MỤC LỤC
Cho phép người sử dụng đưa vào một yêu cầu tìm tin từ bàn phím hay màn hình theo tác giả, nhan đề, đề mục, từ khóa, và những điểm truy cập khác. +Kết quả cuối cùng được hiển thị tóm lược hay đầy đủ dạng thư tịch Có thể hiển thị cả hai dạng MARC và Dublin Core (nếu có tích hợp phần mềm chuyển đổi). Quy trình quản lý ấn phẩm chặt chẽ và xuyên suốt kể từ lúc phát sinh nhu cầu bổ sung, đặt mua, kiểm nhận, gán số đăng ký cá biệt, xếp giá tới lưu kho và đưa ra khai thác.
Công cụ mạnh, thuận tiện và mềm dẻo giúp biên mục mọi dạng tài nguyên thư viện theo các tiêu chuẩn thư mục quốc tế; giúp trao đổi dữ liệu biên mục với các thư viện trên mạng Internet và giúp xuất bản các ấn phẩm thư mục phong phú và đa dạng. Tự động hoá và tối ưu hoá các nghiệp vụ quản lý đặc thù cho mọi dạng ấn phẩm định kỳ (bỏo, tạp chớ,..) như bổ sung, theo dừi, đăng ký, đúng tập và khiếu nại. Quản lý thông tin cá nhân và phân loại bạn đọc giúp thư viện áp dụng được những chính sách phù hợp với mỗi nhóm bạn đọc và tiến hành các xử lý nghiệp vụ theo lô hoặc theo từng cá nhân.
Tự động hoá những thao tác thủ công lặp đi lặp lại trong quá trình mượn trả và tự động tính toán, áp dụng mọi chính sách lưu thông do thư viện thiết đặt. Quản lý những giao dịch trao đổi tư liệu với các thư viện khác theo chuẩn quốc tế dưới các vai trò là thư viện cho mượn và thư viện yêu cầu mượn.
- Khi sinh viên trả sách: Từ thể sinh viên, xác đinh phiếu mượn, việc trả sách được ghi nhận vào dòng ngày trả và tình trạng. - Sinh viên trả muộn hơn ngày hẹn trả sẽ bị phạt, quy định phạt tùy theo thời gian trả muộn, và mức độ hư hỏng của sách. Giúp sinh viên tra cứu sách theo chuyên ngành, theo chủ đề, theo tên sách, theo tên tác giả, … trên các máy tính trạm.
Cung cấp cho thủ thư các thông tin về các đầu sách một sinh viên đang mượn và hạn phải trả; và các cuốn sách còn đang được mượn. Hỗ trợ thủ thư cập nhật thông tin sách, xác nhận cho mượn sách và nhận lại sách khi sinh viên trả sách. Hỗ trợ quản lý các thông tin về sinh viên dựa trên thẻ thư viện, thông tin thẻ mượn.
Hỗ trợ chức năng quản trị chung hệ thống (admin) trong đó người quản trị chung có thể thay đổi thông tin hoặc thêm bớt các thủ thư.
Một biểu đồ Use Case chứa các phần tử mô hình biểu thị hệ thống, tác nhân cũng như các trường hợp sử dụng và các mối quan hệ giữa các Use Case. + Hệ thống: Với vai trò là thành phần của biểu đồ use case, hệ thống biểu diễn ranh giới giữa bên trong và bên ngoài của một chủ thể trong phần mềm chúng ta đang xây dựng. Chú ý rằng một hệ thống ở trong biểu đồ use case không phải bao giờ cũng nhất thiết là một hệ thống phần mềm; nó có thể là một chiếc máy, hoặc là một hệ thống thực (như một doanh nghiệp, một trường đại học, …).
+ Tác nhân (actor): là người dùng của hệ thống, một tác nhân có thể là một người dùng thực hoặc các hệ thống máy tính khác có vai trò nào đó trong hoạt động của hệ thống. Một trong các mục đích của biểu đồ lớp là tạo nền tảng cho các biểu đồ khác, thể hiện các khía cạnh khác của hệ thống (ví dụ như trạng thái của đối tượng hay. cộng tác động giữa các đối tượng, được chỉ ra trong các biểu đồ động). Một lớp trong một biểu đồ lớp có thể được thực thi trực tiếp trong một ngôn ngữ hướng đối tượng có hỗ trợ trực tiếp khái niệm lớp.
