MỤC LỤC
Các hình thức của rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng xảy ra khi người vay không trả được nợ lãi và nợ gốc đúng hạn, đầy đủ. Theo phương thức quản lý rủi ro tín dụng hiện nay, người ta chia rủi ro tín dụng thành bốn cấp độ theo mức độ rủi ro. Không thu được lãi đúng hạn. Cấp độ thấp nhất khi người vay không trả được lãi đúng hạn, khi đó Ngân hàng sẽ chuyển số lãi đó vào khoản mục lãi treo phát sinh. Hình thức rủi ro này được xếp vào mức rủi ro thấp vì ngoại trừ trường hợp khách hàng muốn quỵt nợ, chiếm dụng vốn thì phần lớn đều xuất phát từ việc thiếu cân đối trong kỳ hạn thu nợ và trả nợ của khách hàng. Không thu được vốn đúng hạn. Khi không thu được vốn đúng hạn tình hình dường như nghiêm trọng hơn, một phần do một lượng vốn vay lớn bị mất. Khi đó, Ngân hàng sẽ chuyển số nợ đó sang mục nợ quá hạn phát sinh. Khoản mục này phát sinh vào thời gian đáo hạn của hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên, đấy chưa phải là khoản mất mát thực hiện của Ngân hàng vì có thể tiến độ hoạt động kinh doanh của khách hàng bị chậm so với kế hoạch đã đề ra trình Ngân hàng. Không thu được đủ lãi. Khi Ngân hàng không thu được đủ lãi thì tình hình đã trở nên nghiêm trọng hơn. Tình hình kinh doanh của khách hàng có thể đã kém hiệu quả đến mức không thể trả đủ lãi cho Ngân hàng. Khi đó, Ngân hàng phải chuyển khoản lãi này vào khoản mục lãi treo đóng băng và thậm chí có thể phải thực hiện miễn giảm lãi cho khách hàng. Không thu đủ vốn cho vay. Tình huống xấu nhất xảy ra khi ngân hàng không thuđủ vốn cho vay và lúc này Ngân hàng đã bị mất vốn. Tại thời điểm này, Ngân hàng sẽ chuyển khoản nợ vào mục nợ không có khả năng thu hồi hoặc phải xoá nợ, coi như khép lại một hợp đồng tín dụng không có hiệu quả. Trên đây chủ yếu là bốn hình thức giúp cho NHTM phân biệt rủi ro tín dụng và có biện pháp xử lý. Tuy nhiên, không phải lúc nào gặp rủi ro tín dụng thì Ngân hàng đều phải trải qua bốn trường hợp trên. Có trường hợp khách hàng đã trả lãi rất đầy đủ và đúng hạn nhưng cuối cùng lại không thể trả được nợ gốc cho Ngân hàng. Vì vậy, khi nghiên cứu về rủi ro tín dụng, người ta thường chú trọng vào các trường hợp có nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng như là lãi treo phát sinh và đặc biệt là nợ quá hạn phát sinh. Còn ở các trường hợp khác có lãi treo đóng băng hay nợ không có khả năng thu hồi được coi là rủi ro thực sự nên thường được xem xét để giải quyết hậu quả và ruít ra những bài học kinh nghiệm. Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh. a) Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường pháp lý trong nước:. - Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng cũng như các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Khi nền kinh tế đang tăng trưởng ổn định thì các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và có nhiều khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng bị suy thoái, mất ổn định đã làm cho các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, sản xuất bị đình trệ, sức mua bị giảm sút,hàng. Điều này đã làm cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và đã ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng. Ngoài ra, các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của chính phủ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Ngân hàng. Chính phủ có thể gây khó khăn cho một số khách hàng của Ngân hàng khi theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao đã làm tăng tỷ lệ lạm phát dẫn đến giá cả các loại nguyên vật liệu đầu vào tăng, giá thành sản phẩm tăng, hàng hoá khó tiêu thụ được. Hơn nữa, việc chính phủ cho phép nhập khẩu tràn lan những mặt hàng mà ở trong nước có thể sản xuất được, từ đó làm cho hàng hoá trong nước bị cạnh tranh, chậm tiêu thụ, sản xuất bị đình trệ…. - Môi trường chính trị, xã hội: Môi trường chính trị, xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Ngược lại, nếu doanh nghiệp luôn phải đặt ra trong tình trạng chiến tranh cấm vận kinh tế, chính trị bất ổn, tệ nạn xã hội tràn lan…đều là những nguyên nhân dẫn đến việc kìm hãm sản xuất, từ đó gây ra rủi ro đối với các doanh nghiệp nói chung và đối với rủi ro tín dụng của ngân hàng nói riêng. - Môi trường pháp lý: Nếu nhà nước xây dựng một hành lang pháp lý chặt chẽ và có hiệu lực sẽ làm mạnh hoá các quan hệ kinh tế giữa các tổ chức kinh tế với nhau cũng như giữa các tổ chức kinh tế đó với Ngân hàng. Ngược lại, hệ thống pháp lý lỏng lẻo sẽ tạo ra nhiều kẽ hở, gây nên tình trạng mánh khoé, lừa đảo và gây thiệt hại lẫn nhau; từ đó ảnh hưởng đến khả năng thanh toán đối với Ngân hàng, thậm chí trực tiếp lừa đảo chiếm dụng vốn của Ngân hàng, điển hình như vụ án Tamexco, Epco - Minh Phung…đã gây xôn xao dư luận. b) Môi trường quốc tế. Xu hướng hội nhập nền kinh tế khu vực và quốc tế hiện nay ảnh hưởng rất lớn đến kinh doanh kinh tế. Một mặt nó tạo điều kiện giao lưu kinh tế, tăng hiệu quả kinh tế xã hội đất nước, nhưng mặt khác nó lại tao ra sức cạnh tranh khốc liệt. Nếu doanh nghiệp nào làm ăn kém hiệu quả thì lập tức sẽ bị phá sản gây ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng Ngân hàng. Quan hệ kinh tế mở rộng ra các nước đã tạo sự ràng buộc về kinh tế, tiềm ẩn những rủi ro mang tính hệ thống. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực vừa qua là một bằng chứng điển hình. Nó đã dẫn đến sự phá sản của hàng trăm ngân hàng của các nước mà hậu quả của nó vẫn còn dư âm đến tận hôm nay. Nguyên nhân từ phía khách hàng. Trong trường hợp này, rủi ro tín dụng xảy ra do các doanh nghiệp thực sự làm ăn thua lỗ không có khả năng trả được nợ cho ngân hàng. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng của NHTM. Ta có thể chia nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng từ phía khách hàng làm hai trường hợp. Đó là trường hợp khách hàng gian lận và trường hợp khách hàng không gian lận. a) Khách hàng gian lận:. Trong hoạt động tín dụng, Ngân hàng không thể tránh khỏi trường hợp khách hàng cố tình lừa gạt ngân hàng. Điều này được thể hiện qua một số hình thức sau:. Nhiều doanh nghiệp do thiếu năng lực về khả năng quản lý tài chính lại không có tài sản thế chấp hợp lệ do đó không đủ điều kiện để đảm bảo an toàn cho việc vay vốn ngân hàng. Họ đã lập các số liệu, giấy tờ giả mạo hòng qua mắt ngân hàng và được ngân hàng cho vay vốn. Nếu ngân hàng không phát hiện ra thì khả năng rủi ro của khoản tín dụng này là rất lớn. Có trường hợp người vay lợi dụng ngân hàng không thể kiểm soát hết được hoạt động kinh doanh của mình nên các doanh nghiệp đã sử dụng vốn vay của ngân hàng vào mục đích khách với hợp đồng đã cam kết. Như vậy, coi như toàn bộ giá trị thẩm định trước khi tiến hành cho vay của ngân hàng đã trở thành vô nghĩa và rủi ro tín dụng được đặt ở mức độ báo động. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp do kinh doanh kém hiệu quả hoặc do đạo đức kém đã cố tình chây ỳ, không trả nợ cho ngân hàng, thậm chí còn bỏ trốn để quỵt nợ. Trong trường hợp này ngân hàng hoàn tàon bị thua thiệt và chỉ còn trông chờ vào việc xử lý tài sản thế chấp. b) Khách hàng không gian lận. Lãi treo cũng là một dấu hiệu quan trọng để nhận biết rủi ro tín dụng, bởi vì việc thanh toán lãi không gắn với việc trả lại gốc và có giá trị nhỏ hơn gốc rất nhiều, được trả vào cuối tháng, khi doanh nghiệp không thanh toán được phần lãi của món vay cho thấy dấu hiệu doanh nghiệp gặp khó khăn đặc biệt về tài chính.
Dẫn xuất tín dụng là các hợp đồng tài chính được ký kết bởi các bên tham gia giao dịch dẫn xuất tín dụng (tổ chức tín dụng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, nhà đầu tư.v.v…) nhằm đưa ra những bảo đảm chống lại sự chuyển dịch bất lợi về chất lượng tín dụng của các khoản đầu tư hoặc những tổn thất liên quan đến tín dụng. Nghiệp vụ hoán đổi tín dụng chung nhất được gọi là hoán đổi thu nhập toàn bộ; trong giao dịch này, tổ chức quản lý rủi ro sẽ hoán đổi các khoản thanh toán đầu tư hoặc khoản cho vay có lãi suất cố định của tổ chức tín dụng này với khoản thanh toán đầu tư hoặc vay có lãi suất được điều chỉnh của các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư hoặc công ty bảo hiểm khác.
Mặt khác ngân hàng còn là một trong những đơn vị có hàng ngũ lãnh đạo có năng lực, năng động trong điều hành hoạt động kinh doanh, nội bộ đoàn kết thống nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng Công thương Đống Đa mở rộng quy mô kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thanh toán. - Phòng kế toán: phản ánh các hoạt động cho vay và huy động vốn của ngõn hàng, theo dừi sự biến động về nguồn vốn, hạch toỏn kinh tế theo phỏp lệnh kế toán và thống kê, thực hiện các dịch vụ thanh toán với khách hàng, tư vấn cho giám đốc các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kế toán và chất lượng dịch vụ thanh toán.
Với những thế mạnh của mình như uy tín, mạng lưới rộng, thái độ phục vụ nhiệt tình nhanh gọn, chính xác, thủ tục thuận lợi, hình thức huy động phong phú… Ngân hàng Công thương Đống Đa ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch, kết quả nguồn vốn của Chi nhánh luôn tăng trưởng ổn định chẳng những đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư tín dụng mà còn thường xuyên nộp vốn thừa về Ngân hàng công thương Việt Nam để điều hoà toàn hệ thống. Điều này là sự cụ thể hoá chủ trương của Ngân hàng Công thương Đống Đa khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng qua các chính sách lãi suất thực dương do đặc điểm quận Đống Đa có nhiều cơ quan đơn vị sản xuất kinh doanh đóng và mới thành lập, dân cư đông đúc nên lượng tiền nhàn rỗi tương đối lớn, triệt để khai thác nguồn vốn này là một chủ trương đúng đắn của NHCT Đống Đa nhằm phát huy lợi thế trên địa bàn hoạt động.
Sự giảm sút dư nợ năm 2003 là do năm này hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều gặp khó khăn, sức mua giảm sút, môi trường kinh doanh không thuận lợi, các doanh nghiệp hạn chế mở rộng sản xuất nên nhu cầu vay vốn giảm. Vấn đề này đòi hỏi nỗ lực cao hơn Ngân hàng Công thương Đống Đa để mở rộng dư nợ tín dụng tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói riêng và cho cả hệ thống NHCT Việt Nam nói chung.
Về tín dụng trung dài hạn năm 2001, số dự án không nhiều, vốn đầu tư không lớn nhưng Chi nhánh đã kịp thời đầu tư vốn cho một số dự án khả thi, đẩy mạnh cho vay các thành phần kinh tế, đặc biệt tiếp cận thẩm định các dự án lớn các chương trình trọng điểm của nhà nước như dự án cho vay đồng tài trợ mở rộng nhà máy Nhiệt Uông Bí với tổng số tiền sẽ giải ngân 600 tỷ đồng; cho vay cơ cấu lại nợ vay nước ngoài của liên doanh khách sạn Thống nhất Metropole trị giá hàng 5 triệu USD; cho vay các doanh nghiệp để mua sắm máy móc thiết bị thi công xây dựng trị giá hàng chục tỉ đồng như đối với Tổng công ty LICOGI, Công ty xây dựng số 6 Thăng Long, công ty cơ giới xây lắp, công ty xây dựng số 19… Tuy nhiên, do tình hình của nền kinh tế, mọi hoạt động phát triển kinh doanh, sản xuất nói chung có xu hướng giảm tốc độ tăng trưởng nên việc cho vay đầu tư của Ngân hàng Công thương Đống Đa cũng bị hạn chế. Ngoài hoạt động tín dụng, Ngân hàng Công thương Đống Đa còn thực hiện các hoạt động kinh doanh ngoại tệ, các hoạt động dịch vụ khác như dịch vụ chi trả kiều hối, séc du lịch, dịch vụ thanh toán qua ngân hàng dưới các hình thức sử dụng séc, L/C nhập, L/C xuất, nhờ thu đi, thanh toán nhờ thu hay thanh toán chuyển tiền điện (T/T)… Các hoạt động này đã góp phần nâng cao uy tín, thu hút khách hàng đến giao dịch đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng.
Tuy nhiên, nếu so tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ thì có thấy thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có mức độ rủi ro cao hơn nhiều so với thành phần kinh tế quốc doanh, mặc dù tỷ trọng nợ quá hạn của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chỉ khoảng 20% nhưng số dư nợ của khu vực này chỉ là vài phần trăm trong tổng dư nợ. Nợ quá hạn VNĐ phát sinh và thu hồi được ngay trong năm chủ yếu là của công ty xây dựng vay vốn ngắn hạn để mua nguyên vật liệu thi công công trình nhưng chưa trả được nợ cho Ngân hàng do công trình được thanh toán chậm so với kế hoạch như Tổng công ty thương mại và xây dựng, công ty Xây lắp.
Trong thực tế, Ngân hàng quản lý vốn vay của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh khó hơn nhiều so với kinh tế quốc doanh bởi vì mua bán kinh doanh của khu vực này đặc biệt là các cá nhân kinh doanh thường không có chứng từ sổ sách ghi chép khoa học, đầy đủ theo chế độ kế toán hiện hành.Nhận thức được điều này và do hám lợi họ đã không đầu tư vào phương án kinh doanh đã trình Ngân hàng mà đầu tư vào những lĩnh vực khác có khả năng thu lợi nhuận cao nhưng mức độ rủi do rất lớn , do đó khi thua lỗ họ không có khả năng trả nợ Ngân hàng đúng hạn. Trong vài năm gần đây, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, tình hình kinh tế xã hội có nhiều diễn biến phức tạp.Hiện tượng thiểu phát diễn biến liên tục trong nhiều tháng liền, sức mua của thị trường giảm sút, khả năng tiêu thụ hàng hoá rất chậm, đặc biệt là tình hìn khan hiếm ngoại tệ và sự biến động của tỷ giá hối đoái đã làm cho sản xuất kinh doanh trong nước không ổn định ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và của bản thân Ngân hàng.
