỉnh dự toán Ngân sách của mình (chủ động hoặc theo yêu cầu của cơ quan tài chính cùng cấp hay cơ quan tài chính cấp trên), lập dự toán Ngân sách điều chỉnh gửi cơ quan tài chính cấp trên hoặc cùng cấp, cơ quan kế hoạch và đầu tư.
Khi thay đổi cán bộ kế toán phải thực hiện bàn giao giữa cán bộ kế toán cũ với cán bộ kế toán mới, cán bộ kế toán cũ vẫn phải chịu trách nhiệm về công việc của mình đã làm kể từ ngày bàn giao về trước, cán bộ kế toán mới phải chịu trách nhiệm về công việc của mình kể từ ngày nhận bàn giao.
Các giống lúa cũ, thoái hoá được thay thế bắng các giống lúa có năng suất cao như: Khang Dân, Q5, DV108, Xi23… Cơ cấu trà vụ cũng được bố trí hợp lý hơn; việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh được chú trọng. Ngoài sản xuất lỳa, ở nhiều cơ sở đã đưa những cây có giá trị kinh tế cao vào sản xuất như: trồng dưa chuột xuất khẩu ở Việt Hùng, Phượng Mao, Phương Liễu, Bằng An; cây cà chua ở Hàn Quảng, Phương Liễu; cây ớt xuất khẩu ở Mộ Đạo, Phương Liễu; khoai tây ở Việt Hùng, Quế Tân. Nhằm phát huy thế mạnh từ những sản phẩm truyền thống, huyện Quế Vừ đó và đang tiến hành quy hoạch và xây dựng 4 cụm tiểu thủ công nghiệp là Phố Mới, Bông Lai, Đông Du và Đại Xuân với mục đích đưa các ngành nghề này đi vào hoạt động tập trung và hướng tới sản xuất hàng hoá.
Đến nay các cụm công nhiêp Phương Liễu-Nhân Hoà,Châu Phong -Ngọc Xá ….cũng đã được hình thành và đi vào hoạt động .Có thể nói, việc hình thành các cụm tiểu thủ công nghiệp và khu cụng nghiệp đó tạo cho kinh tế Quế Vừ một nhõn tố mới cho sự phát triển nhanh mạnh trong thời gian tới.
Mặc dù vậy nhưng với sự cố gắng và tập trung chỉ đạo của Huyện ủy, UBND Huyện và các cơ quan ban ngành có liên quan thì công tác thu- chi ngân sách trong giai đoạn này trên vẫn đạt được những thành tựu đáng kể, đáp ứng được các yêu cầu của thu- chi Ngân sách đúng quy định. Dựa trên điều kiện kinh tế, xã hội kết hợp với Nghị quyết của huyện ủy và Hội đồng nhõn dõn huyện về quản lý ngõn sỏch, UBND huyện Quế Vừ đó tập trung chỉ đạo, điều hành mọi mặt trong công tác quản lý Ngân sách huyện đảm bảo đúng chính sách, chế độ và luật NSNN. + Thuế ngoài quốc doanh (tăng 36,14%) : do sự thông thoáng về luật doanh nghiệp, đồng thời cơ chế chính sách được địa phương từng bước tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất, năm 2005 số doanh nghiệp mới thành lập tăng rất nhanh (từ 26 doanh nghiệp cuối năm 2004 đến cuối năm 2005 là 38 doanh nghiệp) nên tạo điều kiện tăng thu ở khu vực này.
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp đạt 71,21% là do việc giao dự toán không cân đối giữa chỉ tiêu thuế VAT và thuế TNDN cả hai chỉ tiêu này số hộ kinh doanh phải đồng thời nộp theo tháng, mặt khác một số doanh nghiệp do chi cục thuế quản lý thuộc diện được miễn giảm thuế TNDN theo chính sách. + Chi sự nghiệp kinh tế đạt 103,33% so với dự toán do bổ sung kinh phí chống hạn vụ xuân, phòng dịch lở mồm long móng, kho lạnh bảo quản giống, cúm gia cẩm, lập quy hoạch đất đai, đắp đê, trồng tre chắn sóng, đền bù hoa màu, lấy đất đắp đê, phòng chống lụt bão. Hàng năm căn cứ vào thông tư hướng dẫn việc khóa sổ và lập quyết toán năm của Bộ Tài chính và các chỉ đạo hướng dẫn của Sở Tài chính- Kế hoạch tỉnh Bắc Ninh, phũng Tài chớnh- Kế hoạch Quế Vừ đó cú cỏc văn bản hướng dẫn việc lập quyết toán cho các phòng, ban, cơ quan huyện, các xã, thị trấn; Hướng dẫn cụ thể các yêu cầu mới bổ sung thêm để quyết.
