MỤC LỤC
Sản phẩm của doanh nghiệp nên được hiểu là một hệ thống thống nhất cỏc yếu tố cú liờn hệ chặt chẽ với nhau nhằm thừa món đồng bộ nhu cầu của khách hàng bao gồm sản phẩm vật chất ( hiện vật ), bao bì, nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ, cách thức bán hàng…Sản phẩm mà người tiêu dùng nhận được bao gồm hàng hóa cứng ( hàng hóa hiện vật ) và hàng hóa mềm ( dịch vụ ). Trong đó, người tiêu thụ cuối cùng mua sản phẩm để thỏa mãn nhu cẩu của chính bản thân, còn người tiêu thu trung gian là bất cứ người mua nào giữa các nhà sản xuất và người tiêu thụ cuối cùng.Người trung gian có thể là nhà sản xuất, nhà buôn… Họ mua sản phẩm không phải để tiêu dùng mà để bán lại nhằm mục đích kiếm lời.
Các yếu tố kinh tế bao gồm các nhân tố tác động đến sức mua của khách hàng và dạng tiêu dùng hàng hoá, “ là máy đo nhiệt” độ của thị trường, quy định cách thức doanh nghiệp sử dụng các nguồn nhân lực của mình. Tuy nhiên cần chú ý rằng khi giá bán tăng lên không những khối lượng sản phẩm bán ra sẽ giảm do nhu cầu giảm, một khi thu nhập của người tiêu dùng không tăng, mức độ tăng giảm khối lượng sản phẩm tiêu thụ còn phụ thuộc vào mức đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cuả hàng hoá, giá trị sử dụng của hàng hoá.
Công ty CP Thời trang PT cao(Thạch Thất-HN); Công ty CP chứng khoán phố Wall(số 1-Lê Phụng Hiểu HN); Công ty CP Bình Mỹ(Bình lục Hà Nam); Công ty CP Bảo hiểm hàng không Vietnam Airline; Công ty May XK Việt Thanh(Thanh Hoá)vv..; Đã giải quyết công ăn việc làm cho gần 10.000 lao động tại Đức Giang và các tỉnh. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ chủ yếu sau: quyết định chiến lược phát triển của Công ty; quyết định các dự án đầu tư theo phân cấp; định hướng phát triển thị trường; xây dựng và ban hành các quy chế quản lý, chuẩn bị các. Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp trong quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của Công ty, thông báo kết quả kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cho Đại hội đồng cổ đông và thực hiện các nhiệm vụ khác theo Điều lệ của Công ty.
Ban điều hành có các nhiệm vụ chủ yếu sau: tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của Công ty theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Điều lệ Công ty và theo các quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và các dự án đầu tư của Công ty; bảo toàn và phát triển vốn; xây dựng các quy chế điều hành, quản lý Công ty và các nhiệm vụ khác theo Điều lệ của Công ty quy định. Công ty con là doanh nghiệp do Công ty mẹ đầu tư 100% vốn điều lệ hoặc do Công ty mẹ giữ cổ phần chi phối, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty liên doanh, công ty ở nước ngoài. Công ty đã chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về công tác đầu tư, công tác xây dựng cơ bản; tuân thủ chặt chẽ các thủ tục về đấu thầu, mua sắm hàng hóa đảm bảo suất đầu tư hợp lý, tiết kiệm và giảm chi phí đầu tư.
Tổng công ty cổ phần Đức Giang mà tiền thân là Công ty cổ phần may Đức Giang hiện nay đã đầu tư xây dựng lại 2 khu nhà xưởng sản xuất mới khang trang với dây chuyền công nghệ, máy móc sản xuất tiên tiến nhập từ nước ngoài chuyên may mẫu, cắt sơ mi và nhà kho 3 tầng tại 59 Đức Giang - Hà Nội có tổng diện tích mặt bằng sử dụng 6.600m2 với tổng số vốn đầu tư gần 20 tỷ đồng. Tổng công ty CP Đức Giang còn nghiên cứu cải tiến phương pháp tổ chức sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi mô hình may theo dây chuyền nước chảy sang dây chuyền may theo cụm (tại Công ty mẹ) với chuyên môn hoá sâu hơn làm cho việc điều phối lao động trong từng cụm chủ động hơn. - Công ty cổ phần May Đức Giang hiện có đội ngũ cán bộ quản lý được đào tạo chính quy, cơ bản, nhanh nhạy trong cơ chế thị trường và là nòng cốt để Công ty phát triển sau khi chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.
