Phân tích tài chính doanh nghiệp nâng cao dựa trên báo cáo tài chính

MỤC LỤC

Cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích tài chính doanh nghiệp 1. Hệ thống báo cáo tài chính

Do đó, Báo cáo tài chính của doanh nghiệp là mối quan tâm của nhiều nhóm người khác nhau như Ban giám đốc, Hội đồng quản trị, các nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ, các khách hàng chính, những người cho vay, các nhân viên ngân hàng, các nhà quản lý, các nhà bảo hiểm, các đại lý. - Báo cáo tài chính cung cấp chỉ tiêu kinh tế - tài chính cần thiết giúp cho việc kiểm tra một cách toàn diện và có hệ thống tình hình sản xuất, kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - tài chính chủ yếu của doanh nghiệp, tình hình chấp hành các chế độ kinh tế - tài chính của doanh nghiệp. - Báo cáo tài chính cung cấp số liệu cần thiết để tiến hành phân tích hoạt động kinh tế - tài chính của doanh nghiệp, để nhận biết tình hình kinh doanh, tình hình kinh tế - tài chính nhằm đánh giá quá trình hoạt động, kết quả kinh doanh cũng như xu hướng vận động của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các kết luận đúng đắn và có hiệu quả.

- Báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu, phát hiện những khả năng tiềm tàng và là căn cứ quan trọng đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư vào doanh nghiệp của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. - Báo cáo tài chính còn là căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch, kinh tế - kỹ thuật, tài chính của doanh nghiệp, là những căn cứ khoa học để đề ra hệ thống các biện pháp xác thực nhằm tăng cường quản trị doanh nghiệp, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, gồm công ty trách nhiệm hữu hạn (trừ công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên được chuyển từ doanh nghiệp nhà nước), công ty cổ phần (trừ công ty chứng khoán cổ phần và công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán), công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã (trừ hợp tác xã nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng nhân dân) áp dụng hệ thống Báo cáo tài chính ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Thông tin theo ngành kinh tế là những thông tin mà kết quả hoạt động của doanh nghiệp mang tính chất của ngành kinh tế như đặc điểm của ngành kinh tế liên quan đến thực thể của sản phẩm, tiến trình kỹ thuật cần tiến hành, cơ cấu sản xuất có tác động đến khả năng sinh lời, vòng quay vốn, nhịp độ phát triển của các chu kỳ kinh tế, độ lớn của thị trường và triển vọng phát triển.

NỘI DUNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính

Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh 1. Khái niệm và nội dung phân tích

Nhằm đáp ứng nhu cầu về tài sản cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải tập hợp các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động, hình thành nguồn tài trợ tài sản (nguồn vốn). Nguồn tài trợ tài sản (nguồn vốn) của doanh nghiệp được hình thành trước hết từ nguồn vốn của bản thân chủ sở hữu (vốn đầu tư của chủ sở hữu ban đầu và bổ sung trong quá trình kinh doanh, các quỹ doanh nghiệp có nguồn gốc từ lợi nhuận, lợi nhuận chưa phân phối, các nguồn kinh phí, nguồn vốn xây dựng cơ bản..); sau nữa, nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ nguồn vốn vay (vay ngắn hạn, dài hạn, trung hạn ở ngân hàng và vay các đối tượng khác). Cuối cùng, nguồn vốn được hình thành do chiếm dụng trong quá trình thanh toán (nợ người cung cấp, nợ người lao động, nợ Ngân sách Nhà nước.. kể cả số chiếm dụng bất hợp pháp).

Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh chính là việc xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp. Vì thế, khi phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh, các nhà phân tích thường xem xét tình hình bảo đảm vốn theo quan điểm luân chuyển vốn và tình hình bảo đảm vốn theo quan điểm ổn định nguồn tài trợ cùng với cân bằng tài chính của doanh nghiệp. Xét theo quan điểm luân chuyển vốn, tài sản ban đầu của doanh nghiệp được hình thành trước hết bằng nguồn vốn chủ sở hữu; nghĩa là, doanh nghiệp sử dụng số vốn chủ sở hữu của mình để tài trợ tài sản ban đầu phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

- Tài sản dài hạn: phản ánh số tài sản dài hạn đầu tư ban đầu bằng vốn chủ sở hữu, không bao gồm các khoản phương thức phát sinh trong thanh toán.

