Đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Hoài Đức - TP. Hà Nội giai đoạn 2006 - 2020

MỤC LỤC

Những căn cứ quy hoạch sử dụng đất đai

Mặt khác, điều 31 Luật đất đai cũng đã khẳng định căn cứ để quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là “Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt là quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt”. - Xác định diện tích các loại đất để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của cấp huyện, bao gồm: đất nuôi trồng thủy sản không tập trung; đất làm muối; đất khu dân cư nông thôn; đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp cấp huyện; đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại; đất cơ sở sản xuất kinh doanh; đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ; đất phát triển hạ tầng cấp huyện; đất có mặt nước chuyên dùng; đất nghĩa trang, nghĩa địa do huyện quản lý.

Quy trình quy hoạch sử dụng đất đai

- Nhu cầu về nguyên liệu cho ngành công nghiệp (gỗ cho xây dựng, gỗ để xản xuất hàng tiêu dùng, đất để sản xuất vật liệu xây dựng…) khi nền công nghiệp vàng phát triển, nhu cầu về nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp cũng như các ngành khác ngày càng gia tăng. Việc phân bố quỹ đất đai trên là dựa vào một số căn cứ sau: căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất, nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực và tính khả thi của việc khai thác mở rộng diện tích các loại đất.

Khái quát về huyện Hoài Đức - TP. Hà Nội Điều kiện tự nhiên

Điều kiện kinh tế - xã hội

Do tình hình chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế với tốc độ cao, nhất là tốc độ phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân. Huyện Hoài Đức có 54/56 làng có nghề; trong đó có 11 làng được UBND tỉnh Hà Tây (trước đây) công nhận, gồm: làng nghề chế biến nông sản Dương Liễu, Minh khai, Cát Quế; dệt kim, bánh kẹo La Phù; sơn mỹ nghệ điêu khắc Sơn Đồng; bún bánh Cao Xá Hạ; Chế biến bánh đa nem Ngự Câu;.

Thực trạng sử dụng và quy hoạch đất năm 2010

Đánh giá tình hình biến động đất đai

Trong những năm qua, do biến động của quá trình đô thị hóa, đất nông nghiệp của Hoài Đức đã giảm đi một cách đáng kể do chuyển sang đất chuyên dùng và đất ở phục vụ cho các mục đích xây dựng các cụm công nghiệp, khu đô thị, giao thông. Các xã có diện tích đất nông nghiệp bị giảm nhiều nhất từ năm 2005 đến nay là chủ yếu là các xã thuộc vùng đồng có các dự án đô thị, khu công nghiệp và hệ thống. Một số xã nằm trong vùng chuyên sản xuất nông nghiệp cũng bị thu hẹp diện tích để phục vụ cho đô thị, xây dựng làng nghề và đường giao thông như Đức Thượng (15,15 ha), Đắc Sở (giảm 4,39 ha).

Toàn bộ diện tích ở vùng đồng thuận lợi cho trồng lúa, cây ăn quả và rau thì cho đến nay đã có quyết định thu hồi hết phục vụ cho đô thị hóa. Một số sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng của Hoài Đức như Cam Canh, Bưởi Diễn hiện nay còn lại rất ít do không còn nhiều đất đai và đang dần bị mai một. Quỹ đất của huyện không lớn, trong khi nhu cầu sử dụng đất ngày càng gia tăng phục vụ cho quá trình đô thị hóa.

Hiện trạng đất đai ở đây đang được khai thác và sử dụng vẫn chủ yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp và phát triển các khu đô thị, các cụm công nghiệp. Do đó, trong những năm tới cần tiếp tục điều chỉnh quá trính sử dụng đất đai của huyện nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2015 và 2020.

Đánh giá giai đoạn thực hiện quy hoạch 2006 - 2010

Sự chênh lệch trên làm cho nhiều người đặt nghi vấn với phương án mà huyện đã lựa chọn cũng như trình độ năng lực của các cán bộ thực hiện quy hoạch. Thực tế thì quỹ đất nông nghiệp (51,08%) vẫn chiếm tỷ lệ lớn hơn so với quỹ đất phi nông nghiệp (47,50%), điều này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của vùng, vì huyện đang là một trong những vùng đô thị hóa mạnh mẽ, thu hút nhiều nguồn đầu tư lớn. - Hơn thế nữa, đây là bản quy hoạch đã được các cấp lãnh đạo thẩm định và phê duyệt thực hiện, vậy thì, với việc mục tiêu còn quá xa so với thực tế như thế này thì nguyên nhân là ở đâu?.