Một biểu đồ lớp chỉ chỉ ra các lớp, nhưng bên cạnh đó còn có một biến tấu hơi khác đi một chút chỉ ra các đối tượng thật sự là các thực thể của các lớp này (biểu đồ đối tượng). Trong biểu đồ tuần tự, không phải các đối tượng đều xuất hiện ở trên cùng của biểu đồ mà chúng chỉ xuất hiện (về mặt thời gian) khi thực sự tham gia vào tương tác. Tên các message có thể biểu diễn dưới dạng phi hình thức (như các thông tin trong kịch bản) hoặc dưới dạng hình thức (với dạng giống như các phương thức).
+Trong biểu đồ tuần tự có thể có nhiều loại message khác nhau tuỳ theo mục đích sử dụng và tác động của message đến đối tượng. +Đường lifeline: là một đường kẻ nối dài phía dưới đối tượng, mô tả quá trình của đối tượng trong tương tác thuộc biểu đồ. +Lớp biên (lớp giao diện): là lớp nằm ở ranh giới giữa hệ thống với môi trường bên ngoài, thực hiện vai trò nhận yêu cầu trực tiếp từ các tác nhân và chuyển các yêu cầu đó cho các lớp bên trong hệ thống.
+Lớp điều khiển: thực hiện các chức năng điều khiển hoạt động của hệ thống ứng với các chức năng cụ thể nào đó với một nhóm các lớp biên hoặc lớp thực thể xác định. Một hệ phần mềm có thể được xây dựng từ đầu sử dụng mô hình lớp như đã trình bày trong các phần trước của tài liệu, hoặc cũng có thể được tạo nên từ các thành phần sẵn có. Các thành phần có thể là các gói ở mức cao như JavaBean, các gói thư viện liên kết động dll, hoặc các phần mềm nhỏ được tạo ra từ các thành phần nhỏ hơn như các lớp và các thư viện chức năng.
Có thể phân tách thành các chức năng con như thống kê thông tin bạn đọc, thống kê thông tin về tài liệu. - Thống kê thông tin bạn đọc : cho biết danh sách các bạn đọc đang mượn sách, các bạn đọc quá hạn chưa trả sách…. - Thống kê thông tin về tài liệu : cho biết danh mục các sách đang được mượn, danh mục sách đã được trả….
Có thể được phân rã thành hai chức năng con là Quản lý mượn sách và Quản lý trả sách. + Biểu đồ tuần tự cho chức năng Mượn Trả - Biểu đồ tuần tự cho chức năng mượn sách. + Biểu đồ lớp cho chức năng mượn trả - Biểu đồ lớp cho chức năng mượn sách.
+ Biểu đồ trạng thái cho chức năng mượn trả - Biểu đồ trạng thái cho chức năng mượn sách. Hệ thống cần quản lý các thông tin liên quan đến Sách, Bạn đọc vì vậy sẽ có hai thành phần thực hiện công việc này (quản lý sách và quản lý bạn đọc) các thành phần này sẽ thao tác trên CSDL của hệ thống nên sẽ có thêm thành phần cài đặt CSDL. Ngoài ra hệ thống cũng cần các thành phần giao tiếp với người sử dụng gồm giao diện bạn đọc và giao diện thủ thư được cài đặt trên máy client.
Trong mục 3 trong chương này đã phân tích khá chi tiết về hệ thống phân hệ mượn trả, trong mục này sẽ chỉ ra các bảng được sử dụng trong cơ sở dữ liệu của hệ thống mượn trả. Các thực thể trong hệ thống quan hệ với nhau tạo nên sơ đồ dữ liệu quan hệ.
Sau một thời gian tìm hiểu về thư viện điện tử em thấy rằng lĩnh vực thư viện là một lĩnh vực rất rộng, các chương trình quản lý thư viện phải bao gồm nhiều phân hệ tùy theo yêu cầu của từng thư viện cụ thể, trong phạm vi của báo cáo này em chỉ đi sâu vào phân tích phân hệ mượn trả, chương trình ứng dụng vào phân hệ này bao gồm quản lý các danh mục sách, danh mục nhân viên, danh mục nhà xuất bản, quản lý việc mượn và trả tài liệu, đưa ra được các báo cáo độc giả trễ hẹn, báo cáo độc giả mượn sách, báo cáo sách tồn…. Vì kiến thức còn hạn hẹp và do không được tiếp xúc với phần mềm quản lý thư viện đã được sử dụng trong các thư viện nên phần mềm em xây dựng này còn rất đơn giản, chưa đáp ứng được các chuẩn trong thư viện. Các tài liệu ebook trên mạng internet như phân tích thiết kế hướng đối tượng,.
Website http://thuvien.net, website thư viện quốc gia Hà Nội www.nlv.gov.vn, thư viện hà nội www.thuvienhanoi.org , thư viện Tạ Quang Bửu.