Tổng quan các công trình nghiên cứu về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ

MỤC LỤC

Những công trình về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ

Luận văn Thạc sĩ sử học “Chiến khu Ngọc Trạo trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Thanh Hóa” của tác giả Phạm Thị Hằng được bảo vệ thành công tại Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế năm 2009 đã trình bày tương đối toàn diện và có hệ thống về sự ra đời, quá trình xây dựng và hoạt động của chiến khu Ngọc Trạo trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Thanh Hóa. Trong bài viết này, sau khi trình bày khái quát quá trình khẩn trương chuẩn bị và khởi nghĩa giành chính quyền, tác giả đã rút ra một số nhận xét về cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc ở Nghệ An trên các phương diện: Thời gian chuẩn bị, hình thái khởi nghĩa, phương thức giành chính quyền, vai trò của tổ chức Đảng và Việt Minh Nghệ Tĩnh, tác động của Cách mạng tháng Tám ở Nghệ An đối với sự nghiệp cách mạng của nước bạn Lào… Chẳng hạn, bàn về hình thái khởi nghĩa giành chính quyền ở Nghệ An, tác giả cho rằng: “Do đặc điểm tình hình và so sánh lực lượng giữa các vùng thành thị, đồng bằng, trung du và miền núi không đều nhau, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Nghệ An diễn ra trong hình thái nông thôn mở đầu…; thành thị, nông thôn đồng thời tiến hành…; và cuối cùng kết thúc ở nông thôn miền núi” [125, tr.22].

Những vấn đề liên quan đến đề tài đã được các công trình nghiên cứu giải quyết

Ở một khía cạnh khác, tác giả Nguyễn Đắc Xuân với bài “Bảy mươi năm (1945 - 2015) nhìn lại sự kiện vua Bảo Đại thoái vị và làm Cố vấn cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” đã phân tích ý nghĩa chính trị của sự kiện này. Việc buộc Bảo Đại thoái vị và mời được Bảo Đại ra đảm nhận chức vụ Cố vấn cho Chính phủ lâm thời đồng nghĩa với sự thừa nhận về tính hợp pháp của quốc tế đối với chính quyền mới và sự đồng thuận của nhân dân.

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

TÌNH HÌNH CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ TRƯỚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

Điều kiện tự nhiên, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và truyền thống yêu nước, cách mạng của các tỉnh Bắc Trung Bộ trước năm 1930

Trải qua thời gian, một cộng đồng cư dân được hình thành, đa dạng về tộc người bao gồm người Việt, Mường, Thái, HMông, Dao, Khơmú, Thổ, Chăm, Chứt, Bru-Vân Kiều, Tà-ôi, Cơ-tu… Mỗi tộc người có những nét riêng về văn hóa, phong tục tập quán nhưng đã đoàn kết, hỗ trợ nhau trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, địch họa để bảo vệ cuộc sống và giữ yên xóm làng. Nhân dân các tỉnh Bắc Trung Bộ có truyền thống yêu nước từ lâu đời: Tham gia cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo nổ ra vào năm 40, góp phần quan trọng đối với sự thắng lợi của ba cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên ở thế kỉ XIII, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân xâm lược Minh (1418 - 1427) và chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789), đập tan hoàn toàn âm mưu xâm chiếm Đại Việt của quân Thanh.

Sự ra đời của tổ chức Đảng và phong trào cách mạng của nhân dân các tỉnh Bắc Trung Bộ những năm 1930 - 1939

