Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên XNK sản phẩm cơ khí

MỤC LỤC

Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

Từ năm 1987 đến nay có nhiều thay đổi tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN như môi trường kinh doanh, đa dạng hoá hình thức tài trợ, cạnh tranh sôi động trên thị trường đã thúc đẩy các nhà tài chính phải quan tâm đến việc tìm nguồn và tổ chức đảm bảo phục vụ cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn cho quá trình tái sản xuất được thực hiện liên tục, doanh nghiệp phải có đủ VLĐ đầu tư vào các hình thái khác nhau đó, khiến cho các hình thái đó có được mức độ tồn tại hợp lý tối đa, đồng bộ với nhau, làm cho việc chuyển hoá hình thái vốn trong quá trình luân chuyển được thuận lợi.

Phương hướng biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của DN

Để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ nói chung và VLĐ nói riêng, có rất nhiều biện pháp, công cụ quản lý nhằm sử dụng tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh tế cao nhất với các nguồn vốn hiện có, các tiềm năng về kỹ thuật, công nghệ, lao động và lợi thế khác của doanh nghiệp. Do đó, DN cần có những phương án để xác định chính xác nhu cầu VLĐ tối thiểu cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó đưa ra kế hoạch tổ chức huy động và sử dụng có hợp lý VLĐ đáp ứng cho hoạt động của DN, hạn chế tình trạng thiếu vốn gây gián đoạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đi vay ngoài kế hoạch với lãi suất cao.

Khái quát chung về tình hình sản xuất kinh doanh ở công ty TNHH Nhà nước một thành viên xuất nhập khẩu sản phẩm cơ khí

Từ năm 1990 trở lại đây cùng với sự thay đổi cơ chế quản lý từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường công ty đã tự chủ hoàn toàn trong hoạt động kinh doanh của mình, không ngừng mở rộng danh mục xuất nhập khẩu sang các mặt hàng tiêu dùng và thực hiện các dịch vụ xuất nhập khẩu khác. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ vụ của công ty tăng là do: thứ nhất do số lượng tiêu thụ của những mặt hàng truyền thống của công ty tăng vì thị trường tiêu thụ được mở rộng ra nhiều nước; thứ hai là công ty xuất hiện thêm sản phẩm mới vì thế lượng sản phẩm mới này được tiêu thụ cũng làm tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của cụng ty. Trước đây công ty chỉ xuất khẩu các chủng loại máy công cụ, dụng cụ cầm tay, các loại khoá, cân và các loại sản phẩm cơ khí phục vụ cho lĩnh vực tiêu dùng khác, các loại sản phẩm gia dụng bằng kim loại, nhập khẩu các loại máy móc thiết bị, sắt thép, nguyên liệu nhựa, nguyên vật liệu khác.

Công ty đã đa dạng hoá sản phẩm, hàng hoá kinh doanh, hơn nữa cũng đã chú trọng hơn tới chất lượng hàng hoá, đặc biệt sản phẩm của nhà máy Từ Sơn được sản xuất theo công nghệ tiên tiến theo dây chuyền dập nguội tự động và dập nóng khuôn kín; bảo vệ mặt bằng công nghệ nhuộm đen, mạ kẽm điện phân, nhúng kẽm nóng đạt chất lượng cao vì vậy mà sản phẩm của công ty có tính cạnh tranh rất cao, hấp dẫn được khách hàng, sẽ có nhiều khách hàng cả ở trong và ngoài nước mua hàng hoá của công ty làm cho khối lượng hàng tiêu thụ tăng lên, từ đó tăng doanh thu. Đến năm 2008 thì tình hình lại trái ngược hoàn toàn, mặc dù so với năm 2006 và 2007 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng khá nhiều nhưng lợi nhuận trước thuế của công ty lại giảm một cách đáng kinh ngạc, đặc biệt là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty âm. Vấn đề đặt ra là phải xem xét lại việc tổ chức quản lý và sử dụng vốn của công ty nhằm xác định một cơ cấu vốn hợp lý, biện pháp sử dụng vốn có hiệu quả để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được diễn ra liên tục, ổn định; nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo tình hình tài chính của công ty lành mạnh, đảm bảo khả năng thanh toán cho công ty.

