Thực trạng quản lý nhà nước đối với chất lượng công trình giao thông Việt Nam thời gian qua

MỤC LỤC

Hiệu quả quản lý Nhà nước đối với chất lượng công trình giao thông 1. Khái niệm quản lý Nhà nước về kinh tế

Quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân (hoặc vắn tắt là quản lý Nhà nước về kinh tế) là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đặt ra trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế 1. Như vậy, Nhà nước thực hiện chức năng quản lý kinh tế là nhu cầu khách quan, nôi tại của nền kinh tế thị trường, còn việc điều tiết, khống chế và định hướng các hoạt động kinh tế của các cơ sở thuộc các thành phần kinh tế theo phương hướng và mục tiêu nào lại lệ thuộc cào bản chất của các hình thức Nhà nước và con đường phát triển mà nước đó lựa chọn.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG THỜI GIAN QUA

Khái quát chung về ngành xây dựng giao thông Việt Nam 1. Quá trình hình thành và phát triển

Thời kỳ mới thành lập Bộ Giao thông Công chính đứng trước những khó khăn rất nặng nề với 6 nhiệm vụ rất căn bản: (1) Vận tải quân, lương phục vụ cho kháng chiến Nam Bộ và các chiến trường khi cuộc kháng chiến toàn quốc nổ ra (12.1946); (2) Phá hoại cầu đường ngăn chặn quân địch tiến quân đánh chiến các vùng tự do, các căn cứ kháng chiến với âm mưu đánh nhanh thắng nhanh; (3) Thiết lập các đường dây giao liên, giữ giao thông liên lạc thông suốt các miền Bắc – Trung – Nam phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ; (4) Sửa chữa, mở đường các vùng tự do, vùng kháng chiến và đi sâu vào các vùng hậu cứ của địch để phục vụ các chiến dịch đánh địch trên khắp các chiến trường đồng thời gia tăng phục vụ sản xuất; (5) Vận tải hàng hoá, hành khách, vận chuyển lương thực, quân đội tham gia các chiến dịch tấn công giai đoạn 1945 – 1954; (6) Làm nhiệm vụ quốc tế ch,i viện cho Lào, Campuchia v.v. Một số công trình quan trọng có thể kể ra như: Nhà ga T1và đường cất hạ cánh 1B Cảng hàng không quốc tế Nội Bài; đường cất hạ cánh 25L tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất; nhà ga, sân đỗ, đường hạ cất cánh sân bay Vinh, nhà ga sân bay Phú Quốc ; nhà ga hành khách Cảng hàng không Phù Cát (Bình Định), hoàn thành nâng cấp Cảng hàng không Vinh, đưa vào sử dụng cảng hàng không Côn Sơn (Bà Rịa-Vũng Tàu); khánh thành nhà ga hành khách và đài kiểm soát không lưu Cảng hàng không Điện Biên Phủ; cảng hàng không Chu Lai. Đã tạo ra được một số sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng như lắp ráp được một số loại xe ôtô thông dụng, đại tu đầu máy, đóng mới toa xe khách các loại kể cả toa xe khách cao cấp; Đóng mới được tàu vận tải biển đến 11.500 DWT, tàu cao tốc 28 hải lý/h, tàu hút công suất vừa, cần cầu nổi 600 T; Chế tạo được một số máy móc thiết bị thi công cơ giới như trạm trộn bê tông nhựa, máy rải bêtông nhựa, máy lu… Sự phát triển của công nghiệp GTVT đã hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông và khai thác vận tải.

Quy mô giai đoạn 1 bao gồm: đầu tư tín hiệu tự động trên khu đoạn Hải Phòng- Gia Lâm, thông tin vô tuyến hiện đại cho đoàn tàu, cung cấp đầu máy toa xe (các đoàn tàu thoi khách EMU và các toa xe hàng), nâng cấp Ga Hải Phòng (kết nối với Ga Đình Vũ tại khu kinh tế mới) và Ga Yên Viên là ga hàng hóa chính của miền Bắc, làm đường đôi đoạn Yên Viên- Gia Lâm và đoạn Cao Xá- Tiên Trung, điện khí hóa đoạn Gia Lâm- Lạc Đạo.

