MỤC LỤC
Kênh phân phối sản phẩm trong du lịch được hiểu như một hệ thống tổ chức dịch vụ nhằm tạo ra các điểm bán hoặc các cách tiếp cận sản phẩm thuận tiện cho khách du lịch, ở ngoài địa điểm diễn ra quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm. Thông qua các kênh phân phối, du khách được chăm sóc chu đáo hơn bằng các dịch vụ như tư vấn, đặt chỗ thuận tiện hơn, các dịch vụ bổ sung phục vụ chu đáo hơn như dịch vụ về bảo hiểm, visa, hộ chiếu,…hay trong việc giải quyết các phàn nàn, khiếu nại của khách.
Đối với các kênh tiêu thụ gián tiếp, chủ thể hoạt động là những doanh nghiệp kinh doanh độc lập, họ có quyền hạn và chiến lược kinh doanh riêng, trong nhiều trường hợp quan điểm của các doanh nghiệp lữ hành gửi khách, các đại lý lữ hành rất khác với quan điểm của doanh nghiệp lữ hành nhận khách. Việc đánh giá hoạt động của các kênh tiêu thụ cần theo những tiêu chuẩn như số chuyến du lịch, số lượt khách, số ngày khách, doanh thu đạt được, độ chính xác của các hợp đồng, mức độ hợp tác trong các chương trình xúc tiến và các thông tin thị trường mà họ cung cấp.
Đối với các công ty lữ hành Việt Nam, khi điều kiện tiếp xúc và khai thác trực tiếp các nguồn khách quốc tế tại nơi cư trú của họ là vô cùng hạn chế thì việc nhận khách thông qua các công ty lữ hành gửi khách thì gần như là tất yếu. Doanh nghiệp cũng phải cân nhắc giữa việc loại bỏ một thành viên và tìm kiếm thành viên tốt hơn thay thế hay thực tiễn việc hỗ trợ để thành viên đó hoạt động tốt hơn.
Trong những năm đầu, hoạt động du lịch đã khởi sắc tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hóa sản xuất trong nước, góp phần thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất và dịch vụ phát triển, tăng tỉ trọng dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân; khôi phục nhiều nghề thủ công truyền thống; góp phần vào sự phát triển của hàng không, văn hóa – thông tin và các ngành khác liên quan đến du lịch; tạo nhiều việc làm mới, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước và từng địa phương, thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền trong nước và quốc tế. Trong những năm gần đây, môi trường du lịch của nước ta đang ngày càng được cải thiện, kinh tế phát triển với nhịp độ tăng trưởng cao; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên; quan hệ quốc tế của Việt Nam rộng mở; tình hình chính trị - xã hội ổn định bảo đảm điểm đến an toàn, thân thiện cho khách du lịch quốc tế; tài nguyên du lịch được bảo tồn và phát triển; hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch được chú trọng đầu tư nâng cấp không ngừng khiến cho vị trí vai trò của du lịch ngày càng được nâng cao, từng bước vươn lên trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần tích cực vào tiến trình đổi mới, hội nhập khu vực và thế giới của đất nước.
Hoạt động chính: Bán vé máy bay, Du lịch lữ hành nội địa, quốc tế Inbound, quốc tế Outbound. Địa chỉ: 70, đường Thanh Thủy, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng Giám đốc: Trần Thanh Liễng. • Chi nhánh Vietran-tour tại thị xã Tuyên Quang Địa chỉ: 172, đường 17/8, Phường Phan Thiết, Tuyên Quang Giám đốc: Đinh Nguyệt Ánh.
Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên. Giữa năm 2005: chi nhánh thứ 3 ra đời ở Tuyên Quang kinh doanh du lịch lữ hành và nhà hàng chuyên về đồ uống mang tên OSCAR có quy mô lớn nhất thị xã. Ngoài ra, trong những năm tiếp theo, công ty còn mở thêm cửa hàng Vietran sport kinh doanh thiết bị thể thao tại đường Nguyễn Thái Học-Hà Nội và Trung tâm Giải pháp thị trường AMEC.