Trong những năm trở lại đây, hoạt động xuất khẩu sản phẩm dệt may của Tổng công ty may Đức Giang luôn thu được những kết quả rất khả quan. Trong đó thị trường Hoa Kỳ , liên minh châu Âu EU, Nhật Bản luôn là những thị trường đem lại giá trị xuất khẩu lớn nhất cho Tổng công ty may Đức Giang. Qua năm 2007, khi mà Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO, kéo theo đó là việc 1 số quốc gia trong đó có Mỹ gỡ bỏ hạn ngạch đối với sản phẩm dệt may cũng là thời điểm TCTy Đức Giang đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm dệt may của mình sang thị trường Mỹ.
Giá trị xuất khẩu sang thị trường EU tuy giảm xuống còn 25% tổng kim ngạch xuất khẩu nhưng giá trị xuất khẩu vẫn khá cao đạt 9.779.164 USD. Xuất khẩu sang EU đạt 11.852.241 USD chiếm 30%, Nhật Bản vốn là bạn hàng lâu năm nên xuất khẩu sang thị trường này không chịu nhiều tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu và vẫn duy trì mức 5% kim ngạch xuất khẩu. Các sản phẩm dệt may chủ yếu của Tổng công ty may Đức Giang xuất sang các thị trường những năm qua bao gồm có: Áo jacket, áo sơmi, quần âu, quần soóc….
Khách hàng tìm đến doanh nghiệp với những sản phẩm : áo jacket các loại, áo blu-dông, áo gió, áo măng-tô, áo gi-lê, áo sơ mi nam, nữ ,.
Trước tình hình đó, Tổng công ty tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với các khách hàng trong và ngoài nước, ổn định sản xuất, duy trì tăng trưởng hợp lý, mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, tăng cường khâu thiết kế, may mẫu chuyên môn hoá để tăng khả năng cạnh tranh. Tuyển dụng các cán bộ có chuyên môn, kinh nghiệm trong việc soạn thảo, đàm phán hợp đồng và giải quyết các tranh chấp; nghiên cứu luật pháp của các nước, thông lệ quốc tế tại các khu vực, thị trường kinh doanh của Tổng công ty nhằm chuẩn tốt cho việc chống lại các rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu giúp Tổng công ty tránh được rủi ro trong kinh doanh. + Xây dựng Phòng Thiết kế và phát triển mẫu thời trang tiến tới xuất khẩu thiết kế thời trang của Tổng công ty theo hướng chuyên môn hoá cao, theo cơ chế khoán năng xuất và chất lượng, có năng lực thực hiện các đơn hàng may mẫu cho các khách hàng trong và ngoài nước, thực sự là Trung tâm điều phối hoạt động sản xuất của toàn hệ thống.
+ Với vai trò Công ty mẹ, Tổng công ty sẽ chú trọng đến việc đầu tư, phát triển các công ty con, công ty liên kết thành những doanh nghiệp mạnh trong sản xuất nhằm đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng để Tổng công ty cổ phần Đức Giang thực sự là công ty chuyên về đầu tư tài chính. Cơ hội để các doanh nghiệp dệt may trong nước mở rộng và tìm kiếm thị trường là rất thuận lợi.Tuy nhiên, cuối năm 2008 – đầu năm 2009 cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới đã làm cho sản lượng xuất khẩu ngành dệt may giảm mạnh.Việc tìm kiếm thị trường mới ngoài nước là rất khó khăn.Mặc dù vậy , thị trường trong nước cũng là một thị trường tiềm năng để doanh nghiệp khai thác. Bên cạnh đó, nắm bắt được yêu cầu chủ yếu mà các đối tác đặt ra đối với các doanh nghiệp dệt may nước ngoài khi tiến hàng đàm phán cho các đơn hàng gia công đó là việc thực hiện các chính sách về con người như: tiền lương, tiền thưởng, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc, bảo hiểm lao động….
Việc làm này không những tạo nên hình ảnh đẹp cho Tổng công ty mà bên cạnh đó cũng là để đảm bảo các nguyên phụ liệu sản xuất là tốt nhất, từ đó các sản phẩm sản xuất ra cũng sẽ có chất lượng đảm bảo tốt nhất.Từ đó giúp nâng cao uy tín cho doanh nghiệp.