MỤC LỤC
Tính năng kỹ thuật của hệ thống thiết bị khai thác TT Tên thiết bị ĐVT SL Tình trạng.
Mỏ đá khu vực Đá Bàn thôn Hồng Sơn là một phần nhỏ của dãy núi Hoành Sơn được các nhà địa chất tìm kiếm và đánh giá là mỏ đá có trữ lượng lớn và chất lượng đá tốt có thể khai thác làm đá xây dựng. Địa hình khu vực mỏ là địa hình núi có độ cao trung bình, nằm ở rìa Đông Bắc dãy núi Hoành Sơn thuộc phần chuyển tiếp đồng bằng ven biển ở phía Đông và núi cao ở phía Tây.
Độ ẩm không khí trung bình nhiều năm quan trắc được tại trạm Kỳ Anh như trong bảng 2.2.
+ Nước mặt trong khu vực dự án phân bố chủ yếu trong các khe suối, nhìn chung nước chưa bị ô nhiễm, các chỉ tiêu hoá học và khoáng đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT mục B1, nguồn nước sử dụng cho mục đích thuỷ lợi. Kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất khu vực dự án cho thấy: Các chỉ tiêu hoá học của nước như pH, độ cứng , TDS, Clo, Nitrat, Sunfat đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN09:2008/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
Tuy nhiên, do nhận thức của một bộ phận dân cư còn chưa cao nên việc quan tâm đến công tác giữ gìn vệ sinh môi trường còn thấp, một số hoạt động lao động và sản xuất trên địa bàn còn gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến cảnh quan và môi trường xung quanh. Công an và chính quyền luôn luôn chủ động trực tiếp giải quyết các vụ việc, hạn chế chuyển lên tuyến trên, ngoài ra tại các địa bàn cơ sở ở từng thôn xóm công tác tổ chức hoà giải được thực hiện rất tốt góp phần vào việc đảm bảo trật tự xã hội cho từng thôn xóm.
Trong trường hợp cụ thể của dự án, trong thời gian thi công xây dựng, lượng nước thải sinh hoạt không lớn và hàm lượng các chất ô nhiễm nếu được xử lý qua bể tự hoại đã giảm 60%, có thể chấp nhận biện pháp pha loãng theo hệ thống thoát nước chung của khu vực (kênh, mương dẫn nước tưới tiêu). Nước mưa chảy tràn trên công trường thường cuốn theo đất cát, bụi và các loại chất thải khác, vì vậy trong quá trình xây dựng cần phải tiến hành khơi thông luồng lạch, đào các hố lắng cát trên các dòng chảy, đồng thời các công trường xây dựng cần được thu dọn chất thải và vật liệu rơi vãi sau mỗi ca làm việc để tránh cuốn trôi chất thải xây dựng xuống các nguồn nước xung quanh. Trong giai đoạn san nền và tạo mặt bằng xây dựng các công trình, các trận mưa lớn có thể cuốn theo đất cát đổ vào hệ thống nước mặt, làm giảm chất lượng nguồn nước như làm đục nước, tăng độ acide của nước do hòa tan các chất khoáng, làm tăng hàm lượng các khoáng vật nặng như sắt, mangan,.
Với khối lượng như trên thì quanh khu vực mỏ sẽ có các dòng chảy lớn cuốn trôi nhiều vật chất trên bề mặt như các nguyên vật liệu rơi vãi, bụi lắng,..đổ xuống phần địa hình thấp trũng và các ao hồ, khe Miếu, và các khe suối trong khu vực gây nên ô nhiễm môi trường nước mặt, môi trường đất khu vực lân cận, gây xói lở bề mặt địa hình và tạo nên các sự cố đối với các công trình của Dự án. Tuy nhiên, môi trường sinh thái mới được phục hồi một cách chậm chạp chủ yếu ở những vùng thấp, có thổ nhưỡng tương đối tốt và những nơi núi cao, còn những vùng đất đai cằn cỗi như ở các mỏ đá khả năng khoanh nuôi bảo vệ và phục hồi thảm thực vật xảy ra hết sức chậm chạp, lại bị tác động tiêu cực của quá trình khai thác - chế biến đá. Các đánh giá có tính chính xác cao khi quá trình phân tích cụ thể các nguồn gây tác động (liên quan đến chất thải và không chất thải), các số liệu tính toán định lượng và cụ thể hóa cả về không gian lẫn thời gian, đồng thời, chỉ ra trong báo cáo những rủi ro của sự cố môi trường có thể xảy ra khi xây dựng và hoạt động của Dự án.
