MỤC LỤC
Việc xỏc định kỳ tớnh giỏ thành sẽ giỳp cho kế toỏn xỏc định rừ khoảng thời gian chi phí phát sinh, thời gian tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm để thu thập, cung cấp thông tin cho việc định giá, đánh giá hoạt động sản xuất theo yêu cầu quản lý trong từng thời ký. Việc nhận thức yếu tố chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sẽ giúp cho các nhà quản trị xác định được giá trị nguyên vật liệu cần thiết cho nhu cầu sản xuất trong kỳ đồng thời cũng là cơ sở hoạch định các mặt hàng nguyên vật liệu thiết yếu để Công ty chủ động trong công tác cung ứng vật tư.
Để phục vụ kịp thời cho công tác chế tạo sản phẩm, nguyên vật liệu trực tiếp thường được xuất với khối lượng lớn phù hợp với nhu cầu phối liệu trong sản xuất, kế toán tiến hành tập hợp nguyên vật liệu trực tiếp và làm thủ tục xuất kho hàng ngày,căn cứ vào kế hoạch sản xuất, bài phối liệu nghiền xương, nghiền men hàng ngày của tổ nguyên liệu, thủ kho xuất theo đúng trong đơn phối liệu đã được Quản đốc phân xưởng, Phó giám đốc duyệt cấp, thủ kho tiến hành cân, đong, đo, đếm chính xác và giao cho tổ nguyên liệu. Khi có các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến NVL phát sinh, căn cứ vào phiếu xuất kho (Biểu số 1), kế toỏn vật tư nhập dữ liệu vào mỏy tớnh để theo dừi tỡnh hỡnh nhập, xuất, tồn theo từng loại NVL tại từng kho chứa và theo dừi vật tư cho từng đối tượng thành phẩm, ốp và lát.Theo đó, Công ty không thực hiện việc ghi sổ kế toán. Cuối tháng, căn cứ vào các chứng từ có liên quan (Phiếu xuất kho…), kế toán lập Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ,tập hợp chi phí (Biểu số 3) làm cơ sở để phản ánh vào sổ kế toán CPSX đồng thời kế toán in ra các báo cáo cần thiết hoặc theo yêu cầu của Công ty như: Báo cáo tồn kho, Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn….
Số liệu được tổng hợp vào Nhật ký chung (Biểu số 4), từ đó làm cơ sở lên sổ cái TK 621(Biểu số 5) và Sổ cái các tài khoản liên quan.Cuối kỳ, kế toán tổng hợp sẽ tổng hợp số liệu từ Nhật ký để lập Báo cáo tài chính của Công ty.
Việc tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất, Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm (trả lương khoán sản phẩm), hiện nay Công ty đã xây dựng được một hệ thống đơn giá tiền lương sản xuất 1m3 gạch lát) đó sẽ là căn cứ để tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất ở từng công đoạn cụ thể. Đây là căn cứ để kế toán hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp là một trong những nhân tố quan trọng cấu thành giá thành đơn vị sản phẩm nên việc hạch toán đầy đủ chính xác các khoản lương, thưởng và các khoản trích theo lương của nhân công sản xuất chính góp phần tính được chính xác tỷ trọng của chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm. Xây dựng và thực thi một chính sách lương với hệ thống đơn giá tiền lương cho từng công đoạn sản xuất một cách hợp lý, phù hợp trong từng giai đoạn là một nhiệm vụ quan trọng nhằm khuyến khích sức sáng tạo của toàn thể công nhân viên, bởi chính sách lương, thưởng gắn liền với đời sống của công nhân, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần, sức lực của người lao động.
Từ chứng từ gốc máy tính sẽ tự động lên sổ Nhật ký chung và cuối tháng tổng hợp lên Sổ Cái TK 334, TK 622…Trong tháng, công ty trả lương vào ngày 20 hàng tháng vì thế kế toán thanh toán lập phiếu chi thanh toán lương và các khoản khác cho người lao động đồng thời cập nhật vào chương trình máy tính, làm cơ sở cho việc lên sổ sách kế toán và Báo cáo Tài chính.
Khi có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu, nhân viên thống kê phân xưởng hoặc nhân viên của bộ phận sẽ viết phiếu yêu cầu cấp vật tư (Biểu số10) bao gồm danh mục những vật tư cần lĩnh cụ thể với đầy đủ yêu cầu về số lượng, quy cách phẩm chất. Việc tính toán mức khấu hao được thực hiện tự động theo chương trình của máy tính, hàng tháng mức trích khấu hao được phản ánh vào tệp cơ sở dữ liệu của máy tính, số liệu trên Bảng tính và Phân bổ khấu hao (Biểu số 12) sẽ được tổng hợp lên Nhật ký chung, làm cơ sở để lên các Báo cáo kế toán. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: các khoản chi phí về bảo dưỡng thiết bị, thanh toán cước vận chuyển nguyên vật liệu cho Công ty , vận chuyển phế thải, gom củi đất, chi phí tiền điện nước, chi phí bốc xếp, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa….
