Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT có nhiều học sinh dân tộc thiểu số tại huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk

MỤC LỤC

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT Cể NHIỀU HỌC SINH DTTS

Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1. Trên thế giới

Kônđakôp - Cơ sở lý luận của KHQLGD, Trường CBQL và Viện KHGD, Hà Nội, 1984; Nguyễn Ngọc Quang – Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường CBQL TWI, Hà Nội, 1989; Trần Kiểm, Bùi Minh Hiền – Quản lý và Lãnh đạo nhà trường, Trường ĐHSP, Hà Nội, 2006; Bùi Minh Hiền, Đặng Quốc Bảo, Vũ Ngọc Hải – QLGD, Nhà xuất bản ĐHSP, Hà Nội, 2006..đã được ứng dụng rộng rãi và mang lại một số hiệu quả nhất định trong quản lý nói chung, quản lý giáo dục, quản lý trường học nói riêng. Đứng trước nhiệm vụ đổi mới giáo dục - đào tạo nói chung và đổi mới nội dung, PPDH nói riêng, nhiều người nghiên cứu trong đó có những nhà giáo dục học, tâm lý học đã đi sâu nghiên cứu về vấn đề đổi mới nội dung dạy học theo phương pháp nâng cao tính hiện đại và gắn khoa học với thực tiễn sản xuất và đời sống, vấn đề lấy HS làm trung tâm trong hoạt động dạy học (Trần Hồng Quân, Phạm Minh Hạc, Phan Trọng Luận, Đỗ Đình Hoan, Phạm Viết Vượng, Đặng Thành Hưng),.

Đặc điểm hoạt động dạy và học ở trường THPT có đông HS là người DTTS 1. Đặc điểm hoạt động học tập của HS THPT người DTTS

Trước hết dựa vào chủ trương chính sách về người DTTS, cũng như HS DTTS và hoàn cảnh địa phương mà có cách chỉ đạo hoạt động dạy học sao cho phù hợp thì mới đạt hiệu quả dạy học cũng như hiệu quả giáo dục ở mức độ có thể chấp nhận được so với mặt bằng chung của giáo dục cả tỉnh và cả nước. - Về phía GV thì đa số GV là người Kinh ở nơi khác đến giảng dạy ở các tỉnh Tây Nguyên đều không biết ngôn ngữ DTTS, nếu biết thì cũng chỉ dừng ở mức độ rất ít nên họ không thể so sánh, đối chiếu, liên hệ khi gặp những tình huống cần thiết trong dạy học cho đối tượng HS đặc biệt này.

Hiệu trưởng quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT có đông HS người DTTS

Trong thực hiện trách nhiệm quản lý nhà trường thì công tác tổ chức cán bộ mà trước hết là phân công công việc cho các thành viên đòi hỏi người HT phải nắm vững được chất lượng đội ngũ, biết được mặt mạnh, mặt yếu, hoàn cảnh gia đình, sức khoẻ, nguyện vọng, đặc điểm tính cách…thì không những sử dụng đúng người, đúng việc mà còn làm cho họ tự tin hơn trong nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm. Đối với các lớp có đông HS là DTTS thì HT phải biết cân nhắc chọn lựa những GV có nhiều kinh nghiệm trong dạy học, đặc biệt kinh nghiệm dạy học đối với đối tượng HS yếu, kém; những GV có PPDH linh hoạt, phù hợp với việc dạy học hướng đến cả 4 đối tượng HS: Giỏi, khá, trung bình và yếu kém; những GV là người DTTS hoặc GV người Kinh nhưng có biết ngôn ngữ của DTTS, có hiểu biết sâu sắc văn hoá, truyền thống của người DTTS.

TẠI HUYỆN CƯ M’GAR, DĂK LĂK

Khái quát về địa bàn nghiên cứu

Có thể nói sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Cư M’gar trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực, trong đó đáng chú ý nhất là công tác huy động trẻ trong độ tuổi đến trường, công tác xây dựng đội ngũ, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng học và công tác phổ cập giáo dục THCS, đáp ứng nhu cầu học tập và nâng cao chất lượng của giáo dục THPT. Thực trạng dạy học ở các trường THPT có đông HS DTTS tại huyện Cư M’gar, Dăk Lăk trong những năm qua có nhiều chuyển biến và đạt được kết quả nhất định, tuy nhiên để đáp ứng được nhu cầu phát triển giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay thì ĐNGV cần phải cố gắng rất nhiều trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường nói chung và chất lượng dạy học nói riêng.

Bảng      2.1    :  Số trường học của các cấp học giai đoạn 2008 – 2011
Bảng 2.1 : Số trường học của các cấp học giai đoạn 2008 – 2011

Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT có nhiều HS dân tộc thiểu số tại Cư M’gar, Dăk Lăk

Trên thực tế, HT đã chỉ đạo các tổ thường xuyên sinh hoạt chuyên môn, song việc sinh hoạt này còn mang nặng tính hành chính, sự vụ (nặng về phổ biến kế hoạch công tác của trường, của tổ) mà chưa đầu tư thoả đáng thời gian cũng như tâm huyết cho nội dung chuyên môn, như: trao đổi kinh nghiệm soạn, giảng, đặc biệt các bài khó; xác định kiến thức trọng tâm của chương, của bài dạy; thảo luận về phương pháp dạy của một bài nào đó…Việc yêu cầu bộ môn thống nhất nội dung kiến thức cơ bản, xác định phương pháp được chú trọng chỉ đạo nhưng không thường xuyên, quản lý còn lỏng lẻo, buông xuôi. Trong đó chúng tôi thấy, các nhóm biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng đã và đang áp dụng là: Quản lý thực hiện mục tiêu chương trình giảng dạy; Quản lý việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp của GV; Quản lý giờ dạy trên lớp của GV; Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn; Quản lý công tác bồi dưỡng GV; Quản lý đổi mới PPDH; Quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS; Quản lý hoạt động học của HS; Quản lý phương tiện, điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học.