Đối với nước thải sản xuất: Như đã trình bày ở trên, khối lượng nước thải sản xuất trong giai đoạn thi công xây dựng là không nhiều, song cần có biện pháp thu hồi váng dầu mỡ trong nước thải phát sinh từ quá trình vệ sinh, sửa chữa xe máy trước khi chảy ra ngoài môi trường bằng cách dẫn nước theo cống rãnh vào bể tách dầu để vớt dầu mỡ. − Đối với giẻ lau do sửa chữa và lau chùi máy bị nhiễm dầu nhớt Công ty sẽ thu gom chứa vào 04 các thùng nhựa có nắp đậy (bố trí 02 thùng tại khai trường, 02 tại khu chế biến), khi đủ khối lượng 1 đợt xe vận chuyển sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng đến thu gom và xử lý. Khi đi vào hoạt động khai thác, toàn khu mỏ có 42 Cán bộ công nhân viên lượng nước thải sinh hoạt theo tính toán ở trên là 4,0 m3/ngày/đêm, được lọc rác và dẫn qua hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT, cột B trước khi thoát chảy ra hệ thống mương thoát nước chảy xuống kênh Nam Vực Mấu.
- Trong khâu nổ mìn, công ty sẽ thống nhất lịch nổ mìn và sử dụng các loại thuốc nổ là AP1, AnFo, Nhũ Tương và công nghệ nổ mìn (trong giai đoạn mở đường, bạt ngọn sử dụng phương pháp nổ mìn điện còn khi khai thác sử dụng phương pháp nổ vi sai qua hàng) thích hợp nhằm giảm lượng bụi phát sinh trong quá trình nổ mìn. - Do bụi đá có tỷ trọng lớn nên chỉ có tác động trong vòng bán kính 20 - 50 m theo chiều gió, vì vậy biện pháp hữu quả nhất là xử lý cưỡng bức bằng phương pháp phun tưới ẩm đá ở các vị trí sau: khu vực cấp liệu, đầu máy kẹp hàm, đập trục, đập côn, sàng phân loại, đầu rót. - Trước khi tiến hành nổ mìn lần đầu, đơn vị cần thông báo cho chính quyền địa phương, công an và người dân sống trong khu vực giáp ranh biết về thời gian, địa điểm nổ mìn lần đầu, hàng ngày, giới hạn của vùng nguy hiểm, về các tín hiệu, ý nghĩa của các tín hiệu dùng khi báo động nổ mìn.
Kinh phí giám sát môi trường thực hiện theo đơn giá ban hành kèm theo Quyết định 03/2011/QĐ-UBND ngày 10/3/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về việc ban hành đơn giá quan trắc, phân tích môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Chủ dự án sẽ có báo cáo quan trắc định kỳ (bao gồm báo cáo giám sát xung quanh và giám sát tác động) với Ban Quản lý KKT Vũng Áng, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Kỳ Anh để biết, giám sát và kiểm tra quá trình thực hiện dự án. Trong quá trình thực hiện, dựa trên kết quả giám sát tác động, nếu dự án nảy sinh những tác động xấu, gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong môi trường, Chủ dự án thực hiện các biện pháp ứng phó và báo cáo đến Sở Tài nguyên và Môi trường để phối hợp xử lý ô nhiễm.
Quá trình thi công và vận hành thử nghiệm dự án nếu xẩy ra tình trạng ô nhiễm môi trường, Chủ dự án sẽ dừng hoạt động và báo cáo kịp thời cho UBND huyện Kỳ Anh, Ban Quản lý KKT Vũng Áng để phối hợp thực hiện.
Việc thực hiện Dự án khai thác mỏ đá xây dựng núi Đá Bàn, xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đáp ứng nhu cầu sử dụng VLXD ngày càng tăng trên địa bàn, góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân, tăng ngân sách cho địa phương và thu nhập cho chủ dự án. Tác động lớn nhất trong khai thác và chế biến là ô nhiễm bụi, tiếng ồn, các tác động do sóng xung kích, mất an toàn trong hoạt động nổ mìn và các tác động do chiếm dụng đường giao thông trong quá trình vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ. Các biện pháp quản lý và giám sát môi trường phải được tiến hành trong suốt quá trình thực hiện dự án để phát hiện, bổ sung các tác động và đề xuất những giải pháp giảm thiểu để dự án không gây ô nhiễm môi trường trong các quá trình thực hiện.
- Công ty cổ phần Khai thác đá Hưng Thịnh rất mong được sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng trong quá trính thực hiện dự án, tạo điều kiện cho Công ty triển khai hoạt động và đáp ứng tiến độ.