Đánh giá và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài sản tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

MỤC LỤC

Quản lý tài sản của các Ngân hàng thương mại

Các đặc tính về khản năng sinh lời, rủi ro và khả năng thanh khoản của các loại cho vay và đầu tư khác; các mục tiêu của NHTM và mục tiêu của chính sách cho vay; khả năng và kinh nghiệm của cán bộ và nhân viên NH; Nhu cầu tín dụng của khu vực thị trường mà NH hoạt động động; ảnh hưởng của các chính sách của Chính phủ như chính sách ưu đãi, chính sách tỷ giá, chính sách tài chính và tiền tệ, các điều kiện chung của nền kinh tế…. Chính sách đối với các khoản vay có vấn đề gồm quy định về cách thức xác định nợ xấu (các yếu tố cấy thành khoản nợ xấu), tỷ lệ nợ xấy có thể chấp nhận và mức độ “xấu” của khoản nợ, trách nhiệm giải quyết, phạm vi thanh lý và khai thác…Để ngăn ngừa các khoản cho vay có vấn đề thì NHTM thường xuyên đào tạo nghiệp vụ và giáo dục đội ngũ cán bộ NH có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức với tinh thần trách nhiệm cao, xem xét lại hệ thống thông tin quản lý khỏch hàng để cú thể được cập nhất và theo dừi thường xuyờn và chính xác, trong hệ thống thông tin này được thiết kế để đáp ứng được các yêu cầu phân loại khác nhau về các tiêu thức, về khác hàng, về thời gian, về ngành kinh tế, vùng kinh tế….

Hiệu quả quản lý tài sản của Ngân hàng thương mại

Quan điểm về hiệu quả quản lý tài sản của ngân hàng thương mại

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý còn đặt ra các hình thức kiểm tra, giám sát hoạt đọng của các ngân hàng cũng như các điều khoản phạt vi phạm từ đơn giản như phạt tiền, đến các hình thức cao hơn như hạn chế hoạt đồng, kiểm soát đặc biệt, rút phép… để buộc các ngân hàng phải tuân thủ các quy định an toàn. Điều đáng cân nhắc là nhiều nhu cầu của các loại khách lại mâu thuẫn vói yêu cầu an toàn của ngân hàng, ví dụ khách hàng vay tiền thường xuyên muốn không phải thế chấp, thường yêu cầu thủ tục phải nhanh, gọn… Do vậy, ngân hàng phải luôn tính toán các nhu cầu của khách hàng và phải đáp ứng những nhu cầu hợp phát đó một cách tốt nhất.

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý tài sản của Ngân hàng thương mại trong mối liên hệ với nguồn vốn

Khách hàng gửi tiền tuy không có khả năng kiểm soát hoạt động của ngân hàng như những cơ quan quản lý, song họ lại rất nhạy cảm với những thông tin về hoạt động cũng như tư cách đạo đức của người quản lý ngân hàng và họ có quyền lựa chọn gửi tiền hoặt rút tiền tương ứng với những thông tin đó. Ngân hàng thường xem xét một số chỉ tiêu liên quan đến danh mục chứng khoán như rủi ro và thu nhập từ chứng khoán, xu hướng vận động của giá chứng khoán và các nhân tố ảnh hưởng, tỷ lệ chứng khoán thanh khoản trên ngân quỹ hoặc tiền gửi… tỷ lệ này phản ánh chiến lược quản lý chứng khoán của ngân hàng.

Những nhân tố tác động đến hiệu quả quản lý tài sản của Ngân hàng thương mại

Những nhân tố chủ quan

Trình độ và phẩm chất đạo đức của đội ngũ nhân viên NH là yếu tố quyết định đánh giá sự thành công của quá trình quản lý, sự hiểu biết nghiệp vụ kém, không đồng đều giữ các nhân viên NH có thể dẫn đến những quyết định sai lầm trong quản lý như làm thay đổi kết cấu của tài sản NH, các khoản cho vay bị rủi ro…Trình độ cán bộ cao cho phép nghiên cứu phát triển các loại hình sản phẩm, dịch vụ thích hợp để đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường, đồng thời cho phép thu thập, phân tích, xử lý thông tin đầy đủ, có cơ sở từ đó. Một NH có hệ thống mạng lưới rộng khắp, ở các vị trí có nhiều lợi thế thương mại, cùng với cơ cấu tổ chức hoạt động hợp lý có hiệu quả sẽ là điều kiện tốt cho phép ngân hàng có nhiều cơ hội chiếm lĩnh thị phần để huy động vốn, cho vay cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện ích cho khách hàng và nhờ đó quy mô vốn cũng như cho vay, thu dịch vụ được tăng trưởng.

Những nhân tố khách quan 1. Môi trường vi mô

- Đối thủ cạnh tranh: Trong điều kiện hội nhập, hệ thống đối thủ cạnh tranh ngày càng phức tạp, các NHTM đã và đang phải đối phó với những đối thủ cạnh tranh là các ngân hàng, định chế tài chính nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh. Chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý tài sản của NHTM, sự ưu tiên phát triển một ngành kinh tế nào đó sẽ kéo theo vốn đầu tư của Chính phủ hoặc chính sách ưu đãi của Chính phủ về thuế và các điều kiện hợp pháp của các khoản vốn vay NH.

Những nhân tố khác

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM.