Trên cơ sở đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra trong “Chính cương vắn tắt”, “Sách lược vắn tắt” (2-1930) và “Luận cương chính trị” (10-1930), Xứ ủy Trung Kì chủ trương phát động quần chúng đấu tranh chống đế quốc và phong kiến, đòi quyền lợi cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là công nhân và nông dân với các yêu cầu, mục tiêu như: Thợ thuyền đòi tăng lương, mỗi ngày làm việc 8 giờ, tự do tổ chức công hội, tự do bãi công, tự do tuần hành; dân cày đòi giảm thuế ruộng đất, bỏ thuế thân, thuế thổ trạch, thuế chợ, thuế đò, bỏ lệ bắt phu, tạp dịch. Trên cơ sở chủ trương của Trung ương Đảng và Xứ ủy Trung Kì, tổ chức Đảng các tỉnh Bắc Trung Bộ vận động quần chúng đấu tranh đòi những quyền lợi dân sinh, dân chủ thiết thực hằng ngày và đưa ra những khẩu hiệu tuyên truyền cao hơn như tịch thu ruộng đất của địa chủ ngoại quốc và địa chủ bản xứ chia cho bần nông, cố nông; đánh đổ đế quốc Pháp và Nam triều phong kiến, Việt Nam hoàn toàn độc lập, chính quyền về tay công nông binh… Tiêu biểu là đợt đấu tranh kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động 1-5-1930 diễn ra đồng loạt ở tất cả các tỉnh với nhiều hình thức như treo cờ đỏ búa liềm, rải truyền đơn, biểu tình, diễn thuyết, đánh dấu bước chuyển biến lớn của phong trào cách mạng các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Bảng 2.1. Số lượng tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên  ở các tỉnh Bắc Trung Bộ cuối năm 1930
Bảng 2.1. Số lượng tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên ở các tỉnh Bắc Trung Bộ cuối năm 1930

QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN

Bối cảnh lịch sử và sự chuyển hướng chỉ đạo cách mạng Việt Nam của Đảng Cộng sản Đông Dương

Không chỉ đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ, ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh còn có phong trào đòi “Phòng thủ Đông Dương” và cuộc vận động ủng hộ nhân dân Trung Hoa chống phát xít Nhật với nhiều hình thức phong phú như: Viết và lưu hành cuốn “Họa chiến tranh với vấn đề phòng thủ Đông Dương”; tổ chức “gánh hàng ngày xuân”, lập các quầy hàng, bán các thứ “quạt hòa bỡnh”, “mứt thõn ỏi”. Nay nhờ có kinh nghiệm của các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương, Hội nghị có chủ trương đúng đắn là phải xúc tiến công tác chuẩn bị khởi nghĩa, coi đây là nhiệm vụ trung tâm; phân tích những điều kiện khách quan và chủ quan cho cuộc khởi nghĩa vũ trang thắng lợi; dự kiến hình thái khởi nghĩa là từ khởi nghĩa từng phần, giành thắng lợi ở các địa phương tiến lên tổng khởi nghĩa, giành thắng lợi trong toàn quốc.

Kết hợp chuẩn bị với đấu tranh để tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh Bắc Trung Bộ

Sau khi nhận được “Nghị quyết Trung ương 8”, từ đầu năm 1942, Tỉnh ủy Quảng Trị đã thành lập Ủy ban Việt Minh hay Ủy ban vận động Việt Minh ở một số nơi, đồng thời chuyển các hội phản đế thành các hội cứu quốc như Hội nông dân cứu quốc, Hội công nhân cứu quốc, Hội phụ nữ cứu quốc, Hội phụ lão cứu quốc, Đoàn thanh niên cứu quốc… Tính đến cuối năm 1942, toàn tỉnh đã thành lập được khoảng 50 Ủy ban Việt Minh và vận động được gần 6.000 quần chúng tham gia các hội cứu quốc [170]. Nhờ sự chủ động, sáng tạo của các tổ chức Đảng địa phương, của cán bộ, đảng viên và quần chúng yêu nước, phong trào cách mạng các tỉnh Bắc Trung Bộ dần dần được phục hồi: 4/6 tỉnh có tổ chức Đảng hoạt động, trong đó có 2 tỉnh duy trì được cơ quan Tỉnh ủy; công cuộc xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng đạt được những kết quả đáng khích lệ; các cuộc đấu tranh của các giai cấp và tầng lớp khác nhau vẫn liên tiếp nổ ra, trong đó có một số cuộc thiên về vũ trang bạo động.

CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG SAU KHI NHẬT ĐẢO CHÍNH PHÁP

Âm mưu và thủ đoạn của phát xít Nhật

Bên cạnh đó, Chính phủ Trần Trọng Kim cho đổi tên cấp hành chính Kì mà chính quyền Pháp đặt ra trước đây thành Bộ (Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ); đổi chức tổng đốc, tuần phủ thành tỉnh trưởng; tri phủ, tri huyện thành phủ trưởng, huyện trưởng; đổi các sắc lính khố xanh thời Pháp thành lính bảo an do những sĩ quan người Việt điều khiển. Về kinh tế, phát xít Nhật tiếp tục khoanh vùng đất đai, bắt nhân dân nhổ lúa, ngô và các hoa màu khác để trồng thầu dầu; đồng thời, trưng thu, trưng mua các loại cây có sợi và hạt có dầu như bông, lạc, vừng… Chúng ngăn cấm nhân dân mua bán, vận chuyển những thứ nguyên vật liệu đó.

Chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương

Đối với thực dân Pháp, tuy là kẻ thống trị Đông Dương mấy chục năm, nhưng nay đã bị phát xít Nhật truất quyền nên Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương liên hiệp hành động với Pháp để cùng kháng Nhật nhưng “vẫn phải đề phòng cuộc vận động của bọn De Gaulle định khôi phục quyền thống trị của Pháp ở Đông Dương” [52, tr.366]. Thường vụ Trung ương Đảng chỉ thị cho các cấp đảng bộ phải chuyển mọi hoạt động sang thời kì tiền khởi nghĩa, động viên mau chóng nhân dân hướng đến tổng khởi nghĩa, bằng các hình thức đấu tranh cao hơn như: Tuyên truyền xung phong, vũ trang tuyên truyền, thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng (UBNDCM), Ủy ban công nhân cách mạng, lập các đội danh dự trừ gian, tiểu trừ những tên tay sai, phản quốc, đẩy mạnh hoạt động vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị.

GẤP RÚT XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VỀ MỌI MẶT TIẾN TỚI KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN

Xây dựng và củng cố tổ chức cơ sở Đảng

Hội nghị chủ trương cần đặt rừ trỏch nhiệm cho cỏn bộ, đảng viờn mạnh dạn tiếp xỳc rộng rói với quần chúng, tuyên truyền chính sách đoàn kết cứu nước của Mặt trận Việt Minh, vận động nhân dân tham gia các tổ chức cứu quốc; đẩy mạnh xây dựng các cơ sở của Việt Minh trong thanh niên, học sinh, công chức, binh lính, thân sĩ, trí thức… Đối với anh chị em từ các nhà tù, căng an trí trở về chưa tham gia hoạt động cần liên lạc và mạnh dạn giao công tác cho từng người, huy động lực lượng cán bộ vào việc vận động, phát triển phong trào cứu nước ở các nơi [136]. Họ tự phân công tỏa đi các nơi để bắt liên lạc và xây dựng cơ sở: Quỳnh Lưu liên lạc với Thanh Hóa; Nghĩa Đàn liên lạc với Quỳnh Lưu; Anh Sơn, Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên và Nghi Xuân liên lạc với Vinh; Kì Anh và Cẩm Xuyên liên lạc với thị xã Hà Tĩnh; Hương Khê và Đức Thọ liên lạc với Hương Sơn; Diễn Châu và Can Lộc, một nhóm liên lạc với Vinh, một nhóm liên lạc với Hà Nội.

Đẩy mạnh xây dựng lực lượng chính trị

Tiếp đó, báo “Kháng địch”, số 1 ra ngày 15-6-1945 của Việt Minh Nghệ Tĩnh đăng bài nờu rừ chủ trương của Tổng bộ Việt Minh là tranh thủ ngoại giao, sẵn sàng đón tiếp quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật, nhưng nhấn mạnh: “Không quá lạc quan đến chỗ ỷ lại vào Đồng minh trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, phải nhớ rằng tự do không phải xin là được, nền độc lập của Tổ quốc phải do xương máu của dân tộc đắp xây trước hết” [77]. Ngoài tinh thần yêu nước, ý thức độc lập tự do, sự vận động khéo léo của Đảng và Mặt trận Việt Minh các cấp thì việc Chính phủ Trần Trọng Kim ngày càng tỏ ra bất lực, ảnh hưởng của Mặt trận Việt Minh ngày càng lớn mạnh, phong trào yêu nước do Mặt trận Việt Minh lãnh đạo trở thành xu thế tất yếu thì chính đội ngũ thanh niên trí thức yêu nước này từ các vị thủ lĩnh đến các hội viên, kể cả Phan Anh, Tạ Quang Bửu, Hoàng Đạo Thúy, Trần Duy Hưng.

Đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa

Mĩ Lộc được chọn làm “đại bản doanh” của vùng giải phóng vì nơi đây được bao bọc xung quanh bằng những cánh đồng, cách thị xã Quảng Trị trên 10 km, có đường rút ra biển, đi vào Hải Lăng, băng qua Gio Linh rất thuận lợi cùng với truyền thống yêu nước cao của nhân dân, đảm bảo cả 3 yếu tố thiên thời - địa lợi - nhân hòa của một khu căn cứ. Phong trào luyện tập quân sự phát triển rầm rộ, công khai trong quần chúng: “Với tinh thần hăng hái, sôi nổi…, trong những đêm có trăng cũng như khi tối trời lúc nào thấy cần là bà con kêu nhau ra bãi, lên các mặt đường quốc lộ, tỉnh lộ tập có khi chỉ một cá nhân, cha với con hoặc mọi người trong một gia đình rủ nhau ra đứng giữa sân trong nhà mình luyện tập và tự luyện tập một cách say sưa cho đến 12 giờ đêm, 1-2 giờ sáng, khi nào thấy chân tay mỏi nhừ lúc đó mới chịu đi ngủ” [92, tr.163].

CAO TRÀO KHÁNG NHẬT CỨU NƯỚC

Phong trào phá kho thóc giải quyết nạn đói

Có thể nói, đến trước ngày khởi nghĩa giành chính quyền, các tỉnh Bắc Trung Bộ đã xây dựng được lực lượng cách mạng khá hùng hậu, sẵn sàng cùng với đồng bào cả nước “đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” [87, tr.554]. Ở Quảng Bình, Hội đồng cứu đói do tổ chức Đảng hoặc đảng viên làm nòng cốt được thành lập tại hầu hết các phủ, huyện, thị đã vận động hàng trăm quần chúng đi phá kho thóc của Nhật chia cho dân hoặc đấu tranh đòi “quan lại, lí hương xuất thóc gạo để cứu trợ đồng bào” [123].

Đẩy mạnh tuyên truyền xung phong, khởi nghĩa từng phần, lập chính quyền cách mạng

Các cuộc mít tinh, biểu tình diễn ra đồng loạt ở nhiều phủ, huyện, thị của các tỉnh với khí thế cờ giong trống thúc uy hiếp tinh thần tổng lí địa phương và không dừng lại ở mục tiêu đòi dân sinh dân chủ bình thường nữa mà đã trực diện tấn công vào chính quyền cơ sở, quyết liệt chống bắt xâu, vơ vét lúa gạo, chống nhổ lúa trồng bông… Theo điều tra của Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Tỉnh ủy Nghệ An năm 1964, chỉ tính từ tháng 5 đến tháng 7-1945, riêng các phủ huyện đồng bằng đã có tới 262 cuộc đấu tranh, trong đó có 64 cuộc chống thuế, 29 cuộc chống bắt phu bắt lính, 65 cuộc chống Nhật thu thóc và nhổ lúa, màu để trồng đay, 104 cuộc đấu tranh và kiện bọn hào lí nhũng nhiễu nhân dân [20, tr.157]. Đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị thực hiện khởi nghĩa từng phần là một quá trình đánh lùi địch từng bước, đánh đổ địch từng bộ phận, xây dựng và tích lũy lực lượng về mọi mặt ở nông thôn cũng như ở thành thị để tiến tới bước quyết định khi thời cơ đến vùng dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

