MỤC LỤC
Khi kể tới các loại tổn thất thủy lực của dòng chất lỏng qua bánh công tác, các loại tổn thất này đều tỷ lệ với bình phương của vận tốc, nghĩa là cũng tỷ lệ với bình phương của lưu lượng thì đường đặc tính trở thành một đường cong bậc hai A”D”. Đường đặc tính tổng hợp của bơm chính là đường biểu diễn quan hệ Q- H với các số vòng quay thay đổi, trên đó có các điểm làm việc cùng hiệu suất nối với nhau thành những đường cong gọi là những đường cùng hiệu suất.
- Điều chỉnh đường đặc tính lưới: Thay đổi đường kính ống dẫn, thay đổi vận tốc v của dòng chảy, thay đổi độ nhớt υ của chất lỏng bơm, giảm hoặc tăng tổn thất cục bộ…. - Điều chỉnh đường đặc tính của máy bơm: Thay đổi tốc độ vòng quay máy bơm (nếu dẫn động bằng động cơ điện thì điều chỉnh các biến trở lắp trên cuộn Stator, nếu dẫn động bằng động cơ Diezen thì thay đổi chế độ nạp nguyên liệu cho động cơ hoặc lắp thêm biến tốc giữa động cơ và máy bơm), thay đổi số tầng bơm đối với bơm nhiều cấp…. Nội dung của phương pháp này là tạo nên sự thay đổi đường đặc tính lưới bằng cách điều chỉnh (đóng hoặc mở) khóa ở ống đẩy để thay đổi lưu lượng của hệ thống ( không điều chỉnh bằng khóa ở ống hút vì có thể gây hiện tượng xâm thực máy bơm).
Khi đóng bớt khóa lại thì tổn thất khóa sẽ tăng lên (ξA →ξB), lưu lượng của hệ thống giảm đi, nghĩa là đường đặc tính lưới sẽ thay đổi, dốc hơn, trong khi đó đường đặc tính bơm vẫn không thay đổi, điểm làm việc chuyển từ A đến B (H Q ). Phương pháp điều chỉnh này đơn giản, thuận tiện nhưng không tinh tế vì sẽ gây nên tổn thất ở khóa khi điều chỉnh và chỉ điều chỉnh được trong những phạm vi hạn chế.
Điểm T (điểm cao nhất) gọi là điểm giới hạn chia đường đặc tính bơm ra hai khu vực, đoạn đường đặc tính bên phải điểm T bao gồm các điểm làm việc luôn ổn định, gọi là khu vực làm việc ổn định của bơm. Còn đoạn đường đặc tính bên trái điểm T tùy theo vị trí của đường đặc tính lưới (hệ thống) bơm có thể làm việc không ổn định, gọi là khu vực làm việc không ổn định của bơm. Giả sử bơm đang làm việc ở chế độ A(HA,QB), nếu có một nguyên nhân nào đó làm mất trạng thái làm việc cân bằng của bơm trong hệ thống, ví dụ cột áp tĩnh của bơm.
Phần năng lượng dư ∆H trong hệ thống làm tăng động năng của toàn bộ khối chất lỏng trong hệ thống, vận tốc dòng chảy tăng, lưu lượng tăng và như vậy bơm không thể trở về trạng thái làm việc cân bằng ở điểm B được. Đối với các bơm quan trọng như bơm cao áp yêu cầu về đường đặc tính của bơm là không có vùng không ổn định, tức là yêu cầu đường đặc tính có dạng dốc hoặc thoải.
Điều kiện để các bơm ghép nối tiếp làm việc bình thường trong hệ thống là các bơm ghép phải có cùng lưu lượng. Cột áp làm việc của hệ thống có nối tiếp bơm khi Q = const bằng tổng cột áp của các bơm ghép. - Khi ghép nối tiếp nên chọn bơm và hệ thống có đường dốc nhiều mới có hiệu quả cao, vì thay đổi lưu lượng ít đã tăng được cột áp theo yêu cầu.
- Khi ghép hai bơm nối tiếp nhau cần chú ý là một trong hai bơm phải làm việc với áp suất cao hơn bơm còn lại, vì vậy nếu không đủ độ bền bơm sẽ hỏng. - Việc ghép bơm nối tiếp trong một hệ thống là tương đối phức tạp không thuận tiện và kinh tế bằng chọn một bơm khác có đủ cột áp yêu cầu để làm việc trong hệ thống.
Trên các giàn cố định MPS, dầu thô sau khai thác lên từ các giếng khai thác sẽ được thu gom bằng hệ thống đường ống tới các bình tách cao áp sau đó được đưa đến bình tách thấp áp, tại các bình tách này dầu được xử lý sơ bộ để tách nước và tách khí. Khí từ bình tách cao áp được đưa vào hệ thống thu gom khí chung của toàn mỏ, còn dầu sau khi qua bình tách được đưa vào hệ thống các bình chứa trên giàn, cuối cùng được bơm vào đường ống thu gom dầu chung của toàn mỏ. Trên các giàn cố định có bố trí rất nhiều các loại máy bơm ly tâm để bơm vận chuyển dầu khí.
