MỤC LỤC
- Tổ chức phong trào quần chúng tham gia xây dựng lưc lượng vũ trang và quốc phòng toàn dân;thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ huyện;quản lý lực lượng dự bị động vên; chỉ đạo việc xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, công tác huấn luyện dân quân tự vệ. - Tổ chức thực hiện và chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp xã, thị trấn thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hớp pháp khác của công dân.
- Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp mình theo hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân cấp trên. - Xây dựng đề án thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính ở địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình cấp trên xem xét quyết định.
- Quản lý tổ chức công tác tổ chức, biên chế, lao động, tiền lương theo phân cấp của uỷ ban nhân dân cấp trên. - Quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của huyện.
Các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện Thường Xuân
Theo Đại từ điển tiếng việt của Trung tâm Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, do Nguyễn Như Ý Chủ biên, Nxb Văn hóa-Thông tin, xuất bản năm 1998 , thì: “Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử”. Văn hóa công sở là tổng hòa những giá trị hữu hình và vô hình, bao gồm phương tiện làm việc, đạo đức nghề nghiệp và phong cách giao tiếp ứng xử của cán bộ công chức, viên chức nhằm xây dựng một công sở văn minh, lịch sự hoạt động đúng pháp luật và hiệu quả cao. - Trong tâm lý học: Giao tiếp là một hiện tượng tâm lý phức tạp và có nhiều mặt, nhiều cấp độ khác nhau giữa những con người nhất định trong xã hội nhằm trao đỏi thông tin, tình cảm, hiểu biết, vốn sống,… để con người đánh giá điều chỉnh và phối hợp với nhau trong công việc.
Nhìn chung giao tiếp được hiểu là quá trình xác lập và vận hành các mối quan hệ, qua đó các bên tham gia có thể có chung quan điểm, nhận thức về vấn đề được đề cập. “Chân”, nó được biểu hiện ở ba khía cạnh là : giá trị của cái đúng, giá trị của chân lý, giá trị của nền tảng quy phạm đạo đức, quy phạm pháp luật và giá trị của tri thức khoa học. Giá trị, Chân-Thiện-Mỹ qua thời gian luân được sàng lọc, lưu giữ những giá tri tốt đẹp ở mỗi thời đại, mỗi nền văn minh, mỗi quốc gia, cũng như ở mỗi dân tộc.
Thứ ba, giá trị của Chân-Thiện-Mỹ: một trong những yếu tố cơ bản cấu thành văn hóa công sở được thể hiện là nền tảng mang tính nhân bản. Sự hòa đồng là mức độ gắn bó giữa các thành viên và giữa các thành viên với công sở, mức độ gắn bó này phản ánh sự gắn bó và thống nhất về mục tiêu và lợi ích cá nhân với mục tiêu và lợi ích công sở. Hệ thống các chuẩn mực và giá trị, nội dung của các tiêu chuẩn đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, hình thức và mức độ thực hiện.
Việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa công sở không chỉ là nhiệm vụ của mỗi cơ quan, tổ chức mà còn là nhiệm vụ của mỗi cán bộ, công chức, viên chức đối với công việc của mình ở các vị trí, cương vị khác nhau trong thực thi công vụ và cung cấp dịch vụ công. Con người không ngừng học tập, sáng tạo để tiếp thu những tri thức mới của nhân loại - đó là những yếu tố cấu thành văn hóa công sở, đồng thời khẳng định vai trò của văn hóa trong sự phát triển của mỗi cơ quan, công sở hiện nay. Vận dụng các yếu tố văn hóa trong việc thúc đẩy mọi hoạt động của công sở như xây dựng hệ thống thi đua - khen thưởng công bằng, minh bạch, tạo ra bầu không khí làm việc phát huy tối đa sự sáng tạo, cống hiến của cán bộ, công chức, viên chức, tạo động lực làm việc hăng say … sẽ kích thích, loại bỏ được sức ỳ trong công việc.
Do đó khi giao tiếp với công dân, tổ chức, văn hóa ứng xử công vụ thể hiện ngay qua những công việc tưởng như nhỏ nhặt như việc nói năng nhỏ nhẹ,thân thiện; hướng dẫn các thủ tục giải quyết công việc cho công dân, tổ chức tận tình trong việc tiếp công dân; biết lắng nghe những thắc mắc, kiến nghị và giải đáp một cỏch rừ ràng, lịch sự. Khi giao tiếp qua điện thoại, cán bộ, công chức, viên chức đầu tiên thường xưng tên, cơ quan, đơn vị nơi mình công tác, sau đó trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dung công việc mà họ đang quan tâm, giọng nói nhẹ nhàng, nhỏ nhẹ đủ để người giao tiếp nghe rừ và khụng làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh mình. Tại các phòng ban của Ủy ban, nhất là văn phòng, việc bố trí vị trí ngồi và sắp xếp các trang thiết bị trong văn phòng như: “ Bàn, ghế, máy tình, máy in, máy photo, máy scan và các trang thiết bị khác…”, rất gọn gàng, khoa học, hợp lý và thuận tiện cho qua trình thực hiện công việc.
