Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

MỤC LỤC

Đối với NHTM

Do số lượng các doanh nghiệp rất lớn, ngành nghề kinh doanh lại rất đa dạng, thêm vào đó những khoản vay của các doanh nghiệp lại không quá tập trung vốn vì vậy việc cho vay đối với DNV&N có thể phân tán được rủi ro. Thêm vào đó, do quy mô doanh nghiệp tương đối nhỏ gọn, địa bàn hoạt động của các doanh nghiệp cũng thường nằm trong một địa phương xác định, vì vậy dễ dàng hơn cho ngân hàng trong việc tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp cũng như quản lý việc vay vốn, sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Phân loại theo hình thức đảm bảo tiền vay

Thế chấp là hình thức theo đó doanh nghiệp (hoặc bên thứ ba) phải chuyển các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu các tài sản đảm bảo sang ngân hàng nắm giữ trong thời gian vay vốn. Ngân hàng thường yêu cầu đảm bảo bằng hình thức cầm cố khi xét thấy việc khách hàng nắm giữ tài sản đảm bảo không an toàn cho ngân hàng. Thường đó là những tài sản dễ bán, dễ chuyển nhượng như chứng khoán, ngoại tệ mạnh, kim khí quý.. Song, nhiều tài sản của khách hàng tuy trở thành tài sản đảm bảo cho các khoản vay của ngân hàng nhưng vẫn phải tham gia vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp ví dụ như máy móc, trang thiết bị, nhà đất…vì vậy không thể dùng để cầm cố. Mặt khác, các tài sản này thường cồng kềnh, phân tán, hơn nữa việc chuyển giao lại cho ngân hàng nắm giữ lại không đơn giản vì vậy đảm bảo bằng thế chấp rất phổ biến. Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Ví dụ: khi ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn để nhập khẩu hàng hóa nhưng giá trị tài sản đảm bảo của doanh nghiệp không đáng kể, thì số hàng hóa hình thành từ vốn vay có thể trở thành tài sản đảm bảo cho khoản vay ngân hàng. Đây là biện pháp cuối cùng để ngân hàng có thể hạn chế việc doanh nghiệp bán tài sản được hình thành từ vốn vay. Tuy nhiên khi doanh nghiệp không có khả năng trả nợ thì phần lớn các tài sản này cũng đều bị giảm giá, khó bán. Do đó cách thức bảo đảm này thường áp dụng cho các doanh nghiệp mà các tài sản đảm bảo khác có ít, hoặc không thể trở thành tài sản đảm bảo cho ngân hàng. b) Cho vay không có tài sản đảm bảo. Hiện nay tại Việt Nam, những DNV&N có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có khả năng hoàn trả vốn vay; có tổng giá trị tài sản thế chấp, cầm cố tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật tối thiểu bằng 30% giá trị khoản vay, không có các khoản nợ thuế, nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức kinh tế khác sẽ được Quỹ bảo lãnh tín dụng các tỉnh thành trực thuộc trung ương cấp bảo lãnh tín dụng tối đa bằng 80% phần chênh lệch giữa giá trị khoản vay và giá trị tài sản thế chấp, cầm cố của doanh nghiệp tại tổ chức tín dụng để hỗ trợ cho doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng.

