MỤC LỤC
Bởi vậy, khi tiến hành cho vay đối với một số khách hàng không có độ tin cậy nhất định, NHTM thường bắt buộc người đi vay phải có một số tài sản đảm bảo để đến khi họ không có khả năng hoàn trả thì NHTM có quyền thu giữ và bán tài sản đó để thu hồi lại khoản tiền đã cho vay. Khi yêu cầu phải có tài sản đảm bảo, Ngân hàng sẽ gắn được trách nhiệm của khách hàng vào khoản vay, khách hàng sẽ coi khoản vay như là tài sản của chính mình bởi nếu không trả được nợ, các tài sản đảm bảo sẽ thuộc quyền sở hữu của Ngân hàng.
Nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay chính là việc tìm ra giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho các hoạt động này, tìm giải pháp bình ổn thị trường giá cả, tăng thêm quyền tự chủ hơn nữa cho các NHTM, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp qui trong hoạt động Ngân hàng. Điều này càng thiết thực hơn nữa trong giai đoạn hiện nay khi ngành Ngân hàng đang nỗ lực để có một sự biến đổi vượt bậc, một bước cải cách trong toàn hệ thống nhằm nhanh chóng đưa nền kinh tế nước ta phát triển đi lên hội nhập khu vực và thế giới.
Ngân hàng thường có những tiêu chí nhất định để đánh giá độ an toàn của tài sản đảm bảo như: dựa trên mức độ thuận lợi trong việc xác định quyền sở hữu của tài sản bảo đảm; sự tồn tại và hoạt động của thị trường tài sản đảm bảo; sự khác biệt trong khả năng thực thi quyền của người cho vay. Mặc dù chịu sự tác động lớn của các yếu tố như môi trường pháp lý, khả năng của Ngân hàng trong việc đánh giá khách hàng, đánh giá và theo dừi tài sản và chiến lược của khỏch hàng, nhưng yếu tố quan trọng nhất quyết định các hình thức bảo đảm tiền vay phải kể đến tình hình sản xuất kinh doanh hàng hoá và dịch vụ khách hàng, các loại tài sản mà khách hàng có, cùng với nhu cầu vay vốn của khách hàng. Khách hàng hoạy động có hiệu quả, sản phẩm của khách hàng dễ được chấp nhận trên thị trường mới có thể gây dựng niềm tin đối với ngân hàng, từ đó mới có cơ hội để vay không có bảo đảm bằng tài sản bảo đảm phù hợp, vì khi cho vay có bảo đảm bằng tài sản, giá trị của khoản vay phụ thuộc vào giá trị tài sản làm bảo đảm.
THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH (DNNQD) TẠI SGD I – NHCTVN. Nhờ chú trọng làm tốt việc bồi dưỡng nâng cao nguồn nhân lực hiện có, kết hợp với rà soát, sàng lọc, bố trí lao động đúng người, đúng việc, nên đã phát huy cao chất lượng công tác, trí tuệ của mỗi cá nhân ở mọi vị trí công tác. Về tiền lương và các chính sách xã hội đã giải quyết kịp thời, đầy đủ mọi chế độ, quyền lợi của người lao động theo đúng quy định của Nhà nước và của NHCTVN.
- Phòng Kế toán tài chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác quản lý tài chính và thực hiện nhiệm vụ chi tiêu nội bộ tại chi nhánh. - Phòng Tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và NHCT. - Phòng Kiểm tra nội bộ là phòng nghiệp vụ có chức năng giám sát, kiểm tra, kiểm toán các hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
- Phòng Tài trợ thương mại là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về tài trợ thương mại tại chi nhánh. - Phòng Khách hàng số 1 là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các Doanh nghiệp lớn. - Phòng Thông tin điện toán thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh.
Trong một số năm gần đây, cơ cấu tín dụng đã dần thay đổi, không tập trung vốn cho vay vào một số doanh nghiệp lớn mà được dàn trải cho vay mọi thành phần kinh tế. Ngoài các doanh nghiệp truyền thống, SGD I đã chú trọng đầu tư và cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp tư nhân theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và hướng chỉ đạo của NHCTVN.
