MỤC LỤC
Các chủ thể phát hành bao gồm: Chính phủ, các doanh nghiệp và một số tổ chức khác như: Quỹ đầu tư, tổ chức tài chính trung gian. • Chính phủ và chính quyền địa phương là chủ thể chủ yếu phát hành các chứng khoán nợ như: Trái phiếu Chính phủ; Trái phiếu địa phương; trái phiếu công trình; tín phiếu kho bạc.
Một số nhà đầu tư chuyên nghiệp chính trên thị trường chứng khoán là các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, công ty đầu tư, các công ty bảo hiểm, quỹ tương hỗ, các quỹ lương hưu và các quỹ bảo hiểm xã hội khác. Đầu tư thông qua các tổ chức đầu tư có ưu điểm là đa dạng hoá danh mục đầu tư và các quyết định đầu tư được thực hiện bởi các chuyên gia có chuyên môn và có kinh nghiệm.
Là các tổ chức được thành lập với mục đích khuyến khích mở rộng và tăng cường của thị trường chứng khoán thông qua các hoạt động như: cho vay tiền để mua cổ phiếu và cho vay chứng khoán để bán trong các giao dịch bảo chứng. Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá năng lực thanh toán các khoản vốn gốc và lãi đúng thời hạn và tiềm lực tài chính của tổ chức phát hành theo những điều khoản đã cam kết của tổ.
Cơ chế thông tin hoàn hảo tạo khả năng giám sát chặt chẽ của thị trường chứng khoán đã làm tác động của các tiêu cực trong quản lý, tạo điều kiện kết hợp hài hoà giữa lợi ích của chủ sở hữu, nhà quản lý và những người làm công. Một số tiêu thức khác của thị trường chứng khoán như hiện tượng đầu cơ, hiện tượng xung đột quyền lực làm thiệt hại quyền lợi của các cổ đông thiểu số, việc mua bán nội gián, thao túng thị trường làm nản lòng các nhà đầu tư và như vậy, sẽ tác động tiêu cực tới tiết kiệm và đầu tư.
Bởi vậy, việc trang bị cho họ những kiến thức cơ bản về chứng khoán và TTCK để họ có thể hiểu về những lợi ích của hình thức đầu tư mới mẻ này đem lại, đồng thời trang bị cho họ những kĩ năng để họ có thể đầu tư một cách hiệu quả nhất, tự chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của mình, tự phòng chống được các rủi ro khi tham gia trên thị trường,… Vì thế yếu tố giáo dục, xây dựng tâm lý cho người tham gia thị trường là cực kì quan trọng. Thể chế hoá tổ chức là quá trình Nhà nước quy định cơ cấu tổ chức, vạch ranh giới cho từng cấp quản lý bằng các văn bản pháp luật, các văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, là những cơ quan QLNN theo lĩnh vực chuyên môn; quy định cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của DNNN hoặc cơ cấu tổ chức của các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, điều lệ doanh nghiệp, điều lệ công ty….
Năm 2007, TTCKVN đạt được những thành công đáng kể : Quy mô hoạt động của thị trường không ngừng mở rộng, nhiều loại cổ phiếu và trái phiếu mới được niêm yết trên thị trường, các chủ thể quan trọng của thị trường như các tổ chức niên yết ,các công ty chứng khoán, các nhà đầu tư đã thực sự thich nghi với môi trường hoạt động của thể chế tài chính bậc cao – TTCK. KLGD (CP&CCQ). Các giai đoạn phát triển của thi trường:. Nhìn nhận khách quan từ góc độ thị trường, bên cạnh những thành công, TTCK qua một năm hoạt động cũng ghi lại dấu ấn cho những giai đoạn thăng trầm nhất định khi thị trường trải qua những biến động trồi sụt thất thường: giai đoạn thị trường bùng nổ trong 3 tháng đầu năm, thị trường bắt đầu hạ nhiệt và. điều chỉnh mạnh vào 5 tháng giữa năm, tiếp đến là một đợt phục hồi trước khi đi vào trong 4 tháng cuối năm. Có thể nói, đây là giai đoạn thị trường đạt mức tăng trưởng với tốc độ lớn nhất khi đạt mức tăng 126% chỉ trong vòng 3 tahngs giao dịch. Nhờ sự tăng trưởng về giá của cổ phiếu, tổng giá trị vốn hoá của thị trường trong giai đoạn này lên đến con số 398.000 tỷ đồng. Nhưng đều quan trọng góp phần gia tăng giá trị vốn hoá cảu thị trường không phải do số lượng chứng khoán niêm yết giá tăng mà do yếu tố cổ phiếu tăng mạnh. Yếu tố quan trọng góp phần vào sự tăng trưởng trong giai đoạn này phải kể đến sức cầu trên thị trường một cách đột biến giái trị giao dịch trung bình mỗi phiên giai dịch lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Tổng giá trị giao dịch côe lhiếu mua vào của NNDTNN trung bình đạt khoảng 359 tỷ đồng/phiên, chiếm khoảng 30% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường. Lý do cho hiện tường tăng trưởng trong giai đoạn này