Ứng dụng công nghệ Web GIS giám sát ô nhiễm không khí tại Khu công nghiệp tập trung Lê Minh Xuân

MỤC LỤC

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

THU THẬP VÀ CHIA SẺ THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG 1. Hệ thống thông tin môi trường (HTTTMT)

Khu kinh tế, KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu du lịch và khu vui chơi giải trí tập trung (trong Luật này gọi chung là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung) phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:. a) Tuân thủ quy hoạch phát triển tổng thể đã được phê duyệt;. b) Quy hoạch, bố trí các khu chức năng, loại hình hoạt động phải gắn với bảo vệ môi trường;. c) Thực hiện đầy đủ, đúng các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt;. d) Có đầy đủ các thiết bị, dụng cụ thu gom, tập trung chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại và đáp ứng các yêu cầu tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại nguồn từ các cơ sở trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;. đ) Có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung, hệ thống xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường và được vận hành thường xuyên;. e) Đáp ứng các yêu cầu về cảnh quan môi trường, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và người lao động;. g) Có hệ thống quan trắc môi trường;. h) Có bộ phận chuyên môn đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp có nguy cơ gây tác hại đối với môi trường phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên. Việc triển khai các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bên trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung chỉ được thực hiện sau khi đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận. Bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có nhiệm vụ sau đây:. a) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở, dự án đầu tư bên trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;. b) Quản lý hệ thống thu gom, tập trung chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại; hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung và hệ thống xử lý khí thải;. c) Tổ chức quan trắc, đánh giá hiện trạng môi trường, tổng hợp, xây dựng báo cáo môi trường và định kỳ báo cáo cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh;. d) Tư vấn cho ban quản lý giải quyết tranh chấp liên quan đến môi trường giữa các dự án trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung. Trong nghị định này Điều 6 về “Số hoỏ thụng tin và lưu trữ dữ liệu” cú quy định rừ cơ quan nhà nước (ở đây là phòng môi trường ở các KCN) có kế hoạch số hóa những nguồn thông tin chưa ở dạng số theo thứ tự ưu tiên về thời gian và tầm quan trọng tùy thuộc vào tình hình thực tế của ngành hoặc địa phương mình. Ngoài ra trong Điều 7. “Chia sẻ thụng tin số” cũng quy định rừ:. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm ban hành quy chế về chia sẻ thông tin số nhằm bảo đảm sử dụng chung thông tin về quản lý, điều hành, phối hợp công tác và những thông tin khác một cách đồng bộ, thông suốt giữa các cơ quan nhà nước. Quy chế về chia sẻ thông tin số giữa các cơ quan nhà nước cần thực hiện theo các nguyên tắc chính sau:. a) Bảo đảm các yêu cầu về an toàn thông tin theo quy định của Điều 41 Nghị định này;. b) Đồng bộ với quy chế về xây dựng, quản lý, khai thác, bảo vệ và duy trì cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;. c) Không thu thập lại những thông tin số đã được cơ quan nhà nước khác cung cấp, chia sẻ nếu nội dung thông tin số đó là chính xác, đáng tin cậy, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;. d) Bảo vệ bí mật cá nhân, quyền sở hữu trí tuệ. Như vậy các cơ quan này phải bố trí nhân lực và tài lực để đầu tư cho việc thu thập, số hóa dữ liệu và liên kết chúng lại để hình thành một hệ thống đồng bộ về mặt dữ liệu số. Trên cơ sở đó việc quản lý, truy cập và sử dụng thông tin môi trường sẽ thuện lợi và nhanh chóng hơn rất nhiều. Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường ngành, Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường địa phương. Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường ngành là tập hợp toàn bộ các dữ liệu về tài nguyên và môi trường thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các dữ liệu về tài nguyên và môi trường có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Cơ quan chuyên môn thu thập, quản lý, cập nhật, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường ngành. Các tổ chức, đơn vị thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường địa phương có trách nhiệm cung cấp dữ liệu cho Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường ngành theo quy định. Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường địa phương là tập hợp toàn bộ các dữ liệu về tài nguyên và môi trường được thu thập trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các dữ liệu về tài nguyên và môi trường có liên quan đến công tác quản. lý nhà nước, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại địa phương. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Công nghệ thông tin thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị trực thuộc xây dựng, quản lý, lưu trữ, cập nhật, khai thác và sử dụng hiệu quả Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường địa phương. Các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có dữ liệu về tài nguyên và môi trường có trách nhiệm cung cấp dữ liệu cho Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường địa phương. Quy định về cung cấp dữ liệu giữa các Cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường. Trách nhiệm cung cấp dữ liệu:. a) Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường ngành, Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường địa phương có trách nhiệm cung cấp Danh mục dữ liệu và dữ liệu đã được xử lý cho các Cơ sở dữ liệu thành phần về tài nguyên và môi trường quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư này. Dữ liệu cung cấp cho Cơ sở dữ liệu thành phần về tài nguyên và môi trường phải là bản chính, bản gốc tài liệu, mẫu vật, số liệu. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu thành phần về tài nguyên và môi trường có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý, số hóa các dữ liệu do mình thu thập được và dữ liệu do các Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường ngành, Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường địa phương cung cấp để tích hợp vào Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường quốc gia theo quy định của Quy chế cung cấp dữ liệu, xây dựng, quản lý, cập nhật, khai thác và bảo trì Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường quốc gia;. b) Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường ngành, Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường địa phương có trách nhiệm cung cấp Danh mục dữ liệu và dữ liệu đã được xử lý có liên quan đến lĩnh vực Bộ, ngành khác phụ trách cho Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường của Bộ, ngành đó;. c) Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường ngành có trách nhiệm cung cấp Danh mục dữ liệu và dữ liệu đã được xử lý, được thu thập hoặc có liên quan đến phạm vi quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường của địa phương đó;. d) Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường của địa phương có ranh giới tiếp giáp với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm cung cấp Danh mục dữ liệu cho Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường của địa phương giáp ranh đó.