Thời gian qua, Nhà nước rất chú trọng ban hành các bộ luật nhưng việc thực hiện giám sát chưa đi vào cuộc sống vì chưa có một bộ máy đủ năng lực chuyên môn để thực hiện, thậm chí còn nhiều cán bộ thi hành pháp luật có biểu hiện thoái hoá, biến chất gây chậm chễ, rắc rối trong quá trình thực hiện làm mất lòng tin của nhân dân. Thực hiện quyết định số 154/QĐ - HĐQT-NHCT4 ngày 27/11/98 của NHCT Việt Nam về việc ban hành quy chế miễn giảm lãi vay đối với khách hàng vay vốn NHCT theo đúng nguyên tắc ghi trong quy chế là chỉ xét miễn giảm cho những khách hàng có khó khăn về tài chính do nguyên nhân khách quan do các trường hợp bất khả kháng mà pháp luật quy định.
Ngân hàng đã tích cực đầu tư vào những ngành nghề nằm trong chiến lược phát triển kinh tế, những nghành mũi nhọn có nhiều triển vọng phát triển như ngành xây dựng, may mặc xuấ khẩu,..Ngân hàng đã thẩm định, tìm kiếm, lựa chọn các dự án có hiệu quả cao để đầu tư, không tràn lan chạy theo doanh số. Trong quá trình áp dụng nghị quyết này vào thực tế đã có trường hợp có doanh nghiệp Nhà nước vay vốn kinh doanh, chi nhánh sau khi thẩm đinh kỹ càng vẫn yêu cầu doanh nghiệp phải có tài sản đảm bảo ở một mức độ nhất định để tăng thêm độ an toàn và trách nhiệm của doanh nghiệp khi đầu tư vào dự án này.
CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG AN TOÀN ĐỐI VỚI KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH.
Trong giai đoạn thẩm định dự án, giai đoạn quyết định sự an toàn của khoản tín dụng- Cán bộ tín dụng phải nắm được các thông tin tài chính cũng như các thông tin phi tài chính của doanh nghiệp để ra các quyết định cho vay bảo đảm có hiệu quả .Các thông tin tài chính gồm : khả năng tài chính, kết quả kinh doanh trong quá khứ, công nợ , nhu cầu vốn hợp lý, hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ, giá trị tài sản thế chấp..Các thông tin phi tài chính gồm: tư cách, uy tín, năng lực quản lý, năng lực sản xuất kinh doanh quan hệ xã hội, gia đình , kinh tế..của người vay, cung cầu, giá cả thị trường. Đồng thời, theo quy định của Ngân hàng, các cán bộ tín dụng phải tự mình đi thu thập thông tin ngay từ chính khách hàng đến vay vốn.Trên cơ sở những thông tin thu thập được cần phân tích cẩn thận để có quyến định chính xác, tránh để xảy ra rủi ro do khách hàng sử dụng các thủ đoạn lừa đảo, giả mạo hồ sơ vay vốn hay tận dụng các sơ hở của luật pháp để dùng một tài sản thế chấp vay vốn nhiều ngân hàng khác nhau.
Từ những bài học đích đáng đó đòi hỏi NHNN phải thường xuyên giám sát hoạt động tín dụng của các ngân hàng để kịp thời phát hiện ngăn ngừa xử lý các vi phạm. + NHNN cần sớm ban hành những thông tư liên tịch về hướng dẫn thủ tục về xử lý tài sản thế chấp; xúc tiến thành lập các công ty mua bán nợ dưới nhiều hình thức ; sớm cho ra đời tổ chức bảo hiểm tiền gưỉ;.
Bên cạnh việc xem xét sửa đổi các điều luật đã ban hành, chính phủ cần nghiên cứu cho ra những điều luật mới, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng Ngân hàng như : Luật về sở hữu tài sản; Luật kiểm toán ; Lụât về lưu thông kỳ phiếu thương mại. Hoạt động của các doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đếm hoạt động tín dụng Ngân hàng.Hiện nay trong hoàn cảnh nền kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn, năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn yếu kém, ít có sức cạnh tranh.