MỤC LỤC
Tuyến Bến Thành – Suối Tiên được xác định là tuyến tàu điện ngầm ưu tiên xây dựng đầu tiên trong hệ thống đường sắt đô thị của Tp.Hồ Chí Minh vì nó giữ vai trò rất quan trọng, là tuyến nằm ở cửa ngừ phía Đông Bắc thành phố, nối trung tâm Thành phố với các quận đông dân cư như quận 1, quận Bình Thạnh, quận 2, quận 9, quận Thủ Đức và Trung tâm Đại học Quốc. Đoạn đi cao dài 17,1km: Tuyến vượt đường Nguyễn Hữu Cảnh đi theo rạch Văn Thánh (bờ phía Bắc), đi sát công viên Văn Thánh, vượt đường Điện Biên Phủ, vượt sông Sài Gòn tại khu vực nhà hàng Tân Cảng (cách 40m về phía thượng lưu so với cầu Sài Gòn hiện hữu); sau đó đi tiếp trong hành lang phía bắc xa lộ Hà Nội vượt sông Rạch Chiếc (về phía thượng lưu so với cầu Rạch Chiếc hiện hữu); tiếp tục đi theo hành lang xe điện nằm trong hành lang phía bắc xa lộ Hà Nội.
− Hệ sinh thái ven sông và kênh rạch: thực vật phân bố hai bên kênh rạch và ven sông Sài Gòn thuộc địa phận Thủ Thiêm là các loài Nipa fruiticans, Sonneratia caeseolaris, Polygonum hydropiper, Stenochlaena palustris. − Kiểu sinh thái thổ cư: các loài thực vật phân bố trên đất thổ cư bao gồm các loài cây ăn trái và một số cỏ hoang dại như Glinus oppositifolius, Hibiscus, … đây là các loài ưa Nitrat và chịu tác động thường xuyên của con người.
− Tỷ lệ trẻ em, thiếu niên (dưới 18 tuổi) trong độ tuổi chưa đến trường và độ tuổi đi học chiếm 25,13%, ngoài việc phải chịu tác động tiêu cực chung với gia đình, việc di dời chỗ ở cũng có thể thay đổi môi trường học tập của các em. − Ở thời điểm hiện tại, trình độ văn hóa chuyên môn của người dân bị ảnh hưởng tại quận Bình Thạnh là tương đối thấp, thực tế với trình độ văn hóa này thì nghề nghiệp của họ cũng chỉ là lao động phổ thông, buôn bán nhỏ, hoặc làm dịch vụ không đòi hỏi trình độ chuyên môn. Tại quận 9, qua khảo sát các hộ bị ảnh hưởng (BAH) bởi dự án, tình hình độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập của người dân được thể hiện như sau.
Đây là đội ngũ quan trọng quyết định thu nhập cho cả gia đình, vì vậy đối với những hộ có canh tác nông nghiệp trên khu đất của mình thì đây sẽ là lực lượng lao động chủ yếu, do đó việc thu hồi đất nông nghiệp của những hộ này sẽ làm dư thừa lao động nông nghiệp của địa phương. − Như vậy, với trình độ văn hóa như trên, hầu hết người bị ảnh hưởng khu vực quận 9 chỉ có thể làm việc với những ngành nghề không đòi hỏi chuyên môn cao như lao động phổ thông, buôn bán nhỏ, hoặc làm dịch vụ, nông nghiệp,….
Trong giai đoạn thi công, việc san ủi mặt bằng, thi công đường sắt ngầm, cầu trên cao vượt đường giao thông, cầu vượt sông, rạch, vận chuyển đất đá vật liệu thi công ra vào công trường, chất thải của công nhân xây dựng sẽ tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và xã hội. Trong quá trình xây dựng đường, các thiết bị xây dựng sẽ gây ô nhiễm không khí là: máy đóng cọc, máy nén, búa máy,…Do hầu hết các máy móc thiết bị đều sử dụng xăng hoặc dầu làm nguyên liệu, nên chúng thải ra bụi (TSP), SO2, NOx, Hydrocacbon và Chì vào môi trường không khí. Tuy nhiên, theo các số liệu quan trắc ở nhiều công trường xây dựng ở Việt Nam trong điều kiện khí hậu bình thường tác động ô nhiễm không khí này chỉ có phạm vi cục bộ (chỉ trong vùng công trường) và tạm thời (chỉ trong thời gian xây dựng) (Trung tâm KHCN BVMT – Viện KHCN GTVT, 2006).