Nguồn vốn huy động của SGD I tăng trưởng vững chắc, chiếm gần 20% trong tổng nguồn vốn huy động của toàn hệ thống NHCTVN, luôn đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất của mọi đối tượng khách hàng và góp phần điều hoà một lượng vốn lớn trong hệ thống NHCTVN để cho vay phát triển kinh tế tại các Tỉnh, Thành phố cả nước. Đặc biệt, dịch vụ chuyển tiền kiều hối với ChinFonBank đạt 8 triệu USD, tăng 200%, chuyển tiền nhanh với Western Union đạt 353 ngàn USD, tăng 462%. Năm 2003, tỷ giá USD và VND tơng đối ổn định, SGD I đã nắm bắt kịp thời diễn biến tỉ giá ngoại tệ trên thị trờng Quốc tế và thị trờng trong nớc, áp dụng nhiều biện pháp kinh doanh ngoại tệ, tăng cờng khai thác nhiều loại ngoại tệ kết quả doanh số mua bán đạt hơn 300 triệu USD.
Vì các dự án này cần một lượng vốn tương đối lớn, trong khi đó vốn tự có của các công ty thường rất nhỏ, nên khi vay vốn Ngân hàng, họ thường kêu gọi sự bảo lãnh của những thành viên trong công ty ( đối với công ty TNHH và công ty cổ phần) và của người thân sở hữu công ty( đối với công ty tư nhân). Trớc khi giám đốc SGD I ký quyết định cho vay, công ty Ngọc Khánh cần phải nộp cho Ngân hàng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty TNHH Ngọc Khánh, giấy quyết định bầu giám đốc công ty, biên bản họp sáng lập viên, bảng cân đối kế toán và bảng kết quả sản xuất kinh doanh trong hai năm 2002, 2003 đồng thời công ty Ngọc Khánh phải trình Ngân hàng giấy đề nghị vay vốn, phơng án vay vốn lu động, và các hợp đồng mua nguyên vật liệu, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, hợp đồng kinh tế của công ty với các đối tác khác, hợp đồng bảo lãnh thế chấp tài sản đã có sự xác nhận của phòng công chứng. Cán bộ tín dụng có nhiệm vụ định giá tài sản bảo lãnh đồng thời yêu cầu công ty Ngọc Khánh nộp cho Ngân hàng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất từ đó lập tờ trình thẩm định và kết luận của mình gửi lên tr- ởng phòng tín dụng.
Việc định giá TSBĐ tiền vay của SGD I chủ yếu dựa trên sự đánh giá của cán bộ phòng tín dụng mà chưa có một bộ phận nào chuyên chịu trách nhiệm thẩm định TSBĐ. Trên thực tế nhiều doanh nghiệp khi thế chấp tài sản để vay vốn đều không có đủ giấy tờ hợp lệ (vì nếu Ngân hàng thực hiện theo đúng các tiêu chuẩn để cho vay có bảo đảm bằng tài sản thì hầu hết các DNNQD sẽ không có đủ điều kiện để vay vốn và như thế Ngân hàng sẽ không thể cho vay được). Những tồn tại nói trên không chỉ xuất phát từ bản thân Ngân hàng mà còn chịu nhiều ảnh hưởng của khách hàng vay vốn, của môi trường pháp lý trong quá trình bảo đảm tiền vay.
Hiện nay từng cán bộ đang trực tiếp phụ trách một nhóm khách hàng và dự án nhưng nếu thông tin của từng người được lưu trữ tập trung trong nội bộ sẽ vừa thuận lợi cho chính những người quản lý khi cần đồng thời khi cán bộ tín dụng vắng mặt, người phụ trách thay có thể tiếp cận nhanh chóng. Thiết nghĩ, nếu Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các cơ quan khác thành lập được một trung tâm cung cấp thông tin như vậy, thì mạng lưới thông tin của chi nhánh lúc này chỉ tập trung đi sâu vào những thông tin có tính đặc thù trong quan hệ với khách hàng của chi nhánh. Mặt khác, với nhiệm vụ là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động các Ngân hàng thương mại, việc thành lập công ty định giá tài sản sẽ giúp NHNN quản lý sát sao hơn các khoản cho vay về mặt chất lượng, do vậy ngay từ đầu các khoản vay đã được đánh giá độ an toàn.