Vai trò chủ đạo của Kinh tế Nhà nước trong Nền Kinh tế Thị Trïse Định hướng XHCN

MỤC LỤC

Nội dung vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

Để đảm bảo thực hiện được vai trò là thành phần kinh tế chủ lực của nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay thì kinh tế nhà nước phải thực hiện được bốn nội dung hay là bốn chức năng của nó trong kinh tế nhiều thành phần của nước ta hiện nay. * Thứ nhất, kinh tế nhà nước mà thành phần chính là các doanh nghiệp nhà nước, phải đi đầu trong việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Là lực lượng kinh tế được nhà nước chú trọng đầu tư, phát triển, do Nhà nước nắm giữ nguồn vốn chi phối do đó quy mô hoạt động của các kinh tế nhà nước và đặc biệt là thành phần doanh nghiệp nhà nước rất rộng lớn, và đang ngày càng được tổ chức sắp xếp lại theo hướng hiện đại nhằm hoạt động có hiệu quả hơn. Bởi nguồn vốn đầu tư lớn, chủ yếu trong các doanh nghiệp nhà nước có 100% vốn của nhà nước hoặc nhà nước giữ cổ phần chi phối). Với tư cách là công cụ điều tiết, các DNNN được nhà nước đầu tư phát triển theo phương châm: “Ở đâu, khi nào nền kinh tế quốc dân đang cần mở rộng sản xuất kinh doanh một mặt hàng nào đó mà các thành phần kinh tế khác không muốn hoặc không có khả năng kinh doanh thì khi đó cần có sự có mặt của DNNN”, đến một lúc nào đó khi khả năng sinh lời tăng lên thì doanh nghiệp dân doanh nhày vào hoạt động và đủ khả năng cung cấp cho thị trường thì DNNN rút ra và tiếp tục hoạt động ở các lĩnh vực khác.

Thực trạng KTNN và việc thực hiện vai trò chủ đạo của KTNN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN hiện nay

Những bước chuyển biến chủ yếu của KTNN trong thời kì đổi mới

Hiện nay Việt Nam đang ở trong thời kỳ công nghiệp hóa,hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân và bước đầu đạt được những thành tựu khiến thế giới phải kinh ngạc.Từ một nước nông nghiệp lạc hậu chịu thiệt hại nặng nề của chiến tranh nước ta đang từng bước vươn lên với những bước đi đúng đắn.Trong năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP : 8,44%, chỉ đứng sau Trung Quốc, GDP tính theo giá trị thực tế 1141 tỉ đồng, bình quân đầu người đạt 13,4 triệu đồng.Nếu tính bằng USD theo giá hối đoái hiện nay thì GDP đạt 71,3 tỉ, GDP bình quân đầu người đạt 835USD.(Theo số liệu của tổng cục thống kê).Bên cạnh đó khối lượng đầu tư toán xã hội thực hiện trong quý I năm 2008 theo giá trị thực tế: 105,1 nghìn tỉ đồng tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2007.Việt Nam cũng đang là một trong những nước đứng đầu thế giới về một số mặt hàng xuất khẩu như :gạo, cà phê,…nhưng chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp.Bên cạnh đó mức thu hút vốn đầu tư của nước ta trong năm 2007 cũng đạt mức kỷ lục trong 20 năm qua kể từ khi Việt Nam thực hiện mở cửa thu hút vốn trực tiếp nước ngoài: Con số lên tới 20,3 tỉ USD.Xuất khẩu đạt mức tăng 21%, tỷ lệ hộ nghèo giảm dưới 15% và tạo thêm 1,7 triệu việc làm mới cho người lao động.(Nguồn: Thời báo viêt.com)Tin tức kinh tế 23533.tbv). Đặc biệt là thành tựu trong việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước- hướng đi đúng đắn mà Đảng và nhà nước ta đang hướng tới.Theo báo cáo gần đây của ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước (tháng 5-. 2006)trong 15 năm qua nước ta đã cổ phần hóa được 2935 doanh nghiệp nhà nước ,trong đó hơn 80% số doanh nghiệp được cổ phần hóa từ năm 2001 đến nay.Thực tế đã cho thấy sau khi CPH có tới 90% doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn, chỉ có 10% số doanh nghiệp náy hoạt động kém hiệu quả.Theo kết quả nghiên cứu cho thấy chưa có doanh nghiệp nhà nước nào sau khi cổ phần hóa biến thành tư nhân hóa.Đây là thành tựu đáng mừng trong việc định hướng XHCN của Đảng và Nhà nước ta.Cơ cấu doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa, cổ đông là nhà nước nắm 46,3% cổ phần, là cán bộ iên chức nắm 29,6%, cổ phần và cổ đông ngoài nhà nước nắm 24,1% cổ phần.Như vậy cơ cấu cổ đông như trên tạo điều kiện thuận lợi cho mọi nhà đầu tư tham gia vào quá trình xây dựng doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thì việc chuyển các công ty trong nước sang công ty trách nhiệm hữu hạn và hoạt dộng theo mô hình công ty mẹ- công ty con hình thành các tập đoàn kinh tế cũng là một biện pháp thiết thực, phù hợp với tình hình kinh tế đất nước giai đoạn hiện nay.Cơ cấu này bước đầu phát huy hiệu quả , lợi thế so sánh về vốn công nghệ, thị trường , khả năng cạnh tranh phù hợp với yêu cầu thích ứng của thị trường, chúng ta đã có 8 tập đoàn kinh tế nhà nước: bưu chính viễn thông(VNPT), than- khoáng sản(Viracomin), Dầu khí có Petro Việt Nam, điện lực có EVN, CN tàu thủy có Vinashin, dệt may (Vinatex), cao su (VRG) , tài chớnh- bảo hiểm(Bảo Việt).Rừ rang lĩnh vực hoạt động của cỏc doanh nghiệp này có ý nghĩa chiến lược trong tiến trình phát triển kinh tế đất nước, có sức cạnh tranh cao trên trường.