Đó bước đầu phõn định rừ trỏch nhiệm quyền hạn của hội đồng nhõn dõn và uỷ ban nhân dân các cấp, của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, đơn vị trong lĩnh vực ngân sách như: việc quyết định phân bổ dự toán ngân sách và phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách của hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân, trách nhiệm của các cấp các ngành và đơn vị trong tổ chức quản lý khai thác nguồn thu và sử dụng tiết kiệm hiệu quả ngân sách được giao. Hàng năm đều có hướng dẫn cụ thể để điều hành ngân sách chặt chẽ sớm có quy định khoán thu chi NS theo dự toán cho một số đơn vị dự toán có chế độ khuyến khích thưởng vượt thu NS huyện đã mạnh dạn quyết định nhiều chủ trương thể chế hoá thành các quy định về NS nhằm phát triển kinh tế xã hội như hỗ trợ đầu tư nâng cấp xây dựng đường giao thông nông thôn, kiên cố hoá kênh mương chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp trợ giá cây con giống để giúp nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi có hiệu quả hỗ trợ kali ứng dụng kỹ thuật vào nông nghiệp các chính sách về khuyến nông thu hút đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh ;các chính sách về đào tạo thu hút và sử dụng nhân tài đào tạo lại cán bộ cũng như các chính sách xã hội xoá đói giảm nghèo. Huyện đã kiện toàn bộ máy tài chính cấp xã thường xuyên tổ chức mở lớp bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ tài chính cấp xã bổ nhiệm người làm công tác tài chính cấp xã theo đề nghị của cơ sở.Góp phần tích cực để Bắc Ninh là một trong những địa phương hoàn thiện hệ thống ngân sách 4 cấp sớm trong cả nước, góp phần làm lành mạnh hoá các quan hệ tài chính tác động tích cực và phục vụ nhiệm vụ phát triền kinh tế xã hội.
Một số nhiệm vụ chi gắn trực tiếp với quản lý điều hành của cấp huyện nhưng chưa được phân cấp và cân đối vào dự toán giao ngay từ đầu năm đã không phát huy việc chủ động kế hoạch hoá sắp xếp điều hành của cấp huyện gây tràn lan trong thực hiện chi bị động thiếu nguồn thu cho ngân sách cấp trên như đối với nhiệm vụ chi chương trình mục tiêu quốc gia chi các chương trình của tỉnh hỗ trợ kiến thức, kiên cố hoá kênh mương, giao thông nông thôn ,hỗ trợ xây dựng trường học….
Thứ bảy, chấp hành nghiêm chỉnh luật NSNN ở tất cả các cấp ngân sách và các đơn vị dự toán, trong tất cả các khâu từ xây dựng dự toán, phân bổ, phân cấp và điều hành quản lý đến việc thực hiện cấp phát, thanh tra kiểm tra, kiểm toán, quyết toán Ngân sách Huyện; đổi mới cơ cấu ngân sách Huyện, thực hiện thu- chi ngân sách theo đúng Luật. Thực hiện các biện pháp bồi dưỡng các nguồn thu để bù đắp các khoản thu thiếu hụt như tăng cường kiểm tra chống thất thu; tiếp tục tháo gỡ các khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình thực thu pháp luật thuế nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh phát triển tạo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước. Một là, về thu Ngõn sỏch xó, cần phải phõn biệt rừ tớnh chất cỏc khoản thu phát sinh trên địa bàn để áp dụng cơ chế và phương thức quản lý cho phù hợp theo nguyên tắc vừa đảm bảo đúng tính chất của các khoản thu Ngân sách vừa đơn giản thuận lợi cho công tác quản lý, ghi chép sổ sách của cán bộ quản lý Ngân sách xã và Kho bạc nhà nước Huyện.
- Để có hệ thống định mức tiêu chuẩn chi tiêu Ngân sách phù hợp thì cấp Trung ương chỉ ban hành các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức chủ yếu, quan trọng thống nhất trên phạm vi toàn quốc, còn địa phương quyết định mức phân bổ ngân sách cho các đơn vị cấp dưới theo hướng dẫn và cơ sở khung của Trung ương.