MỤC LỤC
Theo phạm vi từng đại lục thì Châu Á trong thời gian gần đây xuất khẩu lớn nhất, chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 75% so với tỷ trọng nhập khẩu trung bình 56%, thứ đến Châu Mỹ, xuất khẩu gạo chiếm trung bình trên 20% so với tỷ trọng nhập khẩu trung bình trên 17%. Ở Mỹ, gạo được coi là “nông phẩm chính trị” theo công luận 450 và được đặt trong” cơ chế bảo hộ” với nhiều chính sách như: chính sách trợ cấp thu nhập (khi có thiên tai hay khi Nhà nước yêu cầu thu hẹp diện tích canh tác để điều chỉnh quan hệ cung cầu), chính sách trợ giá xuất khẩu, chính sách cấp tín dụng dài hạn ưu đãi xuất khẩu gạo, chính sách viện trợ gạo nhằm thao túng các nước tiêu thụ gạo của Mỹ,.
Trong tương lai xét về sản xuất lương thực và dân số trong nước với gần 70 triệu người, Iran vẫn là nước nhập khẩu chủ yếu, tương đối ổn định, khả năng thanh toán khá cao. Nếu xét chi tiết hơn về tình hình sản xuất lương thực trong nước và dân số, mức nhập khẩu gạo trung bình hiện tại và trước mắt của nước này cũng chỉ ở mức 0,5 triệu tấn. Với dân số gần 20 triệu người nhưng diện tích canh tác lương thực rất hạn chế (dưới 1 triệu ha), chủ yếu trồng lúa mì, sản lượng khoảng 2 triệu tấn, cho nờn nhập khẩu gạo của nước này thể hiện tớnh phụ thuộc rất rừ nột và ít thay đổi.
Sở dĩ như vậy là do triển vọng sản lượng thu hoạch lúa gạo và cả lúa mì năm nay ít khả quan, không đủ đáp ứng nhu cầu lương thực cho mức dân số là 164 triệu người. Nhiều nươc Tây Âu-Đông Âu nhập khẩu gạo hàng năm với số lượng ít hơn như Anh, Pháp, Italia, Hungari, Rumani, Nga,. Nhìn vào biểu 1 có thể đánh giá một cách tổng quan rằng sản xuất lúa gạo của Việt Nam từ năm 1989 đến nay đã chuyển từ một ngành sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá, sản lượng xuất khẩu ngày một tăng.
Sản lượng lúa gạo của ta không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu trên dưới 2 triệu tấn gạo. Tuy nhiên sản lượng lúa gạo dư thừa chủ yếu là ở Đồng bằng sông Cửu Long, chỉ một phần nhỏ ở đồng bằng sông Hồng. Các vùng khác sản lượng tuy có tăng nhưng vẫn thiếu lương thực vì sản xuất ở các vùng này có nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, giá tạo tăng lên còn do nhiều nguyên nhân khác chẳng hạn như: sự đổi mới tích cực về cơ chế quản lý, giá đã tránh được sự ép giá của bạn hàng và tránh được sự chèn ép giá giữa các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam. Bởi hiện nay các thị trường xuất khẩu gạo lớn như Pakistan, Ấn Độ đã bắt đầu thu hoạch; trong lúc đó nguồn cung gạo xuất khẩu của Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc đều duy trì ở mức cao. Sự chênh lệch giá giữa giá gạo Việt Nam và Thái Lan giảm xuống phản ánh cơ cấu các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam đã có nhiều tiến bộ, gạo tỷ lệ tấm cao có chiều hưởng giảm, gạo có tỷ lệ tấm thấp ngày càng tăng lên.
Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục được mở rộng chủ yếu ở những thị trường không đòi hỏi chất lượng cao cấp như thị trường Nhật Bản, EU,. Nguyên nhân là do Việt Nam chưa gây được lòng tin đối với bạn hành, chưa hình thành được mối quan hệ gắn bó, lâu dài và mật thiết. Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vẫn làm ăn lối “cò con”, “chớp nhoáng” nên đã làm ảnh hưởng đến uy tín xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới.