là:. - Việc VN chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO khiến giới đầu tư quan tâm đến các cơ hội đầu tư vào hoạt động kinh doanh ở VN. - Luật chứng khoán chính thức đưa vào thực thi từ ngày 01/01/2007, các văn bản hướng dẫn ban hành rất cụ thể đã tạo ra một hành lang pháp lý chặt chẽ và thuận lợi cho các hoạt động trên TTCK. - Lượng hàng hoá có xu hướng giá tăng do nhiều CTCP niêm yết mới trên 2 sàn giao dịch…. *) Giai đoạn thị trường điều chỉnh mạnh 5 tháng giữa năm 2007: Giai đoạn điều chỉnh này ghi nhận sự trầm lắng của cả 2 sàn HOSE và HASTC, tất cả các yếu tố của thị trường đều giảm sút nghiêm trọng. Thị trường đã mất điểm quá nhanh trong 1 thời gian ngắn khiến giá gaio dịch của các cổ phiếu đã trở về gần mức thiết lập vào đầu năm. tuy nhiên, trong giai đoạn này, thị trường cũng có một đợt hồi phục vào giai đoạn cuối tháng 4/2007 khi VNIndex quay trở về mốc 1.1017,52 điểm nhưng nó lại nhanh chóng trở lại lại trạng thái mất cân bằng và liên tục sụt giảm. Giá trị giao dịch bình quân của khối NĐTNN trong giao đoạn này đạt khoảng 170 tỷ đồng/phiên, giảm tới 52% so với giai đoàn đầu. Các yếu tố ảnh hưởng đến là:. - Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN quy định về việc giới hạn dư nợ cho vay chứng khoán ở mức 3% tổng dư nợ tín dụng của NH được ban hành đúng thời điểm TTCK đang trong giai đoạn điều chỉnh mạnh. - Dự thảo về Luật thuế thu nhập cá nhân được thông qua trong đó thu nhập từ chứng khoán được đưa vào diện chịu thuế. - Lượng cung hàng hoá ngày càng tăng do hoạt động phát hành khá tràn lan của các công ty niêm yết và IPO các DN lớn…. *) Giai đoạn phục hồi của thị trường vào những tháng cuối năm: Trong giai đoạn này, giá cổ phiếu có xu hướng phục hồi nhanh chóng, đặc biệt là các mã cổ phiếu trên cả 2 sàn giao dịch.
UBCKNN có chức năng QLNN về CK&TTCK, có nhiệm vụ chủ yếu là quản lý và giám sát các hoạt động của TTGDCK, cấp phép PHCK ra công chúng của tổ chức niêm yết, cấp phép thành lập và giám sát hoạt động của các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Chính phủ. Với tư cánh là một đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc sở hữu của Nhà nước vừa đảm bảo được nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cho sự tồn tại và hoạt động của tổ chức này, vừa tạo điều kiện cho Nhà nước có thể thông qua TTGDCK để quản lý, điều hành và giám sát các hoạt động của thị trường theo các mục tiêu đã đề ra.
Trước hết, đó là khả năng gia tăng một lượng lớn hàng hoá có chất lượng cho TTCK, điểm mấu chốt để phát triển thị trường, đồng thời các chính sách tài chính khác được triển khai từ Bộ Tài chính ( như phát hành trái phiếu, thuế, phí…) sẽ tạo thêm sự gắn kết đồng bộ, đảm bảo yếu tố an toàn cho TTCK và các thị trường tài chính khác. Tuy vậy cũng phải thấy điểm hạn chế của mô hình trên là việc chuyển UBCKNN vào Bộ Tài chính đã làm giảm tính độc lập và làm hạn chế quyền của hành của UBCKNN trong thực hiện chức năng quản lý, làm giảm tính chủ động của UBCKNN và gia tăng tính phức tạp về thủ tục hành chính trong quá trình ban hành các chính sách, chế độ quản lý và phát triển TTCK.
Đối với phát hành trái phiếu thì yêu cầu vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng kí chào bán tối thiểu 10 tỷ đồng, hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng kí chào bán phải có lãi,…Đối với việc phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư là tổng giá trị chứng chỉ quỹ đăng kí chào bán tối thiểu 50 tỷ đồng…Như vậy, các điều kiện phát hành được yêu cầu cao và chặt chẽ hơn bởi xét theo tình hình mới của nền kinh tế, có rất nhiều doanh nghiệp thoả mãn được điều kiện trên, đồng thời để tạo tiền đề tăng cung hàng hoá có chât lượng cho TTCK. Đối với các TCTD có tỷ lệ dư nợ vốn cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư kinh doanh chứng khoán so với tổng dư nợ tín dụng của TCTD ở mức từ 3% trở lên thì thực hiện việc thu hồi nợ và giảm dư nợ, chậm nhất đến ngày 31/12/2007 phải đảm bảo theo tỷ lệ quy định…Thực tế cho thấy, sau khi Chỉ thị 03 được ban hành đã gây tác động tâm lý đối với hoạt động của TTCK, và theo ý kiến của nhiều chuyên gia thì đây chính là một trong những nguyên nhân làm làm cho TTCK bị sụt giảm trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 9 vừa qua.
