Phân tích tiềm năng và thế mạnh phát triển ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2015

MỤC LỤC

TIỀM NĂNG THẾ MẠNH TỈNH VĨNH PHÚC VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

Quan niệm về tiềm năng thế mạnh phát triển ngành công nghiệp

- Tiềm năng phát triển được đánh giá bởi: Tiềm lực kinh tế hiện tại, mức huy động vốn, khả năng về tài chính và tiền tệ, khuôn khổ pháp lý, môi trường pháp lý có phù hợp với việc thu hút vốn đầu tư cũng như triển khai các hoạt động sản xuất và dịch vụ hay không, cơ chế quản lý hoàn thiện (theo nghĩa phù hợp với thị trường hay vẫn quan liêu làm méo mó các quyết định sản xuất). - Thế mạnh phát triển công nghiệp: Là nói đến yếu tố bên trong, nội lực có thể phát huy mục đích phát triển các chuyên ngành công nghiệp. Lợi thế bao gồm các điều kiện, nhân tố phát triển vật chất và phi vật chất.

Khi nói đến lợi thế là nói đến tương quan so sánh với nước khác hay phân tích các nội dung cụ thể như: Tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn, khoa học công nghệ, quản lý… An ninh và ổn định chính trị là một điều kiện tiên quyết. Sự đảm bảo về an ninh và ổn định chính trị sẽ cho phép tạo ra môi trường thuận lợi, lợi thế về thu hút vốn đầu tư. Tài nguyên thiên nhiên: Bao gồm các yếu tố rộng lớn về vị trí địa hình, thời tiết khí hậu, đất đai, nguồn nước, khoáng sản, năng lượng, tài nguyên rừng biển,….

Vị thế của đất nước trên trường quốc tế, cho phép phát huy lợi thế, khai thác tiềm năng.

Các lợi thế phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

    Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối với vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt với thủ đô Hà Nội thuc đẩy tiến trình đô thị hóa, kinh tế Vĩnh Phúc phát triển sẽ góp phần cùng thủ đô Hà Nội thúc đẩy tiến trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp, giải quyết việc làm, giảm sức ép đất đai, dân số,…. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong những năm qua đã tạo cho Vĩnh Phúc những lợi thế mới về vị trí địa lý kinh tế, tỉnh đã trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc đồng thời, sự phát triển tuyến hành lang giao thông quốc tế và quốc gia liên quan đã đưa Vĩnh Phúc xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của quốc gia và quốc tế thuộc hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai - Hà Nội – Hải Phòng, QL2 Việt Trì – Hà Giang – Trung Quốc, hành lang đường 18 và trong tương lai là đường vành đai IV thành phố Hà Nội. Với vị trí địa lý nằm sát thủ đô Hà Nội, Vĩnh phúc có các tuyến giao thông rất thuận lợi cho việc thông thương: đường bộ có quốc lộ 2, đường thuỷ có sông Lô, sông Hồng, đường sắt có tuyến Hà Nội - Lào Cai đi qua, từ trung tâm tỉnh đến sân bay Quốc tế Nội bài chỉ 25 km, tuy không có cảng biển nhưng có thể tận dụng đường cao tốc nối từ sân bay Nội Bài đến cảng Cái Lân.

    Với diện tích tự nhiên 24.900 ha (đất nông nghiệp 14.000 ha), vùng trung du chiếm phần lớn diện tích của huyện Tam Dương và Bình Xuyên (15 xã), thành phố Vĩnh Yên (9 phường xã), một phần huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô và thị xã Phúc Yên , trong đó phần diện tích đất nông nghiệp rộng có thể phát triển cây công nghiệp cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc. Tỉnh Vĩnh Phúc là tỉnh ở vị trí chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nên khoáng sản không phong phú, chủ yếu là khoáng sản làm vật liệu xây dựng, khoáng sản xây dựng của tỉnh được đánh giá là loại tốt của Việt Nam, ngoài ra cũng có khoáng sản quý hiếm như thiếc vàng nhưng trữ lượng quá nhỏ khai thác không có hiệu quả. Ngành chăn nuôi của tỉnh Vĩnh Phúc phải phát triển cân đối và tương xứng với ngành trồng trọt, trở thành ngành sản xuất thứ hai sau trồng lúa, thoả mãn nhu cầu thực phẩm của địa phương và dành một phần làm hàng hoá, tạo nguồn đáp ứng cho việc cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, thúc đẩy ngành công nghiệp này phát triển.