Thực trạng hiệu quả quản lý Nhà nước đối với chất lượng các công trình giao thông Việt Nam thời gian qua

Mỗi dự án đều có vốn đầu tư từ vài chục tới hàng trăm triệu USD như: Dự án xây dựng cải tạo 47 cây cầu trên quốc lộ 1; Dự án xây dựng 38 cầu giao thông nông thôn các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; Dự án xây dựng đường giao thông nông thôn 1 và 2; Dự án nâng cấp và bảo trì mạng lưới đường bộ vốn vay của JBIC; Dự án xây dựng 45 cầu giao thông nông thôn các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên; Dự án BOT xây dựng đường cao tốc Nội Bài- Hạ Long, Hà Nội, Việt Trì; gần đây đây nhất là Dự án xây dựng cầu Bãi Cháy. Đội ngũ cán bộ công chức còn nhiều điểm yếu kém, tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính phong cách làm việc chậm đổi mới, một số cán bộ công chức nhà nước chưa được đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức chuyên môn tối thiểu về chuyên ngành xây dựng – giao thông, kỹ thuật xây dựng và kiến thức về quản lý Nhà nước; Đồng thời nhận thức về vai trò và chức năng quản lý Nhà nước của Nhà nước chưa thật rừ ràng, chưa thống nhất.

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về chất lượng công trình giao thông Việt Nam

Định hướng chiến lược phát triển của ngành giao thông trong giai đoạn 2006 - 2010

Phát triển vận tải theo hướng hiện đại với chi phí hợp lý, an toàn, giảm thiểu tác động môi trường và tiết kiệm năng lượng; Ứng dụng công nghệ vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức; nhanh chóng đổi mới phương tiện; Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, đồng thời phát triển nhanh hệ thống dịch vụ vận tải đối ngoại, trước hết là vận tải hàng không và hàng hải, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế. Trọng tâm phát triển cơ sở hạ tầng trên trục dọc Bắc- Nam bao gồm: Hoàn thành nâng cấp và mở rộng QL1A từ Hữu Nghị Quan đến Năm Căn; Nối thông và nâng cấp toàn tuyến Đường Hồ Chí Minh từ Cao Bằng đến Đất Mũi (Cà Mau); Xây dựng đường cao tốc Bắc- Nam; Hoàn thành nâng cấp đường sắt Thống Nhất đạt cấp kỹ thuật quốc gia và khu vực, xây dựng hầm qua đèo Hải Vân; Tiến hành xây dựng đường sắt cao tốc Bắc- Nam, trước hết là trên đoạn Hà Nội- Vinh, TP HCM- Nha Trang.

Giải pháp

Bên cạnh đó cần khuyến khích và động viên các tổ chức xã hội, tổ chức quần chúng tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý, bảo vệ và sử dụng một cách có ý thức đối với hệ thống công trình cơ sở hạ tầng giao thông đồng thời thành lập các tổ quản lý để thống nhất điều phối, kiểm tra, giám sát toàn bộ quá trình lập dự an, thi công xây dựng công trình giao thông cho đến khi đưa công trình vào hoạt động, sử dụng khai thác. Những văn bản pháp luật khung này sẽ là cơ sở pháp lý để tiếp tục bổ sung và hoàn thiện hơn nữa hệ thống văn bản pháp luật về giao thông đồng thời cùng với hệ thống văn bản pháp luật hiện hành sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động điều hành quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước về giao thông, tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp tổ chức cá nhân trong và ngoài nước không phân biệt thành phần kinh tế được quyền tự chủ, bình đẳng trong các hoạt động về giao thông.

Kiến nghị

• Về chức năng và nhiệm vụ: Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ; Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm, các chương trình dự án quốc gia và các công trình quan trọng khác thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ; Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và chiến lược, quy hoạch sau khi được phê duyệt và các văn bản quy phạm pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông, hàng hải và hàng không…. Trên cơ sở những kết quả ban đầu đã đạt được, chúng ta tin tưởng rằng cùng với sự chỉ đạo thường xuyên chặt chẽ của Chính phủ, sự quan tâm và phối hợp của các Bộ ngành có liên quan cùng sự trưởng thành không ngừng của các ngành giao thông thì chất lượng công trình giao thông nhất định sẽ vượt qua những khó khăn, thách thức và phát triển vững chắc trong thời gian tới.