Hiệu quả quản lý tài sản của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Thực trạng công tác quản lý tài sản của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Vietinbank đã chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy tín dụng trong toàn hệ thống với các chức năng độc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp cáo, vừa tăng khả năm giám sát giữa các chức năng, theo đó chức năng nghiên cứu tham mưu ban hành chính sách tín dụng được tách biệt với các năng quản lý khách hàng, thẩm định và đề xuất tín dụng (Phòng khách hàng); thẩm định rủi ro và quản lý danh mục tớn dụng (Phũng quản lý rủi ro); theo dừi, quản lý cỏc khoản nợ bị suy giảm khả năng trả nợ (Phòng quản lý nợ có vấn để); kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập (Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ). Tiêu thức quản lý này giúp Vietinbank đánh giá được tổng thể về hoạt động cho vay tại một thời điểm nhất định theo các chính sách của nhà nước, theo các mục tiêu của Vietibnak theo đuổi, qua đó có thể điều chỉnh các hoạt động cho vay để thực hiện theo chính sách của chính phủ, NHNN và của Vietinbank cho phù hợp.

Bảng 4: Tình hình dự hiện trữ bắt buộc của Vietinbank năm 2007-2009
Bảng 4: Tình hình dự hiện trữ bắt buộc của Vietinbank năm 2007-2009

Hiệu quản quản lý tài sản của NHTMCP Công thương Việt Nam 1 Hiệu quả quản lý các khoản cho vay của NHTMCP Công thương

Trước sự biến động không ngừng của nền kinh tế và các chính sách điều chỉnh của Chính Phủ, NHNN, Vietinbank đã xác định mục tiêu tăng trưởng, bền vững, an toàn và hiệu quả, đẩy mạnh hoạt động phân loại, cơ cấu lại cơ sở khách hàng theo chiến lược của HĐQT để ra, đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nhưng vẫn đảm bảo kinh doanh an toàn, hiệu quả và giữ vững thị phần. Tuy nhiên các khoản cho vay trung và dài hạn của Vietinbank thường tập trung vào các khách hàng lớn, khách hàng chiến lược thuộc các ngành sản xuất quan trọng như Dầu khí, Điện lực, Bưu chính viễn thông, Công nghiệp thép, Xăng dầu, Xi măng, Hóa chất, dệt may, tiêu biểu như các dự án của Nhà máy đạm Cà Mau, xi măng Công Thanh, Xi măng Hệ dưỡng, Cảng biển Cái Mép, Hòn La, nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Bảng 6: Cơ cấu tăng trưởng đầu tư và cho vay năm 2007-2009
Bảng 6: Cơ cấu tăng trưởng đầu tư và cho vay năm 2007-2009

Định hướng về quản lý tài sản của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Chiến lược phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Ngân hàng Công thương Việt Nam quán triệt các quan điểm chỉ đạo chiến lược như sau: Thay đổi hình thức sở hữu theo hướng đa dạng hoá cơ cấu chủ sở hữu nhằm đổi mới cơ chế quản trị điều hành, thu hút thêm nguồn lực, tăng cường sự kiểm soát của các cổ đông, khách hàng và công chúng đối với ngân hàng; HĐKD dựa trên các nguyên tắc thị trường với mục tiêu tối ưu hoá lợi nhuận và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam;. “tài sản vốn” quan trọng nhất để có chính sách đào tạo, phát triển và sử dụng phù hợp; xác định công nghệ thông tin là yếu tố then chốt để cạnh tranh và phát triển kinh doanh; tổ chức bộ máy phù hợp với tính chất kinh doanh theo nguyên tắc thị trường, tinh gọn, linh hoạt, đủ điều kiện hội nhập quốc tế; định hướng xây dựng và phát triển Vietinbank thành Tập đoàn ngân hàng tài chính hàng đầu tại Việt Nam.

Mục tiêu và định hướng nâng cao hiệu quả quản lý tài sản tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong thời gian tới

- Dựa trên tiềm lực sẵn có lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện những quyết định nhằm đạt hiệu quả HĐKD với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, không ngừng làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của NHCT trên thị trường góp phần xây dựng NHCT thành một NHTM hiện đại, hoạt động có hiệu quả, tài chính lành mạnh, kỹ thuật công nghệ cao, kinh doanh đa chức năng với phương châm tin cậy, hiệu quả và hiện đại. Tập trung phát huy các lợi thế, khắc phục các tồn tại/hạn chế, tận dụng tối đa các cơ hội trên thị trường, nhằm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu kinh doanh năm 2010, tạo tiền đè cho việc thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng đến năm 2015, xây dựng Vietinbank trờ thành một tập đoàn tài chính ngân hàng lớn mạnh có sức cạnh tranh cao theo phương châm : “An toàn – Hiệu quả - Hiện đại – Tăng trưởng bền vững”.

Những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài sản tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

    - Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại để xây dựng hệ thống thông tin quản lý nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng lực quản trị điều hành cho các cấp quản trị; xây dựng hệ thống đo lường, đánh giá kết quả công việc, năng lực nhân viên tiên tiến; đánh giá và sử dụng cán bộ phải gắn với tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, tiêu chuẩn cán bộ và lấy hiệu quả công tác thực tế làm thước đo chủ yếu; thúc đẩy luân chuyển cán bộ; quy hoạch cán bộ phải đi đôi với đào tạo bồi dưỡng tạo nguồn dự trữ dồi dào không để bị hẫng hụt;. - Cải tiến đổi mới chính sách duy trì nguồn nhân lực (tiền lương, tiền thưởng, chế độ phúc lợi, thi đua khen thưởng…) để tạo ra một hệ thống cơ chế động lực đồng bộ nhằm kích thích, động viên cán bộ nhân viên, các đơn vị thi đua hăng say làm việc, tăng năng suất, chất lượng hiệu quả, tận tâm, trung thành với NHCT, đồng thời thu hút nguồn nhân lực trẻ, được đào tạo cơ bản có hệ thống, thành thạo vi tính, ngoại ngữ, thu hút các chuyên gia, nhân viên giỏi, nhân tài về NHCT và giữ chân nhân viên giỏi ở lại với NHCT.