Đó là có văn hóa ứng xử tốt thông qua các biểu hiện tích cực như cán bộ, công chức khi giao tiếp với nhân dân biết lắng nghe ý kiến dân, tôn trọng dân, tôn trọng, tận tụy, giải quyết công việc theo đúng chức năng, trách nhiệm, không hạch sách, nhũng nhiễu, gầy phiền hà cho dân; khi giao tiếp với đồng nghiệp trong cơ quan, cán bộ, công chức biết cách nhường nhịn, chia sẻ, xây dựng tinh thần đoàn kết nơi công sở. Bởi tại đây tất cả các cán bộ từ lãnh đạo tới cấp dưới đều đã được đào tạo rất nhiều về thời gian không chỉ về văn hóa mà còn cả về chính trị, phẩm chất đạo đức, do đó, trong cái tâm của người công chức ở cơ quan địa phương luôn hướng về nhân dân, sống vì dân, phục vụ cho dân. Văn hóa nơi công sở không chỉ thể hiện ở đạo đức, phẩm chất của cán bộ, công nhân viên chức trong khi thực thi nhiệm vụ mà còn thể hiện trình độ hội nhập, sự bùng nổ của phương tiện thông tin đại chúng, sự thâm nhập ngày càng sâu của văn hóa phương Tây đã kéo theo sự đổi thay đáng kể của chúng ta về nhận thức cũng như lối sống.
+ Làm việc chăm chỉ với tinh thần trách nhiệm cao, có tinh thần chủ động + Thường xuyên học tập, tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ để nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. + Cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan luôn thể hiện giao tiếp trí thức, lịch sự, thái độ ôn hòa, vui vẻ, có tinh thần trách nhiệm với công việc. + Xây dựng được công sở văn minh, làm việc có kỷ luật, nề nếp, khoa học, không thực hiện các hành vi tín ngưỡng như: bói toán, cờ bạc, mê tín dị đoan tại nơi làm việc.
- Vẫn còn hiện tượng một số cán bộ ganh ghét nhau, lôi kéo người khác về phía mình, gây mất đoàn kết nội bộ, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, đôi khi còn có sự đối đầu giữa nhà quản lý với công chức, viên chức dưới quyền, tuy nhiên hiện tượng này không phổ biến. Tuy vẫn còn những hạn chế, song thực tế đó cũng chỉ là “một con sâu làm giầu nồi canh” trong cơ quan UBND huyện Thường Xuân với số lượng rất ít và không nổi bật tại cơ quan. Bới tại đây, với tất cả cán bộ, công chức từ cấp lãnh đạo tới các cấp dưới đều đã được đào tạo rất nhiều thời gian không chỉ về văn hóa mà còn về cả chính trị, phẩm chất đạo đức.
Việc đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến giáo dục, mục đích ý nghĩa của văn hóa công sở góp phần khơi dậy lòng tự giác của mỗi người: Có thể thấy trong các quy chế, quy định, nội quy, điều lệ hoạt động có tính chất bắt buộc mọi thành viên của cơ quan thực hiện đoi khi lại không mang lại hiệu quả cao, việc chuyển từ chỗ bắt buộc sang chỗ tự giác thực hiện sẽ tác động lâu dài, mọi người sẽ tự giác tuân thủ, họ coi công việc của cơ quan như công việc của gia đình mình và có trách nhiệm cao trong công việc thay vì phải cứng nhắc mang tính ép buộc trong thực hiện. Văn hóa công sở là một trong những vấn đề nhạy cảm; yếu tố nhận thức là vấn đề then chốt để mỗi cán bộ lãnh đạo, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và toàn thể nhân dân hiểu được vai trò, trách nhiệm của chính mình và từ đó nâng cao các hành vi văn hóa công sở và là một trong những điều kiện cần và đủ để đội ngũ cán bộ công chức thay đổi quan niệm, cung cách làm việc tiến dần đến chuẩn “Chuyên nghiệp và hiện đại”. Đối với cán bộ lãnh đạo cần phải tạo được cơ chế tốt để các nhân viên có điều kiện phát triển, một môi trường hòa đồng, thân thiện có tính đoàn kết cao nhằm góp phần xây dựng hình ảnh người cán bộ công chức “Trung thành – tận tụy – Sáng tạo – Gương mẫu” của một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ
Xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động công vụ, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong giao tiếp và ứng xử với nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức phải nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải thớch, hướng dẫn rừ ràng, cụ thể về cỏc quy định liờn quan đến giải quyết công việc. Khi giao tiếp qua điện thoại, cán bộ, công chức, viên chức phải xưng tên, cơ quan, đơn vị nơi công tác; trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dung công việc; không ngắt điện thoại đột ngột.