Có một thực tế đang diễn ra trên địa bàn huyện đó là việc “Quy hoạch trực tiếp” tức là: khi có một doanh nghiệp hay một nhà đầu tư nào thấy một khu đất nào đó là hợp lý cho dự án của họ thì họ sẽ đệ trình dự án và xin đầu tư lên phòng Tài nguyên và Môi trường, sau khi được tổ cán bộ đánh giá tính khả thi của dự án, nếu được sẽ đệ trình tiếp lên trên, và ngược lại thì thôi. Chính điều này làm nảy sinh rất nhiều vấn đề trong công tác quản lý và thực hiện quy hoạch cũng như làm nảy sinh những tệ nạn chạy tiền dự án, đút lót, tham nhũng. - Điều đáng chú ý nữa là việc lấn chiếm đất đai, cố tình làm trái pháp luật, sai quy hoạch vẫn ngang nhiên diễn ra tại nơi đây, cụ thể như: Nhiều hộ gia đình ở xã An Thượng, huyện Hoài Đức ngang nhiên xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp, nhưng chính quyền xã không ngăn chặn, xử lý kịp thời.

- Trên đây là những đánh giá cũng như những ý kiến chủ quan của em về tình hình quy hoạch sử dụng đất đại trên địa bàn huyện Hoài Đức - Hà Nội dựa trên cơ sở những số liệu thu thập được trong quá trình đi thực tập tại phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Hoài Đức. Tuy nhiên, trong chương tiếp theo em cũng xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Hoài Đức.

Các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường Khai thác khoa học, hợp lý quỹ đất

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT.

Các giải pháp khác

- Đầu tư đồng bộ phát triển hệ thống giao thông, thủy lợi và các điểm dân cư để tiết kiệm đất, xác định giá đất hợp lý tăng nguồn thu cho ngân sách, kiểm tra, rà soát lại, chỉ đạo các doanh nghiệp sử dụng đất, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Do vậy phải nghiên cứu kỹ lưỡng các dự án phát triển, nhất là đánh giá tác động của các dự án này đối với môi trường và xã hội, phát huy vai trò của quần chúng trong việc đánh giá các tác động này. - Tăng cường bồi dưỡng và kiện toàn cán bộ địa chính cấp xã cả về kiến thức pháp luật, nghiệp vụ và năng lực công tác, giúp UBND cùng cấp trong việc quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn nói chung và công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nói riêng.

Quy hoạch sử dụng là một trong những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, nhằm đáp ứng nhu cầu về đất cho các ngành các cấp thực hiện các nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, là cơ sở khoa học và pháp lý sử dụng đất có hiệu quả, tiết kiệm. - Đề nghị các Bộ, Ngành, UBND tỉnh có chính sách đầu tư thỏa đáng tạo điều kiện cho Hoài Đức phát huy tiềm năng nội lực, tranh thủ nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài nhằm thực hiện tốt phương án quy hoạch sử dụng đất và sự chuyển dịch cơ cấu các loại đất theo quan điểm sử dụng đất đầy đủ, tiết. - Về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Đề nghị UBND thành phố có hướng dẫn chi tiết đối với một số trường hợp cấp GCN QSD đất theo nghị định 84/2007/ND - CP; hỗ trợ kinh phí để hoàn thiện hồ sơ địa chính: tổ chức rà soát, cấp GCN cho các tổ chức, nhất là các trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp và các tổ chức kinh tế nhà nước, tập thể.

- Về việc đo đạc thành lập bản đồ địa chính: Đề nghị UBND thành phố Hà Nội đầu tư đo đạc bản đồ địa chính chính quy cho toàn bộ diện tích trên địa bàn huyện để quản lý, sử dụng đất được chặt chẽ , hiệu quả hơn. - Về việc quản lý, theo dừi biến động đất đai: Cụng tỏc quản lý, theo dừi cỏc biến động đất đai cần được thực hiện một cỏch hiệu quả hơn, cỏc biến động cần phải được chỉnh lý kịp thời trên bản đồ địa chính.