    Những danh lam thắng cảnh của Vĩnh Phúc đã hấp dẫn nhiều du khách đến tham quan và nghỉ ngơi, đặc biệt những khu du lịch đã được khai thác lâu năm như khu du lich Tam Đảo ( từ thời Pháp thuộc) và những khu du lich mới được xây dựng tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu giải trí của nhân dân trong và ngoài tỉnh. Bởi vì cùng với số lao động còn thiếu việc làm (do chuyển đổi sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp ở nông thôn) hiện nay, ngoài lợi thế về nguồn lực sẵn có thì lực lượng lao động tăng thêm hàng năm sẽ gây áp lực lớn đối với tỉnh trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và đòi hỏi tỉnh phải đầu tư lớn cho phát triển kinh tế, giáo dục và đào tạo dạy nghề. Hiện nay, nước sinh hoạt ở các vùng nông thôn chủ yếu dùng nước giếng đào, giếng khoan và các nguồn nước mặt, đáp ứng đủ nhu cầu cho thủy lợi nhưng mức cung cấp nước sạch vẫn còn thấp so với nhu cầu Trữ lượng nước ngầm nước mặt ở các địa bàn trong tỉnh nói chung đủ để cung cấp cho sinh hoạt và phát triển sản xuất.

    Công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy ( với 4 nhà máy đang đi vào hoạt động Honda, Toyota, Daewoo, Piaggio và nhiều nhà máy sản xuất linh kiện phụ tùng), trung tâm vật liệu xây dựng lớn ( tập đoàn gạch Vĩnh Phúc, Prime group…) và hiện nay đang từng bước hình thành trung tâm sản phẩm viễn thông công nghệ cao. Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc 2008 Vốn đầu tư cho ngành công nghiệp liên tục tăng trong những năm vừa qua để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành, trong những năm gần đây vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chiếm ~30% tổng vốn đầu tư, trong đó chủ yếu vào đầu tư phát triển các chuyên ngành CN và khoảng 2% vốn đầu tư để đáp ứng nhu cầu CN phân phối điện nước. Với các yếu tố lợi thế của tỉnh Vĩnh Phúc được phân tích ở trên thì có thể nhận thấy những điều kiện thuận lợi để các chuyên ngành công nghiệp như: Công nghiệp cơ khí; Công nghiệp điện tử, tin học; Công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng; Công nghiệp dệt may, da giầy; Công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm, đồ uống phát triển.

    - Với lợi thế thu hút đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc, cùng với sự bùng nổ của ngành công nghiệp điện tử tin học thì với những lợi thế của ngành công nghiệp Vĩnh Phúc cùng với những tiến bộ về trình độ lao động, trình độ KHCN là điều kiện tốt thu hút luồng đầu tư từ nước ngoài vào tỉnh kéo theo thúc đẩy ngành công nghiệp điện tử, tin học của tỉnh phát triển trong thời gian tới.

    Bảng 1.1: Diện tích và sản lượng các loại cây trồng qua các năm
    Bảng 1.1: Diện tích và sản lượng các loại cây trồng qua các năm

    THỰC TRẠNG KHAI THÁC TIỀM NĂNG THẾ MẠNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH

    Điểm xuất phát thấp, thiếu vốn là một trong những trở ngại đối với phát triển công nghiệp. Các sản phẩm chăn nuôi và trồng trọt phục vụ cho công nghiệp chế biến chưa nhiều, các vùng chuyên canh trồng nguyên liệu đang trong quá trình hình thành. Kết cấu hạ tầng tuy đã được cố nhưng vẫn còn yếu và không đồng bộ, hệ thống giao thông chưa được nâng cấp và mở rộng, việc đi lại vận chuyển nguyên liệu hàng hoá, còn khó khăn chậm chạp.

    Giao thông hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế sản xuất hàng hoá, phát triển công nghiệp và dịch vụ trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Sự phát triển kinh tế của các vùng không đồng đều do điều kiện địa lý và lợi thế so sánh từng vùng. Vùng miền núi với cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn thấp kém còn tụt hậu khá xa so với vùng đồng bằng.

    Áp lực giải quyết công ăn việc làm cho người dân rất lớn, hơn nữa phần lớn là lao động chưa qua đào tạo, chưa có tay nghề kỹ thuật. Công nghiệp địa phương và tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm do chưa thu hút được đầu tư. Phần lớn các doanh nghiệp đang gặp khó khăn do trình độ công nghệ và trang thiết bị lạc hậu, khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường thấp, chưa có những đối tác lâu năm.