Ba là, mô hình tổ chức bộ máy QLNN đối với TTCK đã mang lại những lợi thế nhất định, nhưng vẫn chưa tạo ra được vị thế độc lập và thẩm quyền đầy đủ cho UBCKNN, làm giảm tính chủ động, linh hoạt của UBCKNN trong việc ra các quyết định quản lý và giám sát TTCK, hạn chế sự phối hợp UBCKNN với các Bộ, ngành liên quan khác. Chín là, chưa có sự phối hợp trong chính sách điều hành và quản lý, giám sát hoạt động của TTCK với thị trường tiền tệ: chưa có cơ chế phối hợp giám sát hoạt động giao dịch cổ phiếu của các NHTMCP trên thị trường tự do; chưa thiết lập được cơ chế kết hợp trong quản lý, giám sát chu chuyển đồng tiền của nhà ĐTNN và kiểm soát việc rửa tiền; các cơ chế trong điều hành tỷ giá, lãi suất chiết khấu….
Mười là, các hoạt động hỗ trợ cho quản lý và phát triển thị trường như đầu tư nâng cấp hệ thống giao dịch chứng khoán còn chậm chễ; công tác thống kê, tin học, đào tạo, thông tin tuyên truyền chưa thực sự đáp ứng được đòi hỏi của thị trường. Thứ tư: Mở cửa thị trường dịch vụ chứng khoán theo lộ trình hội nhập đã cam kết; áp dụng các nguyên tắc về quản lý thị trường chứng khoán theo khuyến nghị của tổ chức quốc tế và các Uỷ ban chứng khoán phù hợp với từng giai đoạn phát triển thị trường.
Thứ nhất: Mở rộng thị trường chứng khoán có tổ chức, thu hẹp thị trường tự do; phấn đấu đến năm 2010 tổng giá trị vốn hoá thị trường chứng khoán có tổ chức đạt 10-15% GDP. Thứ hai: Nâng cao tính minh bạch của hoạt động thị trường chứng khoán, áp dụng thông lệ tốt nhất về quản trị công ty đối với các công ty đại chúng và các tổ chức kinh doanh chứng khoán.
- Sự ra tăng luồng vốn vào TTCK cũng chứa đựng khả năng rút vốn (đổi chiều) ồ ạt, ảnh hưởng trực tiếp đến TTCK và cung tiền tệ trong nền kinh tế, tác động đến hệ thống ngân hàng trong khi dự trữ ngoại hối của Việt Nam còn mỏng, việc kiểm soát các luồng tiền chưa được chặt chẽ. Như vậy, với mục tiêu định hướng đã định ra cho sự phát triển của TTCK Việt Nam trong giai đoạn tới (cụ thể là giai đoạn 2006-2010), cùng với những cơ hội thách thức đặt ra đối với TTCK Việt Nam thì lúc này vai trò của cơ quan QLNN đối với TTCK là rất lớn.
Yêu cầu đặt ra là phải có các giải pháp cụ thể để tăng cường hơn nữa vai trò và hiệu quả của các cơ quan quản lý để thực hiện được các mục tiêu, định hướng đã đề ra, nâng cao hơn hoạt động của TTCK Việt. Luật chứng khoán đựợc xây dựng tương đối cụ thể và chi tiết song đây là luật chuyên ngành hàm chứa những phạm trù và nội dung còn mới lạ, như: Công ty đầu tư chứng khoán, chào bán chứng khoán ra công chúng.
Để tạo ra tính linh hoạt trong công tác điều hành lãi suất và tăng tính hấp dẫn đối với TPCP, Bộ Tài chính cần quy định lãi suất trần trong đấu thầu TPCP một các linh hoạt hơn, không chỉ căn cứ vào mục tiêu, nhu cầu huy động vốn của Chính phủ mà còn phải dựa vào diễn biến cung cầu tiền tệ và tình hình kinh tế để định ra mức lãi suất trần cho phù hợp, nhằm đảm bảo thành công các đợt phát hành TPCP. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, Các công ty đã được cấp phép kinh doanh từ năm 2003 trở về trước, sẽ áp dụng theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới, song Ủy ban chứng khoán Nhà nước cần làm đầu mối kiến nghị Bộ tài chính xử lý cụ thể.Riêng với các công ty được cấp phép kinh doanh sau ngày 1/1/2004 thì áp dụng Luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới với điều khoản ưu đãi đã được ghi trong giấy phép kinh doanh.