Theo số liệu của ngành lương thực, từ đầu trung tuần tháng 10 đến nay, một số đồng tiền trong khu vực, như đồng Baht (Thái Lan), đồng Rupiah (Indonexia) cũng vững lên chút ít, hỗ trợ cho thị trường gạo, theo đó giá xuất khẩu gạo của Thái Lan đã tăng xấp xỉ 1 USD/tấn và giá xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng 2-3 USD/tấn. Dự báo một cách tổng quát, các nhà phân tích thị trường cho rằng thị trường gạo thế giới tiếp tục tình trạng trì trệ, trong bối cảnh nguồn cung có xu hướng gia tăng, đáng chú ý là sự xuất hiện cạnh tranh với giá gạo tẻ Pakistan (gạo 25% tấm chỉ chào bán có 175 USD/tấn), trong khi đó nhu cầu tiếp tục tình trạng suy yếu. Trước bối cảnh đó các nước xuất khẩu đã có giải pháp cho riêng mình để tăng khả năng cạnh tranh. Trong bối cảnh nguồn cung quá dư thừa, để có thể thắng thầu cung cấp gạo cho các khách hàng truyền thống của mình, Pakistan đã chọn biện pháp giảm mạnh giá gạo để tăng cạnh tranh. Giá gạo 25% tấm của Pakistan hiện đang được đánh giá là thấp nhất khu vực Châu Á. Để hỗ trợ giá thóc nội địa không xuống quá thấp khi thu hoạch rộ, Chính phủ Thái Lan vừa công bố kế hoạch chi 7 tỷ Baht để mua vào 500.000 tấn gạo. Bộ Ngoại thương Thái Lan đang cố gắng đàm phán kỳ hợp đồng cấp Chính phủ bán gạo cho Ảrậpxeút, Irắc. Ngoài ra, Thái Lan đang xúc tiến ký kết hợp đồng bán gạo phẩm cấp cao cho các nước nhập khẩu truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản và bán gạo phẩm cấp thấp, tấm cho khu vực Châu Phi, Trung Mỹ. Để đối phó với tình hình trên và hỗ trợ cho thị trường lúa gạo, giữ cho giá lúa không tiếp tục xuống thấp bất lợi cho nông dân, Chính phủ đã có nhiều giải pháp về tài chính, tiền tệ, giá cả,.. để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và xuất khẩu gạo. Mới đây, tại văn bản số 1039/CP-KTTH ngày 30/9/1999 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định điều hành xuất khẩu gạo trong quý IV/1999, trong đó cho phép các doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu gạo trực tiếp hoặc qua nước thứ 3 vào một số thị trường tập trung như Irax, Indonexia, Malaysia, Philippine,.. ngoài số lượng gạo đã được đăng ký hợp đồng theo thoả thuận của Chính phủ tại các thị trường này, giao Bộ thương mại xúc tiến việc thoả thuận với Chính phủ một số nước có nhu cầu mua gạo trả chậm của Việt Nam, trước mắt thoả thuận bán 300.000 tấn gạo trả chậm sau một năm, nhưng các doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm vay vốn, thoả thuận giá cả và thu hồi vốn. Hồ Chí Minh và 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long). Gạo Việt Nam đã có mặt hầu khắp Châu lục, tuy vậy số lượng gạo do các tổ chức Việt Nam trực tiếp ký kết với các thị trường còn chiểm tỷ lệ thấp mà số bán qua trung gian nước ngoài còn chiếm phần lớn, đặc biệt thị trường Châu Phi, nơi tiêu thụ khối lượng lớn thì hầu hết là do các công ty trung gian nước ngoài đứng ra tiêu thụ.
Thứ tư: Mạng lưới thu mua, vận chuyển, chế biến lúa phục vụ xuất khẩu vẫn phụ thuộc quá lớn vào tư thương làm tăng chi phí trung gian và gây tình trạng lưu thông chồng chéo, vận chuyển vòng vèo, ép cấp ép giá, tranh mua tranh bán làm mất ổn định thị trường và gây thiệt hại cho cả người sản xuất và tiêu dùng trong nước. Việt Nam chưa định được số lượng xuất khẩu vững chắc để có thể duy trì được giá cả hợp lý mà còn tuỳ theo tình hình sản xuất, thu mua trong nước từng kỳ chưa có sản lượng dự trữ để chủ động kỳ hạn bán ra để tranh thủ theo xu hướng thị trường có lợi, mà thường khi do tập trung thu mua tồn kho nhiều, vội vã dồn nhau chào bán ra ngay khi giá cả thị trường bất lợi.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM. Để phát huy những lợi thế so sánh, nâng cao khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu gạo, đạt mục tiêu xuất khẩu mỗi năm 4-5 triệu tấn gạo với hiệu quả cao, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp cả ở tầm vĩ mô và vi mô.
Vì rằng phần lớn các loại giống lúa mới, kể cả một số giống lúa đặc sản đều chịu được cường độ thâm canh cao, và chỉ trong điều kiện đó các loại giống lúa mới có thể đạt hiệu quả kinh doanh cao. Thứ hai: chúng ta cần chuyển dịch cơ cấu phân bón giữa các loại phân hoá học với phân hữu cơ công nghiệp và phân vi sinh theo hướng tăng dần tỷ trọng hai loại phân hữu cơ công nghiệp và vi sinh. Hiện nay, trong khi nước ta chú trọng thâm canh bằng phân hoá học thì thế giới đã bắt đầu chuyển dần cơ cấu sử dụng phân bón theo hướng: giảm phân hoá học và tăng loại phân vi sinh, phân hữu cơ công nghiệp.
Trước hết là hệ thống phơi, sấy thóc sau thu hoạch, hiện nay Việt Nam làm kho thóc chủ yếu vẫn dựa vào ánh nắng mặt trời để giảm độ ẩm của thóc từ 19- 21% xuống 15-16% ở Đồng bằng Sông Cửu Long và xuống 13-14% ở Đồng bằng Sông Hồng, các tỉnh duyên hải miền Trung. Để khắc phục tình trạng đó, một số xí nghiệp xay xát lớn và các cơ sở kho đã lắp đặt hệ thống máy sấy do nước ngoài sản xuất, nhưng các thiết bị đó chưa thật phù hợp với điều kiện Việt Nam, do sử dụng nhiên liệu quá đắt. Trong thời gian tới cần hoàn thiện kỹ thuật và từ đó để nhân ra diện rộng một số mô hình thiết bị sấy có quy mô phù hợp, sử dụng các loại nhiên liệu sẵn có và rẻ tại địa phương (rơm, trấu, củi, than,..) do các cơ sở nghiên cứu trong nước thiết kế và chế tạo.