Ngôi kể và điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

MỤC LỤC

PHẦN NỘI DUNG

NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ

  • Ngôi kể và điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư .1 Người kể chuyện lộ diện trực tiếp ở ngôi thứ nhất với điểm nhìn bên

    Nhà văn Gorki khẳng định: “Trong tiểu thuyết, trong truyện ngắn, những con người được tác giả thể hiện đều hành động với sự giúp đỡ của tác giả; tác giả luôn bờn cạnh họ, tỏc giả mỏch cho người đọc hiểu rừ cần phải hiểu như thế nào, giải thích cho người đọc hiểu những ý nghĩa thầm kín, những động cơ bí ẩn ở phía sau những hành động của các nhân vật được miêu tả”. Nhưng đó chỉ là những phút giây ngắn ngủi, ngay khi gặp người khác, ngay khi có thể nhìn thấy hình bóng mình ở đâu đó thì sự già nua hiện hỡnh rất rừ, nờn nhõn vật càng thấy thấm thớa nỗi đau hơn: “Nhưng tụi đó không giữ tay em được lâu, vì khi rình bắt con chuồn chuồn gần cái ao nhỏ sắp cạn nước bên bờ ruộng, tôi đã thấy lại mái tóc trắng xóa của mình…vì chỉ cần chút nữa, gặp người đời, tôi sẽ thấy lại tuổi sáu mươi chín của mình trong.

    NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN VÀ KẾT CẤU TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ

    • Tổ chức cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
      • Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Không phải ngẫu nhiên một nhà văn trẻ tuổi và trẻ nghề như Nguyễn
        • Nghệ thuật tổ chức kết cấu

          Trong Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên cũng viết: “Hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc loại hình tự sự và kịch… Có thể tìm thấy qua một cốt truyện hai phương diện gắn bó hữu cơ: một mặt, cốt truyện là một phương diện bộc lộ nhân vật, nhờ cốt truyện, nhà văn thể hiện sự tác động qua lại giữa các tính cách nhân vật; mặt khác, cốt truyện còn là phương tiện để nhà văn tái hiện các xung đột xã hội” [13; 99,100]. Chất liệu cơ bản để tạo thành một cốt truyện chính là các sự kiện - những việc có tác động và ảnh hưởng đáng kể đến số phận và tính cách của nhân vật (những sự kiện lớn có thể tạo thành những bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời nhân vật thường được gọi là các biến cố; còn những yếu tố cụ thể tạo thành sự kiện được gọi là các tình tiết). Bởi thế, tác giả Bùi Việt Thắng trong cuốn sách “Truyện ngắn - những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại” đã khẳng định: “Cốt truyện là một hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ của chúng nhằm sáng tỏ chủ đề tư tưởng tác phẩm” [27,70].

          Chị viết về những điều bình thường trong cuộc sống của những con người nơi cực Nam của Tổ quốc, viết về những nỗi đau âm thầm, dai dẳng…Truyện ngắn của chị với những kiểu cốt truyện vừa quen thuộc vừa hiện đại đã giúp chị tái hiện và phản ánh những mâu thuẫn, xung đột, giằng xé trong cuộc đời thực một cách thấm thía nhất, xúc động nhất. Trong Giáo trình lý luận văn học (Hà Minh Đức chủ biên, NXB Giáo dục, H, 2008) định nghĩa về kết cấu: “…các tác phẩm văn học không chỉ khác nhau về chất liệu hiện thực (với thơ, đó là hệ thống cảm xúc và suy nghĩ, là hình ảnh, hình tượng thơ; với văn xuôi và kịch, đó là hệ thống sự kiện, hệ thống tính cách,…), mà còn khác nhau về cách bố trí, sắp xếp, tổ chức sự xuất hiện của các chất liệu hiện thực đó trong tác phẩm, khác nhau về cách bố cục tác phẩm (với thơ, đó là cách cấu tạo các câu thơ, khổ thơ, đoạn thơ,…; với văn xuôi và kịch, đó là cách dựng các lớp, cảnh, chương, phần, tập,…)…Tóm lại, kết cấu là sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục của tác phẩm, là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan và theo một chiều hướng tư tưởng nhất định”. Ngoài ra, kết cấu còn bố trí, sắp xếp sự xuất hiện một cách hợp lý của các yếu tố ngoài cốt truyện như: lời nói đầu và lời nói cuối của tác giả, những đoạn bình luận trữ tình ngoại đề, những đoạn phụ đề, những bức tranh phong cảnh,..Có thể nói, kết cấu góp phần đặc biệt quan trọng tạo ra tính toàn vẹn của tác phẩm như là một hiện tượng thẩm mĩ.