Tuy nhiên, ở khu vực đô thị đặc biệt là những nơi thuộc trung tâm thành phố (quận 1, Bình Thạnh), khu vực đông dân cư gần tuyến đường và tại các chùa chiền, nhà thờ, trường học, cơ quan,… nằm trong phạm vi cách nguồn ồn 100 – 300m có khả năng bị ảnh hưởng do ồn. Đa số các cán bộ, công nhân làm việc tại công trường chỉ làm việc vào ban ngày, ban đêm thường về các khu dân cư nằm cách xa công trường hoặc về thành phố cư ngụ, chỉ có một số ít công nhân ở lại bảo vệ nguyên vật liệu và công trường, hoặc vào các thời kì gấp rút mới có các ca làm, nên lượng nước sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày tại công trường được giảm đáng kể, vì vậy lượng nước thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày và mức độ ảnh hưởng của chúng tới môi trường trong khu vực là không lớn. Quá trình hoạt động của tàu điện ngầm trên cao chủ yếu chạy bằng điện nên ít ảnh hưởng đến môi trường mà nguồn gốc gây ô nhiễm chủ yếu là do các hoạt động giao thông ở các trạm lên xuống khách: khí thải từ các hoạt động giao thông vận tải sẽ phát sinh ra một lượng khí thải đáng kể.
Quá trình xây dựng và hoạt động của Dự án có thể gây ra một số tác động tiêu cực tới các điều kiện môi trường nếu không có các biện pháp phối hợp giữa đầu tư xây dựng khai thác công trình giao thông này và kế hoạch tổng thể khống chế tác động ô nhiễm môi trường.
Kế hoạch Quản lý Môi trường được soạn thảo phù hợp với kết quả trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt của Sở Giao thông Công chánh Tp Hồ Chí Minh (nay là Sở Giao thông Vận tải). Luật qui định đầy đủ về bảo vệ môi trường, chính sách, giải pháp và tài nguyên cho công cuộc bảo vệ môi trường; quyền và trách nhiệm của tổ chức, hộ gia đình và từng cá nhân về bảo vệ môi trường. “Luật chi phối quyền và trách nhiệm của Nhà nước như đại diện của chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý về đất đai; quyền và trách nhiệm của người sử dụng đất” (Điều 1).
− Nghị định 81/2007/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 23 tháng 5 năm 2007 qui định tổ chức chuyên nghiệp, các cơ quan liên quan tới bảo vệ môi trường trong khối doanh nghiệp và doanh nghiệp có sở hữu nhà nước. − Thông tư 08/2006/TT-BTNMT ngày 9 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số nội dung của đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
− Cục Bảo vệ Môi trường Việt Nam: cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các hoạt động bảo vệ môi trường trong lĩnh vực thanh tra, giám sát, phòng chống ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường, bảo tồn thiên nhiên, khuyến khích phát triển công nghệ môi trường và nâng cao năng lực cộng đồng. Với mục đích đóng góp cho phát triển bền vững ở khu vực đang phát triển, JBIC khẳng định việc tuân thủ hướng dẫn là người đề xướng dự án tuân thủ thích đáng các cân nhắc về môi trường tự nhiên và xã hội thông qua các giải pháp khác nhau, sao cho ngăn ngừa hoặc giảm thiểu được tác động (tiêu cực) do dự án của JBIC trợ giúp tài chính, gây ra, đến môi trường và cộng đồng địa phương. Hơn nữa, mặc dù các chỉ tiêu chất dinh dưỡng, tổng N và tổng P không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi các hoạt động thi công xây dựng và vận hành của dự án mà chủ yếu là do các hoạt động khu vực dân cư xung quanh dự án, tuy nhiên các giải pháp bảo vệ cũng cần được quan tâm đúng mực ngay từ bây giờ.
Để đạt được mục tiêu phát triển môi trường bền vững, và hiện thực các nội dung đã đề ra trong báo cáo ĐTM, Kế hoạch Quản lý Môi trường riêng của các nhà thầu phải bao gồm các giải pháp giảm thiểu tác động do hoạt động thi công gây nên, và kế hoạch quản lý khu vực thi công. − Chỉ dẫn lập Kế hoạch Quản lý Môi trường cho Nhà thầu sẽ cung cấp chi tiết nội dung, theo đó Nhà thầu (và tất cà các nhà thầu phụ làm việc cho nhà thầu) sẽ thực hiện các giải pháp giảm thiểu được đề nghị và đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường xác định trong qui định pháp luật Việt Nam và các chi tiết kỹ thuật khác. − Một Kế hoạch Kiểm soát và Phòng tránh rò rỉ trong Kế hoạch Quản lý Môi trường Chi tiết sẽ được soạn thảo để xác định các thành phần dự án như khu vực kho, bể chứa có thể thải dầu mỡ hoặc vật liệu nguy hại vào hệ thống thoát hoặc nguồn nước cuối cùng khi bị rò rỉ.
Nhà thầu sẽ thực hiện các giải pháp giảm thiểu cần thiết để tránh các tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh phù hợp với tiêu chuẩn môi trường Việt Nam và hướng dẫn Cân nhắc các vấn đề môi trường tự nhiên và xã hội của JBIC, bao gồm các nội dung mô tả trong bảng sau.