SƠ ĐỒ 1: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY MECANIMEX
SƠ ĐỒ 1: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY MECANIMEX

Một số mục tiêu cơ bản hướng tới nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Mecanimex

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Ở CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN XNK SẢN PHẨM CƠ KHÍ. * Tổ chức huy động đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh của công ty. Xác định đúng đắn các nhu cầu vốn cần thiết cho từng thời kỳ và lựa chọn các phương pháp, hình thức huy động phù hợp đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động của công ty.

* Tổ chức sử dụng vốn lưu động tiết kiệm và hiệu quả kết hợp với quản lý chặt chẽ các khoản thu chi, đảm bảo khả năng thanh toán của công ty góp phần không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. Phát hiện kịp thời những tồn tại, vướng mắc trong kinh doanh từ đó có thể đưa ra các quyết định điều chỉnh phù hợp với diễn biến thực tế. Trên cơ sở đó, từng bước đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty, mở rộng thị trường, củng cố uy tín với khách hàng.

Những biện pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty Mecanimex

Mecanimex là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại là chính vì vậy việc xác định nhu cầu và xây dựng kế hoạch huy động, sử dụng vốn lưu động là biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở xác định nhu cầu vốn lưu động theo kế hoạch đã tập trung công ty cần lập kế hoạch huy động bao gồm việc lựa chọn nguồn tài trợ thích hợp nhiều xác định khả năng vốn hiện có của công ty, số thiếu cần phải bổ sung để tìm nguồn tài trợ, đảm bảo cung ứng đầy đủ vốn cho hoạt động kinh doanh với chi phí sử dụng vốn thấp nhất, hạn chế rủi ro tài chính và có thể tạo cho một công ty một cơ cấu vốn tối ưu. Việc lập kế hoạch huy động vốn lưu động nhất thiết phải dựa vào sự phân tích, tính toán các chỉ tiêu kinh tế tài chính của kỳ trước cùng với những dự đoán về tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng tăng trưởng trong kỳ tới và những dự kiến về sự biến động của thị trường.

Nếu công ty chiếm dụng vốn quá giới hạn cho phép và không chấp hành đúng các kỷ luật về thanh toán sẽ làm mất uy tín với khách hàng, hơn nữa tình hình hiện nay khi rủi ro tài chính của công ty tăng lên nếu không có kế hoạch trả nợ phù hợp thì công ty có khả năng mất khả năng thanh toán. Trước đây USD là ngoại tệ được giao dịch chủ yếu trên thị trường Việt Nam nhưng tỷ giá USD/VNĐ lại được ngân hàng nhà nước bảo đảm chỉ biến động trong biên độ là +/- 0,25% vì vậy các khoản lời, lỗ phát sinh không quá lâu và không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Với đội ngũ cán bộ, nhân viên quản lý rất ít ỏi, khả năng nghiệp vụ về chuyên môn không đồng đều và còn nhiều hạn chế, thiếu chủ động, sáng tạo trong làm ăn kinh doanh, để có thể nâng cao được hiệu quả vốn lưu động cũng như sức cạnh tranh công ty cần phải quan tâm, chú trọng hơn nữa đến đầu tư và phát triển nguồn nhân lực.

Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước

- Bên cạnh việc đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên, thực hiện đúng chính sách chế độ của Nhà nước về tiền lương, bảo hiểm. Trên đây là những giải pháp mà công ty phải kết hợp nhịp nhàng để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động, giành thắng lợi trên thị trường. * Để đảm bảo an ninh tài chính doanh nghiệp trong quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, nhà nước có thể cho phép các doanh nghiệp trích 5% đến 10% lợi nhuận trước thuế TNDN để trích lập lập quỹ dự phòng tài chính.

Nhà nước không nên khống chế số dư của quỹ dự phòng tài chính của các doanh nghiệp như đối với các doanh nghiệp Nhà nước trước đây (không vượt qua 25% số vốn điều lệ) nhằm khuyến khích các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có khả năng tài chính và có mong muốn trích lập quỹ dự phòng tài chính ngày càng cao nhằm đảm bảo an ninh tài chính trước những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục và có hiệu quả cao.