Đánh giá tác động môi trường của Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006 – 2010

MỤC LỤC

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Xây dựng Nghệ An trở thành một trung tâm công nghiệp, du lịch, thương mại, giáo dục, y tế, văn hoá của vùng Bắc Trung Bộ; có hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối hiện đại và đồng bộ; có nền văn hóa lành mạnh và đậm đà bản sắc xứ Nghệ; có nền quốc phòng - an ninh vững mạnh; đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân không ngừng được nâng cao…. Việc phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường và đánh giá tác động của các hoạt động phát triển đến các yếu tố môi trường cụ thể được thực hiện bằng phương pháp chuyên gia, có nghĩa là sử dụng những chuyên gia có kinh nghiệm về lĩnh vực môi trường nào đó, ví dụ: môi trường nước, không khí, đất, sinh vật,.

DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MễI TRƯỜNG Cể THỂ XẢY RA KHI THỰC HIỆN QUY HOẠCH

Nguồn gây tác động

Một số hoá chất bảo vệ thực vật (hoạt chất) được nông dân trong tỉnh sử dụng nhiều là Cypermethrin, Chlorfluazuron, Endosulfan, Monocrotophos, Bordeaux, Hexaconazole, Mancozeb, Propiconazole, trong đó đa số là thuốc nhóm III (ít độc), tuy vậy cũng có những thuốc có độ độc cấp tính cao như Monocrotophos, Endosulfan, Endosulfan hoặc một số hoạt chất khác có thời gian phân huỷ chậm như Mancozeb. + Phát triển khai thác khoáng sản với một số loại hình có tác động tiêu cực rừ rệt đến mụi trường địa lý, địa chất như: khai thỏc vật liệu xõy dựng, khai thác thiếc… xáo trộn các tầng cấu trúc của bề mặt địa hình, làm mất vẻ đẹp cảnh quan của những khu vực khai thác, thay đổi các chu trình chuyển hoá vật chất và năng lượng tự nhiên, đồng thời tạo ra tải lượng chất thải bụi, bùn lớn ở những khu chế biến.

Bảng 3.1: Quy mô diện tích các khu CN, TTCN đến năm 2020
Bảng 3.1: Quy mô diện tích các khu CN, TTCN đến năm 2020

Các đối tượng bị tác động

Như vậy tác động của khu khai thác khoáng sản thiếc tới môi trường nước sụng Hiếu khỏ rừ nột, cần phải cú biện phỏp xử lý nước thải phự hợp tiờu chuẩn trước khi đổ vào sông Nậm Thông (phụ lưu trực tiếp đổ vào sông Hiếu), bảo đảm phát triển bền vững tài nguyên nước sông Hiếu, nguồn cung cấp nước chính cho các huyện Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn và Tân Kỳ. - Khu vực chịu tác động của nuôi trồng thuỷ sản. Vấn đề môi trường của các khu vực nuôi trồng thuỷ sản là một vấn đề lớn ở Nghệ An trong tương lai. Nuôi thuỷ sản thâm canh phát triển sẽ gây sức ép tới môi trường nước rất lớn thể hiện qua các vấn đề: Mở rộng diện tích nuôi tôm, nhất là nuôi tôm trên cát sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm mặn đất và nước dưới đất;. Làm ảnh hưởng chất lượng các bãi tắm của tỉnh như Cửa Lò, Nghi Lộc, Quỳnh Phương..); Các chất thải từ các đầm nuôi tôm gây ô nhiễm trực tiếp cho nguồn nước mặt. Hệ thống đê điều kéo dài dọc sông và nổi cao trên bề mặt địa hình đồng bằng với vật liệu được lấy trong nội đồng nên cũng đã hình thành hệ thống trũng dọc theo các đê, sẽ tạo ra sự gián đoạn trong dòng luân chuyển năng lượng - vật chất của tự nhiên, làm gia tăng mức độ phân hoá giữa các tiểu vùng, gây ảnh hưởng đến chức năng tự làm sạch môi trường của tự nhiên, nhất là đối với các nguồn chất thải. Như đã nêu ở trên, các hoạt động phát triển sẽ gây ra những tác động đến nhiều yếu tố của môi trường tự nhiên, dẫn đến gia tăng các hiện tượng trượt, sụt lở đất, xói lở bờ sông, bờ biển, thay đổi mực nước mặt, nước ngầm, gia tăng xâm nhập mặn…Những hiện tượng này sẽ có tác động đến Đa dạng sinh học của các vùng sinh thái khác nhau (các vùng sinh thái trên cạn, thuỷ sinh và vùng bờ ven biển), dẫn đến suy giảm các sinh cảnh, thành phần loài động, thực vật, gia tăng khả năng di nhập các loài sinh vật ngoại lai.

Đánh giá tổng hợp xu hướng biến đổi của các yếu tố môi trường bằng phương pháp ma trận

Cần lưu ý rằng: Trong phương pháp đánh giá tác động môi trường, thông thường để đánh giá các tác động của các hoạt động phát triển, đặc biệt là các tác động xấu đến môi trường, cần đưa ra giả định: Quy hoạch sẽ được triển khai thực hiện trong trường hợp không có những biện pháp giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường của các hoạt động phát triển. Sau đó thành lập ma trận đánh giá xu hướng biến đổi xấu trên cơ sở sử dụng số liệu của ma trận lược duyệt (bảng 3.15) nhân với hệ số tầm quan trọng của hoạt động phát triển đã gây nên xu hướng biến đổi tiêu cực (bảng 3.12) và sau đó tiếp tục nhân với cấp mức độ chịu tác động tích luỹ của yếu tố môi trường (bảng 3.14). Tuy nhiên, kết quả đánh giá cũng cho thấy, những tác động xấu này là không nhiều, chỉ xảy ra đối với môi trường nước các thành phần môi trường sinh học khi triển khai những hoạt động phát triển có quy mô không gian lớn như: xây dựng hồ chứa thủy điện, phát triển giao thông… Mặt khác, quy hoạch phát triển về cơ bản đã tạo nên sự phát triển kinh tế - xã hội, gây tác động tích cực đến cuộc sống của người dân, tuy rằng sự phát triển này không thể tránh khỏi những tác động tiêu cực nhỏ đến sản xuất và đời sống của cộng đồng, điều đó có nghĩa là dự án QHTTPTKTXH tỉnh Nghệ An đến năm 2020 là một dự án có tính ưu việt, khả thi và đảm bảo cho sự phát triển của tỉnh theo hướng bền vững.

Bảng 3.12: Tầm quan trọng của hoạt động phát triển (hđpt)
Bảng 3.12: Tầm quan trọng của hoạt động phát triển (hđpt)

Đặc điểm xu hướng biến đổi của các yếu tố môi trường bị tác động bởi các hoạt động phát triển

Việc đẩy mạnh khai thác gắn liền với chế biến khoáng sản (khai thác và chế biến thiếc ở mức 1.300-1.500 tấn/năm, nâng công suất và xây dựng thêm một số nhà máy khai thác và chế biến đá trắng giai đoạn 2010-2020 đạt sản lượng 3 triệu tấn/năm) sẽ gây nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, làm thu hẹp đáng kể diện tích đất nông - lâm nghiệp và ảnh hưởng đến sản xuất như: chiếm dụng đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp để làm khai trường. + Việc phát triển công nghiệp, đô thị, các hoạt động dịch vụ như du lịch sẽ làm gia tăng chất thải ra môi trường, đặc biệt việc gia tăng sử dụng phân bón, HCBVTV trong sản xuất nông nghiệp (theo quy hoạch đến năm 2020 lượng phân bón sẽ được sử dụng là 66.000 tấn với dư lượng xấp xỉ 40.000 tấn, lượng HCBVTV được sử dụng là 173 tấn với dư lượng xấp xỉ 86 tấn) sẽ làm gia tăng ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường đất và môi trường nước, gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đến sản phẩm nông nghiệp sạch và công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Để giảm thiểu chất thải đòi hỏi các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp phải đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại hơn, đặc biệt phải đầu tư vào công nghệ xử lý các chất thải, trong đó phải kể đến một số nhà máy có nguy cơ gây ô nhiễm cao như nhiệt điện, sản xuất xi măng, giấy và bột giấy, sô đa, chế biến hải sản..Như vậy, do đầu tư lớn vào các hệ thống xử lý chất thải sẽ dẫn đến tăng chi phí sản xuất, giảm lợi nhuận thực tế của ngành công nghiệp.

Đề xuất các phương hướng, giải pháp tổng thể giải quyết các vấn đề môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch

Bên cạnh đó, việc giám sát môi trường cần tổ chức thực hiện phù hợp theo các nhóm, ngành hoặc lĩnh vực có độ nhạy cảm khác nhau về môi trường như sản xuất công nghiệp, chế biến lương thực, thực phẩm, hoạt động du lịch, dịch vụ nhằm kiểm soát được ô nhiễm và đưa ra những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm phù hợp. Đảm bảo đồng thời đạt 3 mục tiêu kinh tế - xã hội và môi trường trong phát triển; đảm bảo môi trường sạch cho cả khu vực đô thị và nông thôn; các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường; thu gom, xử lý toàn bộ chất thải các loại; phủ xanh đất trống đồi trọc, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng lên 60% vào năm 2020. Các quan điểm và mục tiêu bảo vệ môi trường này phù hợp với quan điểm, mục tiêu bảo vệ môi trường đã được đề ra trong các văn bản quan trọng nhất của Đảng và Nhà nước như: Chỉ thị 36/CT-TW về công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghịêp hoá, hiện đại hoá; Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2003.

Mức độ tác động xấu đối với môi trường

Đối với môi trường đô thị, vấn đề ô nhiễm do bụi giao thông cũng cần phải được đặt ra trong các phương án bảo vệ môi trường như: cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, dùng các nhiên liệu ít ô nhiễm môi trường. Để khắc phục và giảm thiểu những tác động này cần thiết phải thực hiện các giải pháp được đề xuất trong luận văn, đặc biệt là những giải pháp liên quan đến quản lý và xử lý các chất thải ra môi trường do các hoạt động phát triển gây nên. Dựa trên những căn cứ về kết quả đánh giá tác động môi trường của “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020” có thể thấy rằng các mục tiêu phát triển và các hoạt động phát triển được đề xuất trong quy hoạch đáp ứng được những yêu cầu của phát triển bền vững, gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.

Một số kiến nghị khác

Các hoạt động phát triển gây tác động xấu ở mức độ trung bình gồm: phát triển hệ thống khai thác nước (hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi), nhiệt điện, cơ khí, hoá dầu, nuôi trồng thuỷ sản, thương mại cửa khẩu, gia tăng dân số thành thị. Những tác động xấu này xảy ra trong quá trình thực hiện quy hoạch, tuy nhiên do quy hoạch được thực hiện cho đến năm 2020 nên về thời gian gây tác động là tương đối dài. Mặt khác, tỉnh phải đặc biệt chú trọng nâng cao năng lực quản lý môi trường cho các cơ quan quản lý theo chức năng, cụ thể là phải tăng cường lực lượng cán bộ có trình độ quản lý tốt và cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho công tác giám sát môi trường.