Hình  2-1 Sơ đồ hệ thống thông tin môi trường ở Mỹ
Hình 2-1 Sơ đồ hệ thống thông tin môi trường ở Mỹ

MÔ HÌNH TOÁN ĐƯỢC LỰA CHỌN

Đây chính là lý do khách quan phải tiếp tục nâng cao, mở rộng các hệ thống thông tin môi trường đang tồn tại cũng như xây dựng thêm các hệ thống thông tin mới nhiều mục tiêu mức độ toàn cầu có khả năng hỗ trợ giải quyết các bài toán do thực tiễn đặt ra: từ những vấn đề mang tính chất tra cứu đến những vấn đề thu thập tự động và biểu diễn thông tin, quản lý, thiết kế, mô phỏng và dự báo các quá trình khác nhau. Các nghiên cứu trong mấy chục năm qua trong lĩnh vực này cho thấy: các khó khăn chính khi mô phỏng ô nhiễm không khí là phải biết cách tham số hóa các tham số khí tượng (sự phân bố của gió và nhiệt độ trong lớp biên của khí quyển, sự mô tả các quá trình khuếch tán và bức xạ mặt trời), cần phải lưu ý đến các yếu tố liên quan tới bản chất của các chất ô nhiễm: sự nóng lên của các chất được thải ra, sự chuyển hóa do kết quả của các phản ứng hóa học.

Hình  2-4 Sơ đồ khuếch tán luồng khí thải dọc theo chiều gió
Hình 2-4 Sơ đồ khuếch tán luồng khí thải dọc theo chiều gió

CÔNG NGHỆ WEBGIS 1. Định nghĩa

Các dữ liệu này được quản trị bởi các hệ quản trị CSDL như ORACLE, MS SQL SERVER, ESRI SDE, POSGRESQL,…hoặc là các file dữ liệu dạng flash như shapefile, tab, XML,…Các dữ liệu này được thiết kế, cài đặt và xây dựng tùy từng quy trình đặc thù của cá thể hay tổ chức. Kiến trúc 3-tier là kiến trúc phổ cập nhất cho một ứng dụng web, tuy nhiên trong thực tế để giải quyết các vấn đề chúng ta đòi hỏi phải kết nối, trao đổi nhiều thành phần của hệ thống lại với nhau hoặc giữa các hệ thống lại với nhau để có thể đưa cho client những thông tin hữu dụng nhất.

Hình  2-10 Kiến trúc n-tier tương tác lẫn nhau trong hệ thống
Hình 2-10 Kiến trúc n-tier tương tác lẫn nhau trong hệ thống

NGHIÊN CỨU TRONG NGOÀI NƯỚC LIÊN QUAN 1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Từ “cái chết đột ngột từ cây sồi”, những nhà quản lý môi trường địa phương đã tạo ra một công cụ giám sát môi trường hiệu quả trên nền công nghệ WebGis để thu thập các thông tin các loại cây sồi được cho là có liên quan mật thiết đến việc gây chết hàng lọat các lạoi cây khác cũng như động vật hoang dã và đe doa nghiêm trọng đến hệ sinh thái ven biển ở bang California [16]. Thông qua việc chuẩn hóa và tích hợp dữ liệu về tính chất và các thuộc tính của nhiều loại đất khác nhau trong vùng, tác giả đã sử dụng phần mềm ArcIMS (Inc ESRI, Redlands, CA) đã được mở rộng bằng cách sử dụng một MSAccess cơ sở dữ liệu, Java, Visual Basic và các hoạt động máy chủ trang để tùy chỉnh các ứng dụng, bổ sung điểm quan sát với các lớp GIS như loại đất, địa chất, lọai hình sử dụng đất, và cung cấp các yêu cầu tìm kiếm, lựa chọn bản đồ, và chức năng chuyển hướng cho những người sử dụng thông qua dịch vụ cho một máy chủ.