          Kết cấu của một tác phẩm không chỉ bao hàm việc sắp đặt một bố cục các tình tiết, sự kiện “mà còn bao hàm cả việc sử dụng và tổ chức, phối hợp các kĩ thuật trần thuật để tạo nên một công trình nghệ thuật nhân tạo mang dấu ấn của sáng tạo nghệ thuật của nghệ sĩ” (Phạm Xuân Thạch, Truyện ngắn Thạch Lam dưới ánh sáng trần thuật học). Một trong những đặc điểm nghệ thuật nổi bật của Nguyễn Ngọc Tư, thu hút đông đảo người đọc, đó chính là những yếu tố nằm ngoài cốt truyện, mà chủ yếu là những yếu tố thuộc về thi pháp hình thức độc đáo như cách đặt tên tác phẩm, tên nhân vật, lời đề từ, đề tặng, những đoạn trữ tình ngoại đề, hình thức trình bày tác phẩm,…Một trong những yếu tố để lại hiệu quả nghệ thuật và ấn tượng sâu sắc cho nhiều truyện ngắn của nhà văn đất Mũi là việc sử dụng lời đề từ ở đầu truyện.

          NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ

          • Ngôn ngữ trần thuật

            Nguyễn Minh Châu đã từng ví nhà văn như một người thợ thủ công: “bằng một cách thức tài nghệ phù hợp riêng biệt của mình, phải đập từng chữ ra để tìm cho được cái nghĩa nguyên thủy của nó, rồi lại bằng một cách thức riêng biệt không có ai giống ai và không thể bắt chước được, đem ghép những con chữ ấy lại với nhau thành câu, thành đoạn, thành chương, cuối cùng trở thành một thứ có cả thể xác và tâm hồn: một tác phẩm văn học” và cũng theo Nguyễn Minh Châu thì: “Viết văn là đem đến cho tâm hồn người ta đồng thời sự yên ổn và không yên ổn, cùng một lúc vừa cởi giải vừa gây băn khoăn, thắc mắc…chuỗi quá trình ấy…diễn ra liên tục thông qua…vẻ đẹp của ngôn ngữ”. Có thể thấy, một trong những cách tân của văn xuôi Việt Nam đương đại là sự đổi mới ngôn ngữ với sự xuất hiện một loạt các cây bút với nhiều phong cách mới và đa dạng như: Nguyễn Huy Thiệp, Đỗ Bích Thúy, Phạm Thị Hoài, Y Ban,…Không màu mè, không làm duyên làm dáng, Nguyễn Ngọc Tư có một lối viết văn giản dị, tự nhiên. Thái Phan Vàng Anh trong bài Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn đương đại đã khẳng định: “Truyện ngắn Việt Nam đương đại không còn mang tính chất một giọng, đơn bè, như các thời kỳ trước…khảo sát tính chất đối thoại trong ngôn ngữ trần thuật hay lời nửa trực tiếp (phát ngôn đồng thời của người trần thuật và nhõn vật) cú thể thấy rừ tớnh chất đa thanh của ngụn ngữ trần thuật trong truyện ngắn thời kỳ này” [5, 4].

            Có kiểu đối thoại theo hình thức phân vai, có kiểu lời đối thoại được nhấn mạnh nhờ những chỉ dẫn của người trần thuật nhằm giản lược hoạt động giao tiếp,…Tuy nhiên, người trần thuật vẫn có thể biến lời thoại của nhân vật thành lời của bản thân. Có thể thấy, chịu sự chi phối từ cách lựa chọn đối tượng phản ánh và cảm hứng sáng tạo của nhà văn, ẩn sau mỗi lời thoại của chị (dù của nhân vật hay của người dẫn truyện) là những tâm tình kín đáo, những dằn vặt nội tâm sâu sắc, mang tính nhân văn cao cả. Nếu lời gián tiếp là lời trần thuật ngôi thứ ba kể về đối tượng, lời trực tiếp là lời nhân vật được truyền đạt thông qua độc thoại và đối thoại thì lời nửa trực tiếp là kiểu nói kết hợp đồng thời hình thức phát ngôn gián tiếp (bởi người trần thuật) và trực tiếp (bởi nhân vật).

            Đó là lời nói đầy yêu thương mà người trần thuật chỉ có thể có được từ ngôn ngữ độc thoại của trái tim người mẹ: “Có nên nói hay không lời xưa rày má thường dạy thằng con trai lớn, rằng sống trên đời, thấy phải thì làm, mà làm cũng đừng nghĩ sẽ được đáp đền xứng đáng, vì có những thứ quý giá lắm, chẳng gì bù đắp được đâu” (Qua cầu nhớ người). Với tấm lòng của một người ăn cơm nông dân, tắm nước sông và nghĩ về nông thôn với tất cả sự thuần hậu yêu thương, Nguyễn Ngọc Tư đã viết nên những câu chuyện mang đậm chất giọng tâm tình của người dân quê, mộc mạc mà chứa chan nghĩa tình.