- Chi phí bằng tiền khác: bao gồm các khoản chi phí thuốc men, khám chữa bệnh cho nhân viên sản xuất, chi phí dụng cụ nhà ăn, tiền ga, nước uống cho nhân viên, các khoản thanh toán lắp đường ống phụ trợ cho máy, sửa máy….
Số liệu sẽ được chương trình máy tính tổng hợp lên sổ sách kế toán các báo cáo kế toán. Trong quá trình sản xuất, tại Công ty TNHH Vĩnh Phúc nhờ dây chuyền công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại đồng bộ với chu trình sản xuất khép kín, kết thúc mỗi ca làm việc trên dây chuyền không còn sản phẩm dở dang và nếu còn thì buộc số công nhân trong ca phải hoàn tất các công đoạn còn lại để giao ca. Vì vậy, trong quá trình sản xuất tại Công ty sản phẩm dở dang tạo ra hầu như không có.
Do đó, toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh tập hợp được trong quá trình sản xuất của kỳ tính tính giá thành chính là tổng giá thành sản phẩm hoàn thành của kỳ đó.
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tương đối gọn nhẹ, hoàn chỉnh với đội ngũ nhân viên có trình độ cao, nhiệt tình trong công việc… Công tác phân công lao động kế toán hợp lý dựa trên năng lực kinh nghiệm trình độ của mỗi người vì thế. Hơn nữa, thành phẩm sản xuất ra rất đa dạng về kích cỡ, mỗi loại gạch kích cớ khác nhau lại có những hoa văn sắc men khác nhau phù hợp nên kế toán xác định đối tượng tính giá thành là từng loại thành phẩm hoàn thành nhập kho là hoàn toàn hợp lý. Nguyên vật liệu ở Công ty rất nhiều loại từ men, nguyên liệu xương, đất sét, cao lanh…nên để quản lí tốt, bộ phận kế toán mã hoá tên nguyên vật liệu để chương trình máy tính có thể quản lí dễ dàng, tránh trùng lặp và tra cứu được tiện lợi.
Với đặc trưng là một doanh nghiệp sản xuất thì yếu tố TSCĐ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất, việc bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ cần được quan tâm đúng mức đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, sản phẩm sản xuất đạt chất lượng cao.
Thứ hai: Như phần tồn tại đã trình bày là hiện nay Công ty TNHH Vĩnh Phúc không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Điều này đã gây đột biến trong chi phí mỗi khi có phát sinh nghiệp vụ sửa chữa. Để đảm bảo tính chính xác của thông tin kế toán, thì thời gian tới phòng kế toán cần tiến hành điều chỉnh cách hạch toán là trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.
Số tiền trích trước được tính toán như sau: Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ bao gồm cả việc dự toán chi phí và kế hoạch sản xuất sản phẩm được lập bởi phòng kế hoạch – sản xuất của Công ty, kế toán tiến hành phân bổ khoản trích trước cho từng tháng theo sản lượng sản xuất kế hoạch.
Thứ nhất, đối với khoản chi phí nguyên vật liệu: Công ty nên đề ra một mức tiêu hao hợp lý, triệt để giảm phế liệu, tăng cường một số biện pháp quản lý để có thể tránh được sự lãng phí nguyên vật liệu đặc biệt là nguyên vật liệu chính vì đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Để tiến hành giảm thiểu chi phí này đòi hỏi phải nâng cao trình độ của bộ máy quản lý, nhất là quản lý trong các phân xưởng sản xuất, để có bộ máy quản lý được sắp xếp một cách khoa học, làm việc có hiệu quả. - Cải tiến hệ thống dẫn động và điều khiển tốc đọ lò nung số 2 và đạt kết quả tốt, tốc độ lò ổn định, dễ điều khiển, có dự phòng, giảm thời gian dừng lò dẫn đến tiết kiệm điện năng.
- Thực hiện tốt việc lập kế hoạch, chuẩn bị và triển khai công tác bảo dưỡng máy móc thiết bị, nghiêm chỉnh thực hiện đúng kế hoạch bảo dưỡng thiết bị đã được lập ra, tăng cường kiểm tra giám sát công tác bảo dưỡng, sửa chữa đảm bảo chất lượng công việc.