THỜI CƠ VÀ KẾ HOẠCH KHỞI NGHĨA CỦA ĐẢNG BỘ, MẶT TRẬN VIỆT MINH CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ

Thời cơ của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh Bắc Trung Bộ

Quyết định Tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã tác động mạnh mẽ đến tình hình cách mạng cả nước, đáp ứng nguyện vọng của toàn thể nhân dân Việt Nam, là điều kiện có ý nghĩa hàng đầu để Việt Minh các tỉnh Bắc Trung Bộ lãnh đạo quần chúng nhân dân đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền trong bối cảnh thời cơ cách mạng ở đây đã chín muồi. Phong trào phá kho thóc, giải quyết nạn đói, các hoạt động tuyên truyền xung phong, tiểu trừ Việt gian, tấn công vào chính quyền tay sai, lập chính quyền cách mạng diễn ra ở một số địa phương; không khí chuẩn bị vùng lên khởi nghĩa bao trùm ở hầu khắp các tỉnh.

Kế hoạch khởi nghĩa của các tỉnh Bắc Trung Bộ

Mặc dù chưa nhận được lệnh của Trung ương nhưng sau khi tiếp nhận được tin Nhật Bản đầu hàng các nước Đồng minh không điều kiện, chiều ngày 15-8- 1945, UBKN Nghệ Tĩnh đã ban hành lệnh khởi nghĩa: Các đặc phái, các UBKN phân khu, phủ, huyện, tổng, làng và các đồng chí Quỳnh Lưu, Phủ Diễn, Yên Thành, Nghĩa Đàn, Anh Sơn, Thanh Chương, Nam Đàn, Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê, Kì Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc phải bố trí ngay việc giành chính quyền, lập UBNDCM ở làng, lập chính phủ lâm thời ở phủ, huyện, tùy hoàn cảnh và năng lực mà làm, không câu nệ làng trước hay huyện trước, phải chiếm các đồn khố xanh. Do đặc điểm chính trị phức tạp ở Huế, Thường vụ Việt Minh tỉnh đã có những cố gắng cao nhất để cô lập, phân hóa cao độ lực lượng của kẻ thù nhằm giảm bớt sức chống phá cách mạng của chúng như: Gửi thư cho các thành viên trong Chính phủ Trần Trọng Kim, tỉnh trưởng, Đốc lí thành phố Huế, huyện trưởng 6 huyện, những người có trách nhiệm trong cỏc tổ chức thõn Nhật và chớnh quyền địa phương núi rừ chủ trương của Việt Minh là đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân để cứu nước khỏi ách nô lệ, kêu gọi mọi người tham gia cứu nước.

DIỄN BIẾN KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ (TỪ NGÀY 15-8-1945 ĐẾN NGÀY 26-8-1945)

    Sáng ngày 19-8-1945, lực lượng tự vệ và quần chúng cách mạng các tổng Kim Khê, Thạch Khê, Tuyên Hóa thuộc huyện Đông Sơn tổ chức mít tinh tại đình xóm Dân thuộc xã Đông Tiến, sau đó tuần hành qua các tổng, làng bắt những tên phản động có nợ máu với nhân dân, tuyên bố xóa bỏ chính quyền cũ, buộc chánh tổng, lí trưởng phải giao lại con dấu, sổ sách cho cách mạng. Thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đã chặn đứng được âm mưu tranh cướp chính quyền của các đảng phái phản động, các thổ ti, lang đạo và tàn quân Pháp ở vùng biên giới Việt - Lào, góp phần quan trọng để Việt Nam là nước “chủ nhà độc lập” đón các nước Đồng minh vào Đông Dương giải giáp vũ khí quân đội Nhật.

    ĐẶC ĐIỂM

    Quá trình chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh Bắc Trung Bộ diễn ra trong điều kiện hết sức khó khăn nhưng đã đạt được những

    Ngay sau khi ra đời, Việt Minh các tỉnh đã tố cáo những chính sách cướp bóc tàn bạo, đặc biệt là nạn đói khủng khiếp cuối năm 1944 đầu năm 1945 do thực dân Pháp, phát xít Nhật gây ra để khơi dậy sự phẫn nộ của nhân dân và đưa dần các tầng lớp nhân dân ra tranh đấu với những hình thức phong phú như trốn tránh, kêu kiện, phá kho thóc, đột nhập tấn công các đồn địch lấy lương thực, bắt giữ các thuyền chở thóc, gạo của phát xít Nhật. Trong công tác xây dựng lực lượng chính trị, ngoài các đoàn thể cứu quốc của quần chúng nhân dân, Việt Minh các tỉnh đã tương kế tựu kế lợi dụng tổ chức Thanh niên xã hội, “Việt Minh hóa” Trường Thanh niên Tiền tuyến, vận động các tầng lớp trung gian như binh lính, tín đồ các tôn giáo, địa chủ phong kiến, tư sản dân tộc, nhân sĩ, trí thức, viên chức, bộ phận quan lại trong hệ thống chính quyền tay sai, các quan chức cao cấp trong Chính phủ Trần Trọng Kim và Nam triều, những người trong hoàng tộc.

    Hình thái khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh Bắc Trung Bộ linh hoạt và đa dạng

    Trong quá trình chuẩn bị khởi nghĩa, Việt Minh các tỉnh luôn bám sát với những biến chuyển của tình hình thế giới và trong nước, căn cứ vào thực tiễn của địa phương, đánh giá đúng so sánh tương quan lực lượng của cách mạng và các thế lực phản cách mạng đề ra chủ trương thành lập UBDTGP ở những làng, xã hội đủ các điều kiện; chuyển địa bàn đứng chân của Tỉnh ủy, Việt Minh các tỉnh về đồng bằng, thành thị đúng lúc. Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên (Nghệ An); Phong Điền, Phú Lộc, Phú Vang, Hương Thủy (Thừa Thiên); có 15 phủ huyện khởi nghĩa cùng ngày với tỉnh lị: Kì Anh, Đức Thọ (Hà Tĩnh); Tĩnh Gia (Thanh Hóa); Diễn Châu (Nghệ An); Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy, Tuyên Hóa (Quảng Bình); Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng (Quảng Trị); Hương Trà, Quảng Điền (Thừa Thiên); có 22 phủ, huyện, châu khởi nghĩa sau thắng lợi ở tỉnh lị: Nghi Xuân, Hương Sơn, Hương Khê (Hà Tĩnh); Nông Cống, Thường Xuân, Ngọc Lặc, Như Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa (Thanh Hóa); Nghĩa Đàn, Anh Sơn, Thanh Chương, Nam Đàn, Yên Thành, Nghi Lộc, Quỳ Châu, Tương Dương, Vĩnh Hòa, Con Cuông (Nghệ An); Cam Lộ, Hướng Hóa (Quảng Trị).

    Phương thức khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh Bắc Trung Bộ phong phú và độc đáo

    Thứ nhất, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở thành phố Huế được tiến hành bằng hình thức sử dụng lực lượng tự vệ và học viên Trường Thanh niên Tiền tuyến đột nhập tấn công chiếm các công sở, trại lính, bắt các tên Việt gian nguy hiểm; đồng thời huy động quần chúng biểu tình, có lực lượng tự vệ, lính bảo an ngả theo Việt Minh hỗ trợ làm áp lực buộc chính quyền địch phải đầu hàng, tổ chức cuộc mít tinh tuyên bố thành lập chính quyền cách mạng. Bằng hình thức thuyết phục là chủ yếu, với phương pháp tương đối mềm dẻo, linh hoạt, tổ chức Đảng, Việt Minh các tỉnh đã hạn chế được sức phản kháng của lực lượng lâu nay làm tay sai cho thực dân Pháp, nhanh chóng ổn định được tình hình và tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, đảng viên từng bước tổ chức phát động quần chúng đấu tranh thực hiện các chính sách, chủ trương của cách mạng, tiến tới xõy dựng chớnh quyền thực sự của nhõn dõn.

    ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ 1. Ưu điểm

    Hạn chế

    Trong một thời gian dài, các cơ sở Đảng ở Quảng Bình hoạt động độc lập, riêng lẻ, không phối hợp, hỗ trợ nhau khi điều kiện thuận lợi và khó khăn; việc chậm thống nhất tổ chức Đảng trong toàn tỉnh Quảng Bình hay tình trạng mâu thuẫn dẫn đến xung đột giữa các nhóm Việt Minh ở Can Lộc (Hà Tĩnh) trong các ngày 15, 17 và 21-8-1945 [3] còn là biểu hiện của tư tưởng hẹp hòi, cục bộ địa phương. Bắc Trung Bộ là khu vực có truyền thống đấu tranh cách mạng nhưng phong trào chủ yếu diễn ra ở đồng bằng, trung du; nguồn cán bộ ở một số tỉnh tuy đông nhưng trong giai đoạn 1939 - 1945 phần lớn bị giam cầm trong nhà tù của đế quốc, thực dân nên việc xây dựng cơ sở ở miền núi và vận động đồng bào dân tộc ít người tham gia cách mạng gặp rất nhiều khó khăn.

    VAI TRề

    Trực tiếp chấm dứt chế độ phong kiến, làm sụp đổ Chính phủ Trần Trọng Kim, thiết lập hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân ở các tỉnh

    Mặc dù có sự tác động, ảnh hưởng của phong trào cách mạng cả nước nhưng thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đã trực tiếp chấm dứt chế độ phong kiến lạc hậu do triều Nguyễn đại diện, buộc Bảo Đại phải thoái vị, đập tan bộ máy thống trị của chính quyền thân Nhật từ trung ương đến địa phương, thiết lập hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân. Ngay sau ngày khởi nghĩa thành công nhân dân được hưởng những thành quả đầu tiên của cuộc cách mạng vốn nghìn đời ước mơ: Chính quyền cách mạng tuyên bố xóa bỏ các thứ thuế bất công của chế độ cũ, thực hiện giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng đất công, thực hiện nam nữ bình quyền, phổ thông đầu phiếu, thực hiện một nền văn hóa, giáo dục mang tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng.

    Tác động đến cuộc khởi nghĩa giành chính quyền một số tỉnh ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ

    Bên cạnh đó, thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đã đưa người dân từ thân phận nô lệ lên địa vị người làm chủ quê hương, đất nước, làm chủ cuộc sống của chính bản thân mình, được hưởng các quyền tự do dân chủ. Khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Tĩnh, Thanh Hóa, mà tâm điểm là Huế trực tiếp cùng một số tỉnh trong cả nước đã bồi tiếp một đòn sấm sét vào chính quyền thân Nhật còn lại ở các tỉnh Nam Trung Bộ, động viên cổ vũ, tạo thêm sức mạnh tinh thần cho nhân dân các tỉnh Nam Trung Bộ vùng lên.

    Có ảnh hưởng nhất định đối với sự nghiệp cách mạng của nước bạn Lào

    Bên cạnh đó, thắng lợi của khởi nghĩa tại các tỉnh Bắc Trung Bộ đã tác động đến các tỉnh Nam Bộ: “Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở miền Bắc (gồm cả Hà Nội và Huế) là thắng lợi có tính chất quyết định của cuộc khởi nghĩa. Có thể khẳng định, thắng lợi của quá trình khởi nghĩa tại các tỉnh Bắc Trung Bộ mà tâm điểm là Huế đã tạo nên niềm tin mãnh liệt, chỗ dựa tinh thần cho một số địa phương ở Nam Trung Bộ và các tỉnh Nam Bộ vùng lên giành chính quyền.

    BÀI HỌC KINH NGHIỆM

      Ngoài ra, nhiều tỉnh đã xây dựng thành công các chiến khu và căn cứ địa cách mạng như: Ngọc Trạo (Thanh Hóa), Khe Trầm, Truông Bát (Hà Tĩnh), Trung Thuần, Vừ Xỏ (Quảng Bỡnh), Triệu Phong, Thượng Nguyờn (Quảng Trị)… Chính từ những khu căn cứ này tạo ra một nguồn sức mạnh to lớn góp phần cùng với quần chúng cách mạng tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Sau khi Nhật đảo chính lật đổ Pháp, các tỉnh Bắc Trung Bộ đã chạy đua với thời gian, phát triển đội quân chính trị quần chúng bao gồm các tầng lớp nhân dân trong Mặt trận Việt Minh, tập hợp những lực lượng có thể tập hợp được, đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng và khu giải phóng, tiến hành cao trào kháng Nhật cứu nước, thúc đẩy thời cơ nhanh chóng chín muồi.