Qua phân tích ở trên đã cho ta thấy những thành tựu to lớn của kinh tế nhà nước hiện nay.Nó tác động trực tiếp đến các thành phần kinh tế khác cũng như khả năng điều tiết nền KTTT đúng định hướng XHCN.Thành phần kinh tế nhà nước là một thành phần kinh tế đặc biệt,nó không chỉ đóng vai trò trong kinh tế mà còn quyết định các vấn đề của xã hội.Lĩnh vực công nghiệp luôn tạo được hiệu quả cao với tỷ trọng đóng góp vào GDP lớn.Năm 2007 tăng trưởng cao của công nghiệp đạt được ở cả 3 khu vực:Riêng khu vực kinh tế nhà nước trong năm 2007 tăng cao nhất so với 2 năm trước đó(2005 chỉ tăng 7,2% ;2006 tăng 9,3%).Trong khu vực này các doanh nghiệp trung ương tăng với 13,3% cao hơn tốc độ tăng trưởng của 2 năm trước đó(2005 tăng.

Những tồn tại yếu kém trong quá trình đổi mới và thực hiện vai trò chủ đạo của KTNN

Một số doanh mục đầu tư của nhà nước coi kém hiệu quả chỉ đầu tư trước mắt mà chưa có định hướng lâu dài gây nên nhiều bất cập.Cụ thể doanh nghiệp nhà nước đã bỏ hoang hơn 2 triệu m2 đất ở thành phố Hồ Chí Minh, chỉ riêng chi tiêu cho việc cho thuê đất đã làm thâm hụt ngân sách nhà nước hàng chục tỷ đồng.Việc đầu tư ồ ạt những dây chuyền không hiệu quả, bổ nhiệm nhiều chức vụ chỉ nhằm mục đích giảm căng thảng nội bộ dẫn đến tình trạng thiếu tiền trả lương cho công nhân, nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước ngày càng lớn mà khả năng thanh toán lại han chế.Tất cả đều ảnh hưởng đến tình hình tài chình của doanh nghiệp nhà nước nói chung cũng như ngân hàng thương mại nhà nước. Với thực trạng nêu trên việc sắp xếp , đổi mới doanh nghiệp nhà nước đang thực sự là vấn đề cấp bách tuy nhiên việc thực hiện lại không hề đơn giản và hiệu quả chưa cao.Trong năm 2007, số doanh nghiệp được cổ phần hóa là 116 đạt 21% so với kế hoạch cả năm được chính phủ phê duyệt.Đây là kết quả quá thấp,tốc độ cổ phần hóa còn chậm.Vẫn còn tình trạng mua bán cổ phần chưa công khai trên thị trường thiếu minh bạch mang tính nội bộ, cổ phần hóa khép kín gây thất thoát trong hoạt động kinh doanh và rơi vào tay một số tư nhân.Tỷ lệ cổ đông la nhà nước nắm giữ lượng cổ phần cao chưa khuyến khích được các nguồn đầu tư từ phía ngoài doanh nghiệp.

Một số giải pháp và kiến nghị nhằm thực hiện vai trò chủ đạo của KTNN trong nền kinh tế quốc dân

Một số giải pháp

Ở nước ta, đú là quỏ trỡnh đa dạng hoá sở hữu có bản chất khác hẳn các nước, là hình thức xã hội hoá một bộ phận DNNN để nhiều người cùng sở hữu DN theo tỷ lệ cổ phần nhằm huy động vốn, nâng coa hiệu quả quản lý và phát huy tính năng động, sáng tạo của người lao động. Để giải quyết vấn đề này thì trước hết phải có sự thống nhất giữa nhà nước và DN trong việc xác định giá trị, trước mắt không đưa giá trị quyền sở hữu sử dụng đất vào việc giá trị DN, mà thực hiện thí điểm rút kinh nghiệm, đồng thời chấp nhận phương án hiệu chỉnh để có giá trị cho thuê đất hợp lý trên cùng một địa bàn đối với các thành phần kinh tế.

Một số kiến nghị

+Phân biệt quyền với sở hữu và quyền kinh doanh của nhà nước nhằm tạo ra môi trường và quyền tự chủ đề DNNN cạnh tranh trên thị trường một cách bình đẳng, tự chịu trách nhiệm sản xuất của minh. +Không phân biệt quá sâu sắc giữa DNNN và DNTN tạo ra khoảng cách giữa các DN, mà phải tạo môi trường pháp lý bình đẳng để các DN cạnh tranh một cách có hiệu quả nhất.