Phân loại theo thời gian

+ Đối với khách hàng nhóm AA, AAA, trong phạm vi quy định của pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước, được BIDV xem xét cho vay, bảo lãnh tối đa đến 100% dư nợ cho vay, số dư bảo lãnh không có tài sản đảm bảo. + Đối với khách hàng nhóm A, BBB, trong phạm vị quy định của pháp luật, của Ngân hàng nhà nước, được BIDV xem xét cho vay không có tài sản đảm bảo bằng tài sản đối với khách hàng đến mức tối đa 40% dư nợ vay tại BIDV. + Đối với khách hàng nhóm B, BB, được BIDV xem xét cho vay không có tài sản đảm bảo bằng tài sản đối với khách hàng đến mức tối đa 30% dư nợ vay tại BIDV. doanh nghiệp thu được tiền bán hàng và nhập vào tài khoản để trả nợ cho ngân hàng. Cho vay ngắn hạn các công trình xây dựng: các khoản cho vay này cung cấp vốn cho bên thi công để thuê nhân công, thuê thiết bị xây dựng, mua nguyên vật liệu xây dựng và giải phóng mặt bằng. Cho vay kinh doanh bán lẻ: ngân hàng hỗ trợ người tiêu dùng trong việc mua trả góp xe máy, đồ dùng gia đình, nội thất và các hàng hóa lâu bền khác bằng cách tài trợ cho các khoản phải thu mà người bán những hàng hóa này sẽ nhận được sau khi họ ký hợp đồng bán hàng trả góp. Cho vay trên tài sản: là khoản vay được bảo đảm bằng các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, được dự tính sẽ chuyển thành tiền mặt trong tương lai. Tài sản chủ yếu được dùng để đảm bảo cho khoản vay bao gồm các khoản phải thu, nguyên vật liệu hoặc thành phẩm tồn kho. Ngân hàng cho vay theo một tỷ lệ nhất định trên giá trị ghi sổ của tài khoản phải thu hoặc giá trị hàng tồn kho. b) Cho vay trung hạn và dài hạn. Cho vay dài hạn là khoản vay có thời hạn cho vay trên 5 năm, tài trợ cho các công trình xây dựng như nhà, sân bay, cầu đường, máy móc thiết bị có giá trị lớn thường có thời gian sử dụng lâu.

Nhóm nhân tố thuộc về ngân hàng - Chính sách tín dụng

Khả năng cung ứng vốn của ngân hàng phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như quy mô, kết cấu, tính ổn định của các khoản tiền gửi, khả năng vay mượn của ngân hàng, quy mô vốn chủ sở hữu…, sự phát triển hay suy thoái của nền kinh tế, sự điều tiết hoạt động của thị trường tài chính, tiền tệ do ngân hàng trung ương điều hành. Ví dụ, trong năm 2007, khi nền kinh tế ở một số nước Đông Á như Trung Quốc, Việt Nam…tăng trưởng quá nóng, buộc Ngân hàng Trung ương phải sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt như tăng lãi suất chiết khấu, buộc các NHTM mua trái phiếu Chính phủ, hay bằng biện pháp mạnh mẽ hơn là tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc (Trung Quốc đã tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên mức kỷ lục từ trước đến nay là 13%) đã làm giảm khả năng cung ứng vốn của các NHTM từ đó làm giảm nhiệt cho thị trường tín dụng.

Nhóm nhân tố thuộc về môi trường - Môi trường pháp lý

Để có thể mở rộng hoạt động cho vay đối với DNV&N, cán bộ ngân hàng phải am hiểu đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực mà các doanh nghiệp tham gia kinh doanh, môi trường cạnh tranh ủa doanh nghiệp..Họ phải có khả năng dự báo các vấn đề liên quan đến người vay…. Ở nước ta hiện nay chính sách trong một số ngành như: lắp ráp ô tô, xe máy, chế biến gỗ… không ổn định gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp khi đầu tư dài hạn và Ngân hàng không thể mạo hiểm mở rộng cho vay trung và dài hạn đối với những DNV&N hoạt động trong những lĩnh vực này.

Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng - Nhu cầu vay vốn của DNV&N

Nhưng thực tế qua các Hội chợ việc làm được tổ chức gần đây cho thấy, mặc dù được tuyển chọn lao động trong điều kiện thị trường việc làm rất sôi động, thì các doanh nghiệp cũng không phải dễ dàng tìm được những lao động phù hợp cho mình và nếu có tuyển dụng được thì cũng còn phải bỏ thời gian, kinh phí để đào tạo lại cho phù hợp với yêu cầu chuyên môn của doanh nghiệp. Tính kế hoạch, chiến lược trong hoạt động sản xuất kinh doanh không cao đặc biệt khả năng xây dựng kế hoạch tài chính, phương án kinh doanh, dự án đầu tư rất hạn chế gây càn trở cho doanh nghiệp trong việc vay vốn vì ngân hàng lại cho vay theo phương án kinh doanh hiệu quả.