Vietrantour không chỉ có một ban giám đốc năng động mà còn có một đội ngũ nhân viên trẻ trung sắc sảo kiến thức, thành thạo ngoại ngữ và trên hết chính là niềm khát khao nồng nhiệt với tinh thần làm việc hăng say công hiến với tôn chỉ duy nhất của công ty: tạo nềm tin cho khách hàng. Bản văn hóa của công ty cũng đã đề cập tới những quy định về sử dụng mạng Internet, về sử dụng điện thoại của công ty va chi tiết hơn cả là những quy định chung về nghiệp vụ tổng đài điện thoại giúp cho mỗi nhân viên thấy được mình đang làm cho một công ty rất chuyên nghiệp và tự mình ý thức được tầm quan trọng của chính mình với việc giữ uy tín của công ty và tạo niềm tin cho khách hàng. Trước khi luật du lịch chính thức có hiệu lực, ban lãnh đạo công ty đã cho nhân viên học tập về các nguyên tắc cơ bản trong kí kết hợp đồng quốc tế đồng thời nghe về quyền lợi của du khách khi mua bảo hiểm du lịch thông qua mời các hãng kinh doanh bảo hiểm.
Trong thời gian qua, tuy đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể nhưng Vietrantour luôn tỉnh táo nỗ lực thực hiện.Việc đào tạo nâng cao các kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên được Ban Giám Đốc coi là một trọng tâm chiến lược. Trong thời gian quan, công ty đã mở các khóa huấn luyện nghiệp vụ ngắn ngày hoặc dài ngày mời những chuyên gia Việt Nam, nước ngoài tới giảng dạy nhằm nâng cao kỹ năng chuyên môn, cập nhật nhanh nhất những thành tựu hữu ích trên thi trường du lịch. Để xô xát giữa lý thuyết và thực hành, mỗi mùa hè Vietratour thường tổ chức những chuyến đi nhằm nâng cao sự hiểu biết, tính thực tế đồng thời tổ chức khóa học, hội thảo ở các địa danh du lịch nổi tiếng nhằm phát triển các ý tưởng mới.
Với sự phát triển không ngừng nghỉ, Vietran – tour ngày càng mở rộng kinh doanh hướng tới những thị trường mới, cung cấp những gói dịch vụ du lịch hoàn thiện hơn nhằm duy nhất mục đích cuối cùng: tất cả vì chất lượng phục vụ khách hàng. Với Vietran – tour, thị trường khách outbound luôn đạt mức doanh thu cao hơn hẳn so với thị trường inbound và nội địa. Bảng2.6: thị trường khách Inbound và nội địa trong năm 2007(trụ sở chính) (Nguồn: Bộ phận kế toán của Vietrantour (trụ sở chính)).
Tuy mới chỉ phát triển mạnh trong vòng 5 năm trở lại đây nhưng Vietran – tour đã không ngừng phấn đấu hết mình để có được một thành quả như hiện nay. Hệ thống các công ty du lịch liên kết với Vietran – tour trên địa bàn Hà Nội đã lên tới khoảng 154 công ty, bao gồm các công ty lớn nhỏ khác nhau trong đó có cả 2 công ty du lịch phát triển mạnh khá nổi tiếng, đó chính là Saigontourist và Vietnamtourism tại Hà Nội. Bảng2.9: Danh sách một số công ty du lịch tại Hà Nội liên kết với Vietran – tour (Nguồn: Bộ phận Outbound của Vietran – tour tại trụ sở chính).
Như vậy nhỡn qua biểu đồ hay bảng số liệu trờn ta cú thể thấy rừ được công ty du lịch mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho Vietran – tour hay nói cách khác công ty là bạn hàng thân thiết cung cấp cho Vietran – tour nguồn khách Outbound thường xuyên nhất đó chính là công ty khách sạn du lịch Kim Liên và công ty Opentour (với số lượt khách cung cấp cho Vietran – tour trung bình 1 năm chiếm tới 30% tổng số lượt khách mà 5 công ty gửi khách nhiều nhất đã gửi sang cho Vietran – tour). Nhưng thông thường với các chương trình du lịch ghép khách lẻ như thế này thì khi kết thúc tour, các công ty du lịch gửi khách sẽ gọi điện cho khách hàng và hỏi về tình hình chuyến đi, các dịch vụ mà Vietran – tour cung cấp có đủ tiêu chuẩn không, có làm hài lòng khách hàng không, và có thể xin một vài sự góp ý từ phía khách hàng để có thể phục vụ khách tốt hơn cho các lần đi tour kế tiếp. Một vài đánh giá về tình hình liên kết với 5 công ty (công ty khách sạn du lịch Kim Liên, công ty du lịch dịch vụ Công Đoàn Đường Sắt Việt Nam, công ty TNHH Du lịch Mở Việt Nam, công ty Opentour và công ty Hà Nội startour) của công ty Vietran – tour: mức hoa hồng Vietran – tour trả cho mỗi chương trình du lịch và quy trình bán tour cho các công ty du lịch (có 9.