MỤC LỤC
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU của một số doanh nghiệp trong 7 tháng.
Mặc dù dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam chiếm giá trị rất lớn trong kim ngạc xuất khẩu của cả nước,tuy nhiên trên thị trường EU dệt may Việt Nam lại chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng của ngành. (Trung tâm TMQT và Cục xúc tiến TMVN 2005) Nguyên nhân thứ hai là do chi phí sản xuất, chi phí nguyên vật liệu đầu vào chiếm tỉ lệ rất lớn cấu thành nên giá của sản phẩm mà Việt Nam lại phụ thuộc phần lớn nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu từ nước ngoài do đó giá cả đầu vào là rất cao. Vì các doanh nghiệp Việt Nam thường sử dụng nhiều lao động trẻ em, thời gian làm việc thường quá số giờ quy định (14 tiếng), các điều kiện ăn ở, sinh hoạt và điều kiện làm việc còn thấp, do đó những doanh nghiệp không đạt tiêu chuẩn sẽ không được phếp xuất khẩu sang thị trường EU.
Hàng dệt may Trung Quốc hiện nay đã có những chiến lược xây dựng thương hiệu mạnh mẽ như marketing, tổ chức các hội trợ, triển lãm.do đó thương hiệu dệt may Trung Quốc đã được nhiều người tiêu dùng EU biết đến như: Yishion, nhà thiết kế thời trang riêng cho World Cup 2006. Nhờ uy tín trong việc là đầu mối cung cầp nguyên phụ liệu dệt may cho cả thế giưói, đòng thời cũng được biết đến là quốc gia có ngành công nghiệp thời trang phát triển, do đó, sản phẩm dệt may Ấn Độ đã được người tiêu dùng EU rất ưa chuộng và sử dụng rộng rãi. Đến năm 2006, 95% máy móc đã được hiện đại hóa, nhiều công nghệ hiện đại như hệ thống tự động hóa, dây chuyền sản xuất hiện đại cũng được một số các doanh nghiệp áp dụng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU.
Một thành công nữa đó là các doanh nghiệp đã từng bước triển khai thương mại điện tử vào kinh doanh xuất nhập khẩu sản phẩm dệt may của mình để đưa các thông tin cơ bản về sản phẩm, về địa chỉ liên hệ để có thể mở rộng thị trường ra rộng khắp, tiếp cận đén mọi người tiêu dùng trên thế giới. Trong khi đó, theo tổng giám đốc một doanh nghiệp dệt may lớn tại TPHCM, ở thời điểm này, khi Trung Quốc đã chào hàng cho thị trường năm 2009 - 2010 thông qua những catalogue về mẫu mã, chất liệu vải may, xu hướng thời trang, thì các doanh nghiệp Việt Nam đang phải tìm mua lại các tài liệu này để… nghiên cứu thị trường. Còn theo tìm hiểu của phóng viên, trong các quốc gia cạnh tranh với Việt Nam trong xuất khẩu dệt may đã đặt ra những tham vọng rất lớn (đến năm 2010, Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu lên 50%, Ấn Độ là 25 tỷ USD, Bangladesh là 18 tỷ USD - tăng gấp đôi so với hiện nay) thì Việt Nam chỉ dám đưa ra chỉ tiêu khiêm tốn là đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu vào khoảng 10 - 12 tỷ USD.
Là ngành có công nghệ sản xuất thấp, thuộc “thế hệ công nghiệp” thứ nhất, các nước đi trước chỉ phát triển trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, sau đó họ dịch chuyển dần sản xuất sang nước đi sau để tận dụng thế mạnh cạnh tranh dựa vào nguồn nhân lực giá rẻ. Theo đó, ngành Dệt May Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với nhiều khó khăn; chi phí nguyên liệu cao dẫn đến giá thành sản xuất cao, tất yếu giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm, không chủ động trong kế hoạch kinh doanh, các doanh nghiệp sản xuất chịu sức ép từ các nhà cung cấp nguyên phụ liệu. Thứ hai, nguồn nguyên phụ liệu phụ thuộc vào nước ngoài đã khiến cho các doanh nghiệp mất đi tính chủ động, dẫn đến giá cả sản phẩm cao, chất lượng mẫu mã không được đa dạng bằng các đối thủ khác, việc hoàn thành các đơn hàng có giá trị cao một cách đúng thời hạn là khó khăn.
Cùng với các Thỏa thuận về Việt Nam gia nhập WTO và Hiệp định về hàng dệt may và giày dép năm 2004; Thỏa thuận về mở cửa thị trường, trong đó có việc bỏ hạn ngạch dệt may cho Việt Nam từ 01/01/2005, quan hệ thương mại giữa EU và Việt Nam đã bước sang thời kỳ phát triển mới, mạnh mẽ và toàn diện hơn. Dù chế độ hạn ngạch (quota) không còn tồn tại khi Việt Nam vào WTO, hàng dệt may Việt Nam có thể tiếp cận tự do thị trường Mỹ và EU, nhưng khả năng tiếp cận đến mức nào vẫn là dấu hỏi lớn, nhất là sau năm 2008, thời điểm Trung Quốc được xuất khẩu tự do trở lại hàng dệt may vào EU. Trước tình hình trên, để chủ động nguồn nguyên phụ liệu, thời gian qua, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cùng nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước đã liên doanh hợp tác với nhiều tập đoàn nước ngoài để đầu tư các dự án sản xuất nguyên phụ liệu dệt may, hướng đến mục tiêu nâng tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu lên 50% vào năm 2010.
Dự kiến đến năm 2009 - 2010, liên doanh này mới tiếp tục xây dựng nhà máy sản xuất chỉ khâu (sản lượng 10 triệu cuộn chỉ/năm và nhà máy wash công nghiệp có công suất 10 triệu sản phẩm/năm) để cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước…Đối với các dự án xây dựng trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may, đến nay vẫn chưa có trung tâm nào hoàn thành theo kế hoạch. Trong khi các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam đã có nhiều cơ sở vững chắc cho bước nhảy vọt trong xuất khẩu dệt may, thì xem ra, Việt Nam chỉ có thể nỗ lực để nâng tỷ lệ “gia công giá cao” chứ chưa thể thực hiện được việc chủ động nguồn nguyên phụ liệu theo mục tiêu đã định.