- Đảm bảo quá trình khai thác được liên tục, nếu máy bơm đang làm việc bị hỏng và không làm việc và một máy bơm để dự phòng vào làm việc thay thế máy bơm hỏng. - Khi lượng dầu khai thác lên lớn hoặc lượng dầu trong các bình chứa vượt quá giới hạn cho phép thì ta có thể cho cả hai máy bơm cùng làm việc khi đó có thể giảm nhanh chóng lượng dầu trong các bình chứa.
Bao gồm bơm và phần động cơ điện được lắp trên một giá chung, giữa trục bơm và động cơ được nối với nhau bởi khớp nối.
Chiều quay của Roto là chiều ngược chiều kim đồng hồ ( nhìn từ phía động cơ). Bánh công tác thứ nhất có hai cửa vào, còn bốn bánh công tác tiếp theo được chia thành hai nhóm đối xứng nhau. Do sự cấu tạo của Roto cho phép bơm khi làm việc khử được lực dọc trục.
Khớp nối có nhiều loại khác nhau như: Dạng bánh răng, loại khớp nối mềm… tuy nhiên người ta hay sử dụng loại khớp nối mềm vì loại này có hiêu quả cao hơn các loại khác. Khớp nối có chức năng truyền mô men xoắn giữa các trục quay của động cơ và trục bơm, dung hoà sự chuyển dịch tất yếu của hai trục quay. Mỗi bộ làm kín đôi gồm hai phần là hai mặt bịt kín, mặt “ chính” hay mặt trong hướng vào sản phẩm bơm đi, và mặt “phụ” hay mặt ngoài hướng ra “ không khí”.
Trong điều kiện vận hành bình thường, sản phẩm bơm đi được mặt bịt kín chính giữ lại bên trong bơm, mặt phụ giữ vai trò dự phòng giúp bơm tiếp tục hoạt động khi mặt chính bị hư hỏng. + Chất lỏng đệm ở hai đầu ổ đỡ được làm mát kiểu “ Fin” giảm nhiệt từ bộ làm kín vào chúng, chất lỏng đệm được bơm tuần hoàn qua bộ làn kín tới hệ thống làm mát ( thường có dạng trụ và trên đó có các cánh tản nhiệt) sau khi làm mát lại ngược trở về.
- Ngắt điện vào động cơ để tránh va đập và dòng hồi ngược làm hỏng cánh bơm và van ngược. - Khi dừng máy bơm trong khoảng thời gian dài, với chất lỏng dễ đông đặc và kết tinh, ta cần phải tháo hết chất lỏng ra khỏi bơm và thay vào đó một chất lỏng ( có thể là sản phẩm của dầu mỏ ) không đông đặc hoặc dùng hóa chất ngăn ngừa sự đông đặc của chất lỏng bơm, sự lắng đọng của các tinh thể hoặc chất cặn bã trong bơm.
- Tải của động cơ máy bơm, cường độ dòng điện toàn tải không được vượt quá giới hạn ghi trên vở động cơ. Ta phải tắt ngay bơm nếu các rung động vượt quá giới hạn cho phép. Nếu có sự chênh áp cao, vượt quá giới hạn cho phép phải tắt bơm và kiểm tra phin lọc.
- Sự thay đổi đặc tính của dầu thô như: nhiệt độ, tỷ trọng, chất lượng dầu… sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các thông số làm việc của bơm. Cần đặc biệt chú ý tới sự rò rỉ tại các bộ phận làm kín của động cơ.
Khi xảy ra các sự cố, chúng ta phải tiến hành dừng bơm để xác định nguyên nhân và tim biện pháp khắc phục. - Hiệu điện thế thấp - Cầu dao chính bị ngắt - Tín hiệu báo động trên bảng điều khiển không cho khởi động. - Kiểm tra nguyên nhân để khắc phục và đóng cầu dao - Kiểm tra nguyên nhân và khởi động lại bảng điều khiển - Kiểm tra nguồn cung cấp và tìm biện pháp khắc phục - Kiểm tra thiết bị khởi động, sửa chữa và thay mới nếu cần.
- Tháo khớp nối và kiểm tra từng phần, sửa chữa nếu cần 4 Bơm quay ngược - Van ngược ở đầu ra bị. - Cân chỉnh lại khớp nối - Điều chỉnh lại mức dầu - Sử dụng loại nhớt theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất - Tháo nửa vỏ đệm phía trên và kiểm tra khe hở bù mòn, tháo cơ phận quay và thay phần bị mòn.
Bị ăn mòn ngắn hạn, có vết rỗ do ôxy hóa hoặc vật liệu bị mòn. - Vật liệu chế tạo không tương thích với sản phẩm - Chất lỏng bơm có chứa chất ăn mòn. LAU SẠCH BỤI DẦU MỠ CHUYỂN MÁY ĐỂ SỬA CHỮA THÁO MÁY THÀNH BỘ PHẬN.
CHI TIẾT CẦN PHẢI PHỤC HỒI VÀ SỬA CHỮA KIỂM TRA VÀ PHÂN LOẠI CHI TIẾT LẬP BẢNG THỐNG KÊ KHUYẾT TẬT. Quy trình công nghệ sửa chữa một số chi tiết quan trọng của bơm Sulzer.