Giới thiệu về sở giao dịch BIDV .1 Sự ra đời

Hoạt động huy động vốn

Ngay từ khi mới thành lập, Sở giao dịch đã luôn là đơn vị đầu tiên thử nghiệm những hình thức huy động vốn mới của toàn hệ thống BIDV như phát hành kỳ phiếu đảm bảo giá trị theo giá vàng để huy động vốn trung hạn phục vụ đầu tư phát triển, phát hành trái phiếu, hình thức tiết kiệm xây dựng nhà ở… Hiện nay, với hệ thống công nghệ hiện đại, Sở giao dịch ngày càng triển khai nhiều hình thức huy động vốn hấp dẫn hơn như: tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm ổ trứng vàng, phát hành giấy tờ có giá dưới hình thức chứng chỉ tiền gửi dài hạn và trái phiếu 3 đến 5 năm…. Có thể nói nguồn vốn huy động không ngừng tăng trưởng qua các năm qua là kết quả của nỗ lực không ngừng của Sở giao dịch trong việc nâng cao ứng dụng công nghệ, không ngừng phát triển sản phẩm, tiện ích, phong cách giao dịch văn minh của người cán bộ, của ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên Sở giao dịch.

Hoạt động sử dụng vốn

Hiện nay, hoạt động tín dụng của Sở giao dịch được gắn với xây dựng hợp tác chiến lược với các tập đoàn kinh tế mạnh của đất nước như Vinashin, Vinaconex, Tổng công ty sông Đà, Lilama, tổng công ty dệt may Việt Nam…Các quan hệ hợp tác lâu dài, toàn diện này nhằm mục tiêu cung ứng vốn, các dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp và tạo ra các cơ chế đầu tư phù hợp thực tế của việc triển khai các dự án lớn, chương trình kinh tế quan trọng. Đồng thời với việc thực hiện bán chéo sản phẩm để khách hàng có được hiệu quả sử dụng vốn cao bằng việc kết hợp giữa gửi tiền, cho vay vốn đầu tư, cho vay vốn lưu động, bảo lãnh thanh toán, chuyển tiền, chuyển đổi ngoại tệ, tư vấn, bảo hiểm và cho thuê, Sở giao dịch ngày càng thu hút được nhiều khách hàng trung thành.

Bảng 2.2 Tỷ trọng dư nợ tín dụng trên tổng tài sản tại Sở giao dịch  BIDV (triệu đồng)
Bảng 2.2 Tỷ trọng dư nợ tín dụng trên tổng tài sản tại Sở giao dịch BIDV (triệu đồng)

Hoạt động khác

Hướng tới mô hình ngân hàng hiện đại, Sở giao dịch đang ngày càng đấy mạnh phát triển các hoạt động dịch vụ, trong đó có hoạt động bảo lãnh - một loại hình dịch vụ vừa đem lại nguồn thu cho ngân hàng vừa hỗ trợ đắc lực cho sự nghiệp phát triển đất nước. Với vị thế và uy tín lâu năm trên thị trường, Sở giao dịch cung cấp cho khách hàng tất cả các dịch vụ bảo lãnh theo nhiều hình thức, quy mô, cùng với thủ tục nhanh gọn.

Bảng 2.4 Tăng trưởng tài sản của Sở giao dịch BIDV (triệu đồng)
Bảng 2.4 Tăng trưởng tài sản của Sở giao dịch BIDV (triệu đồng)

Kiến nghị

- Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành khẩn trương rà soát, thống nhất hóa các văn bản hiện hành về cơ chế cho vay, bảm đảm tiền vay, giao dịch đảm bảo, cơ chế xử lý nợ và mua bán nợ thế chấp và thu hồi vốn vay không phải thông quan một cơ quan tài phán nào, trừ trường hợp có xảy ra tranh chấp. DNV&N chỉ có thể thuyết phục ngân hàng bằng việc nâng cao năng lực quản lý điều hành đối với đội ngũ lãnh đạo; tích cực đào tạo nguồn nhân lực, chủ động và sáng tạo áp dụng các kiến thức công nghệ mới, các chương trình quản lý kinh tế vào sản xuất kinh doanh, xây dựng doanh nghiệp phát triển và bền vững; thực hiện nghiêm chỉnh Luật doanh nghiệp và các văn bản liên quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh; thực hiện chế độ hạch toán kế toán, báo cáotài chính nghiêm chỉnh, công khai.