Bảng 2.7: Tổng hợp đánh giá của CBQL và GV về mức độ thực hiện các biện pháp quản lý thực hiện mục tiêu
Bảng 2.7: Tổng hợp đánh giá của CBQL và GV về mức độ thực hiện các biện pháp quản lý thực hiện mục tiêu

NHIỀU HỌC SINH DTTS TẠI CƯM’GAR, DAKLAK

Định hướng và nguyên tắc đề xuất biện pháp 1. Định hướng

Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 đã nêu lên mục tiêu phát triển giáo dục đối với THPT là: “Thực hiện chương trình phân ban hợp lý nhằm đảm bảo cho HS có học vấn phổ thông, cơ bản theo một chuẩn thống nhất, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát huy năng lực của mỗi HS, giúp HS có những hiểu biết về kỹ thuật, chú trọng hướng nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân luồng sau THPT để HS vào đời hoặc chọn ngành nghề học tiếp sau khi tốt nghiệp” [7, 24-25]. Trong giai đoạn 2010-2020, ngành giáo dục Dăk Lăk sẽ tập trung cho những nhiệm vụ trọng tâm: Tăng cường nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất trường học vùng sâu vùng xa, chú trọng ngành học mầm non, bậc tiểu học, THCS nhằm xóa tình trạng phòng học tạm, học nhờ; duy trì và phát triển việc dạy học tiếng Ê đê ở tiểu học và THCS, tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS ở bậc học mầm non, tiểu học; đẩy mạnh thực hiện chương trình mẫu giáo 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, THCS; bồi dưỡng chuyên môn và tiếng dân tộc cho GV dạy ở vùng DTTS…Trong chương trình Quốc gia đến năm 2015, đầu tư cho GD- ĐT vùng đồng bào DTTS là một nội dung quan trọng hàng đầu và hiện đang được tích cực triển khai thực hiện.

Đề xuất một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học ở các trường THPT có nhiều HS DTTS

Hiệu trưởng cần tổ chức cho GV học tập, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về công tác chuyên môn, quy chế chuyên môn, nâng cao nhận thức cho cán bộ, GV về mục đích, ý nghĩa, vai trò của hoạt động kiểm tra, đánh giá; thống nhất kế hoạch, nội dung và hình thức kiểm tra, đỏnh giỏ chuyờn mụn, quy định rừ trỏch nhiệm, quyền hạn của người kiểm tra và đối tượng kiểm tra; xây dựng được chuẩn đánh giá cho từng hoạt động cụ thể của GV, đồng thời quán triệt việc tổ chức thực hiện trong Hội đồng sư phạm nhà trường từ đầu năm học và ở mỗi học kỳ. + Giao trách nhiệm cho người phụ trách là thống kê danh mục các loại đồ dùng, thiết bị hiện có ở tất cả các môn học; đôn đốc GV mượn- trả, ghi chép việc mượn- trả vào sổ nghiệp vụ cẩn thận; thông báo kịp thời hàng tuần về tình hình sử dụng đồ dùng dạy học của GV; báo cáo tình trạng mất mát, hư hỏng với BGH; đề xuất việc mua sắm bổ sung thay cho các thiết bị đã hỏng, hoặc những nguyên liệu hoá chất đã hết; kiểm tra vệ sinh, bảo dưỡng theo kế hoạch định kỳ.

Mối quan hệ của các biện pháp

Tóm lại các nguồn lực để hỗ trợ cho hoạt động dạy học là điều kiện vô cùng quan trọng đảm bảo cho việc tiến hành và nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt là trong hoàn cảnh các lớp có đông HS là người DTTS thì các nguồn lực này càng có ý nghĩa lớn lao. Tuy nhiên các biện pháp này được sử dụng có hiệu quả nhất khi được khai thác triệt để thế mạnh riêng phù hợp với từng đối tượng quản lý và từng điều kiện riêng biệt của mỗi nhà trường.

Khảo nghiệm về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất

Nguyên nhân là do các HT chưa có biện pháp chỉ đạo tích cực như: chưa tạo điều kiện về quĩ thời gian, sĩ số của các lớp còn đông, GV chưa có đủ tâm huyết để đầu tư công sức cho việc chuẩn bị và lên lớp, việc thực hiện còn mang tính “tự phát”, đơn lẻ, thiếu tính đồng bộ trong toàn trường…. Tóm lại, trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đó, đồng thời xuất phát từ thực tiễn quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT có nhiều HS DTTS tại huyện Cư M’gar, tỉnh Dăk Lăk, các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THPT mà chúng tôi đề xuất sẽ có tác dụng thiết thực đối với việc nâng cao chất lượng giảng dạy, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Bảng 3.1: Tổng hợp ý kiến của các chuyên gia về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện quản lý dạy học được đề xuất
Bảng 3.1: Tổng hợp ý kiến của các chuyên gia về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện quản lý dạy học được đề xuất