Tài sản ngắn hạn

- Tài sản ngắn hạn: phản ánh số tài sản ngắn hạn đầu tư ban đầu bằng vốn chủ sở hữu, không bao gồm các khoản phải thu phát sinh trong thanh toán. Do vậy, số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dư thừa, không sử dụng hết nên sẽ bị chiếm dụng. Vế trái < vế đồng nghĩa với số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nhỏ hơn số tài sản ban đầu.

Do vậy, để có số tài sản phục vụ cho các hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn từ bên ngoài. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, khi vốn chủ sở hữu không đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho kinh doanh, doanh nghiệp được phép đi vay để bổ sung vốn kinh doanh. Loại trừ các khoản vay quá hạn thì các khoản vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn (của Ngân hàng hay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước) chưa đến hạn trả, dùng cho mục đích kinh doanh đều được coi là nguồn vốn vay hợp pháp (vay hợp pháp).

Vốn chủ sở hữu (Loại B, Nguồn vốn, Mã số 400)

Nguồn vốn thanh toán dài hạn trong doanh nghiệp gồm các khoản chiếm dụng trong thanh toán có thời hạn trên một năm hay ngoài một chu kỳ kinh doanh. Tài sản thanh toán về thực chất là số tài sản của doanh nghiệp nhưng bị các đối tác chiếm dụng, doanh nghiệp có trách nhiệm phải thu hồi. Thuộc tài sản thanh toán gồm tài sản thanh toán ngắn hạn (là số tài sản mà doanh nghiệp có trách nhiệm thu hồi trong thời hạn một năm hay một chu kỳ kinh doanh) và tài sản thanh toán dài hạn (là số tài sản mà doanh nghiệp có trách nhiệm thu hồi ngoài một năm hay một chu kỳ kinh doanh).

Nợ phải thu dài hạn 1. Các khoản phải thu dài

Cân đối (4) cho thấy: số vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng (phần chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay hợp pháp lớn hơn số tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn tương ứng) đúng bằng số chênh lệch giữa số tài sản phát sinh trong quá trình thanh toán (nợ phải thu ngắn hạn và nợ phải thu dài hạn) với nguồn vốn chiếm dụng trong thanh toán (nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn) và ngược lại; số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng (phần chênh lệch giữa số tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn lớn hơn số vốn chủ sở hữu và vốn vay hợp pháp) đúng bằng số chênh lệch giữa nguồn vốn chiếm dụng trong thanh toán (công nợ phải trả) với số tài sản phát sinh trong quá trình thanh toán (nợ phải thu ngắn hạn và dài hạn). Cân đối (4) trên đây thể hiện cân đối giữa tài sản và nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp. Phân tích tình hình bảo đảm vốn theo tính ổn định của nguồn tài trợ Phân tích tình hình đảm bảo vốn theo tính ổn định của nguồn tài trợ được thực hiện dựa trên cơ sở phân chia nguồn hình thành nên tài sản sử dụng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thành hai loại tương ứng với thời gian luân chuyển tài sản là Nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn.

Nguồn vốn ngắn hạn là nguồn tài trợ mà doanh nghiệp sử dụng tạm thời vào vào hoạt động trong một thời gian ngắn nên còn gọi là nguồn tài trợ tạm thời. Nguồn vốn dài hạn là nguồn vốn mà doanh nghiệp được sử dụng lâu dài trong quá trình hoạt động. Nguồn vốn này thường xuyên tồn tại ở doanh nghiệp trong một chu kỳ kinh doanh để tài trợ cho tài sản sử dụng vào hoạt động của doanh nghiệp.

Thuộc nguồn vốn dài hạn (nguồn tài trơ thường xuyên) bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn.