MỤC LỤC
Ngoài hiệu quả tạo nhiều công ăn việc làm, thu hút lao động dư thừa, công nghiệp phụ trợ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá theo hướng vừa mở rộng vừa thâm sâu. Công nghiệp hoá là quá trình phát triển kinh tế, trong đó một bộ phận nguồn lực ngày càng tăng của đất nước được huy động để xây dựng cơ cấu kinh tế đa ngành, với kỹ thuật hiện đại, để sản xuất tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng có khả năng đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao cho toàn bộ nền kinh tế và đảm bảo sự tiến bộ về kinh tế - xã hội (UNIDO). Để đạt có được một nền kinh tế tăng trưởng cao nhằm thực hiện được mục tiêu công nghiệp hoá thì cần thiết phải sản xuất ra những sản phẩm có sức cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực đặc biệt là với Trung Quốc, điều đó đòi hỏi chúng ta phải phát huy thế mạnh và các lợi thế so sánh, tận dụng mọi cơ hội của thời đại để tạo động lực cho công nghiệp hoá.
Câu trả lời là phải hạn chế các sản phẩm phụ trợ nhập khẩu để giảm chi phí lưu kho, bốc dỡ, vận chuyển … Muốn vậy thì các nguyên liệu thô, các nguyên liệu đã qua chế biến, các bộ phận và các hợp phần, nguyên liệu đóng gói và các nguyên vật liệu khác từ nhà cung cấp nội địa, điều đó đồng nghĩa với việc phải phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ trong. Ví dụ: dây belt trong xe ô tô giá trị chỉ từ 3-6 USD, nhưng nếu bị hư thì làm hư nguyên cả máy ô tô (engine), … nên những nhà sản xuất ô tô có thương hiệu chỉ mua những linh kiện mà họ tin tưởng vào chất lượng để không ảnh hưởng đến thương hiệu của họ. Trên thực tế, phí tổn về linh kiện, bộ phận và các sản phẩm trung gian trong những sản phẩm thuộc các ngành sản xuất máy móc chiếm tới hơn 80% giá thành, lao động chỉ chiếm từ 5 đến 10%, do đó khả năng nội địa hoá có tính chất quyết định đến thành quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Có thể thấy trong cấu thành của sản phẩm công nghiệp, tỷ lệ của chi phí về công nghiệp phụ trợ cao hơn nhiều so với chi phí lao động nên một nước dù có ưu thế về lao động nhưng công nghiệp phụ trợ không phát triển sẽ làm cho môi trường đầu tư kém hấp dẫn. Tuy nhiên ở Việt Nam do công nghiệp phụ trợ vẫn còn non yếu và nhiều hạn chế nên các doanh nghiệp FDI rất khó tìm được nguồn cung cấp công nghiệp phụ trợ đáng tin cậy, điều đó đã hạn chế rất nhiều cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển nền kinh tế.
Có thể nói dung lượng thị trường lớn đóng vai trò rất quan trọng đối với công nghiệp phụ trợ vì ngành này luôn đòi hỏi phải có lượng đặt hàng tối thiểu tương đối lớn thì mới có thể tham gia vào thị trường. Do đó để các ngành công nghiệp phụ trợ có thể phát triển hiệu quả thì cần phải đảm bảo dung lượng thị trường đủ lớn hoặc thị trường sẽ phát triển, dung lượng thị trường sẽ lớn trong tương lai. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công nghiệp phụ trợ ngành ô tô do bất kì một chi tiết hay bộ phận nào được sản xuất cũng đều đòi hỏi một lượng vốn lớn.
Vì thế các doanh nghiệp khi đầu tư vào đây luôn xem xét rất kĩ trước khi đầu tư. Để có thể thu hút được các nhà đầu tư vào ngành này thì nhất thiết phải tạo ra được một thị trường tiêu thụ lớn.
Đối với Việt Nam thì nguồn nhân lực có kỹ năng là nhân tố cần thiết để nước ta có thể. “phá vỡ trần thuỷ tinh”, đưa nền kinh tế có thể đuổi kịp và vượt lên mức mà Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc … đã đạt được. Tuỳ theo quy trình sản xuất nguồn nhân lực chất lượng cao có thể được chia thành: kỹ sư dây chuyền sản xuất, kỹ sư khuôn mẫu giàu kinh nghiệm, công nhân lắp ráp trình độ cao.
• Kỹ sư quản lý dây chuyền sản xuất: đây là những người lao động đa kỹ năng, có khả năng quản lý và cải tiến toàn bộ quy trình sản xuất của một nhà máy. • Kỹ sư khuôn mẫu giàu kinh nghiệm: là những người thiết kế, sản xuất và điều chỉnh những sản phẩm khuôn mẫu, tay nghề của họ đã đạt đến độ hoàn hảo và có thể cảm nhận những khác biệt đến từng milimét đối với các sản phẩm. • Công nhân lắp ráp trình độ cao:là những người có thể tự mình lắp ráp hoàn chỉnh toàn bộ sản phẩm, do đó họ rất thông hiểu từng chi tiết trong mỗi sản phẩm và có thể gợi ý để cải thiện từng chi tiết trong sản phẩm đó.
Trong quá trình sản xuất tích hợp, các linh kiện được thiết kế đặc trưng cho từng sản phẩm và liên tục được cải tiến nhằm đạt đến chuẩn mực cao hơn. Sản xuất công nghiệp phụ trợ là một khâu không thể thiếu trong quá trình này, vì thế mà nguồn nhân lực có kỹ năng cao là một yếu tố cần thiết để phát triển công nghiệp phụ trợ.
Do vậy, muốn ngành công nghiệp phụ trợ có thể phát triển được trong điều kiện hội nhập toàn cầu hiện nay thì cần thiết phải xây dựng được những liên kết trong chuỗi giá trị này.
Số liệu về ngành công nghiệp ô tô Thái Lan cho thấy Thái Lan đứng thứ 17 trên thế giới về sản lượng ô tô được sản xuất và có khoảng 2000 nhà cung cấp linh phụ kiện trên thị trường (Tiasiry, 2002). Quan sát chuỗi giá trị của ngành công nghiệp ô tô Thái Lan, có thể thấy thời điểm hiện tại Thái Lan đang rất mạnh ở công đoạn sản xuất bộ phận, linh kiện (công đoạn Công nghiệp phụ trợ) và công đoạn lắp ráp (công đoạn Doanh nghiệp). Với tiêu chí tạo ra giá trị gia tăng cao và tìm kiếm thị trường, một số doanh nghiệp tại Thái Lan đã bắt đầu thực hiện nghiên cứu và phát triển (công đoạn A), thiết kế (công đoạn B) và khai thác thị trường (công đoạn E).
Sự thành công trong lĩnh vực công nghiệp ô tô của Thái Lan còn là kết quả của việc cú được một bản quy hoạch đưa ra được một khung phõn tớch rừ ràng và thúc đẩy sự tham gia của các nhóm lợi ích liên quan. Để thực hiện phát triển ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp phụ trợ phụ trợ ô tô, Chính phủ Thái Lan tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh bằng các chương trình như tăng chi phí đào tạo huấn luyện, xây dựng chương trình đào tạo kỹ sư, tăng học bổng học tập trong khối công nghiệp, đào tạo lại đội ngũ kỹ sư và nhân viên điều hành, xây dựng trung tâm cơ sở dữ liệu công nghiệp, dữ kiệu nhà sản xuất, dữ liệu thị trường, trung tâm, hỗ trợ xuất khẩu linh phụ kiện …. Nguyên nhân của những thành tựu này trước hết phải kể đến sự lớn mạnh vượt bậc không ngừng của các hãng ô tô nội địa Trung Quốc, khi đã phát triển từ con số gần như bằng 0 lên chiếm lĩnh vị trí hàng đầu xét về thị phần của ngành năm trước, qua mặt cả các hãng ô tô lớn đến từ Nhật Bản.
Trước sự cạnh tranh dữ dội của các nhà sản xuất nội địa này, các công ty nước ngoài phải tìm đến giải pháp đối phó nhằm giảm giá thành sản phẩm như mua nhiều hơn các linh phụ kiện tại Trung Quốc, kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ Trung Quốc. Ở mô hình bảo hộ của Malaysia tuy không đạt được những bước phát triển lớn như Hàn Quốc, nhưng trong lĩnh vực xe bình dân giá cực rẻ thì họ đã đạt được nhãn hiệu Proton đủ để thoả mãn nhu cầu nội địa. Chính phủ cũng nên hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô và sản phẩm phụ trợ trong nước bằng cách tăng cường đào tạo đội ngũ kỹ sư, nâng cao chất lượng giáo viên giảng dạy, hỗ trợ về thông tin thị trường, hỗ trợ liên kết giữa các nhà sản xuất ….
Trong xu thế hội nhập toàn thế giới, đặc biệt là từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, để nền công nghiệp Việt Nam nói chung và công nghiệp ô tô và công nghiệp phụ trợ ô tô nói riêng có thể phát triển và theo kịp với các nước khác trong khu vực và trên thế giới thì chúng ta cần phải tham gia vào chuỗi giá trị.