Hướng dẫn biên tập câu hỏi và tiến hành phỏng vấn hiệu quả

MỤC LỤC

Kỹ thuật biên tập các câu hỏi và tiến hành phỏng vấn 1. Biên tập câu hỏi phỏng vấn

- Chuyển từ ngôn ngữ nói sang ngôn ngữ viết: Đây là công việc chính khi biờn tập, cần lược bỏ những cõu núi sai, những chỗ khụng rừ nghĩa, đồng thời giữ lại cách diễn đạt và câu chữ của người được phỏng vấn. Những thông điệp mà người phỏng vấn chuyển tải thông qua giao tiếp phi ngôn từ bao gồm cả cách biểu hiện thông qua giao tiếp bằng mắt, cách lắng nghe và thái độ đáp lại người được phỏng vấn có thể mang nhiều sức mạnh hơn là những lời nói.

Các bước thực hiện kỹ năng phỏng vấn khi kiểm định chất lượng dạy nghề

- Trước khi chia tay, xác nhận lại những thông tin để có thể liên lạc lại được với người được phỏng vấn. Ghi chép những thông tin cần phải được kiểm tra lại từ các nguồn khác.

Thí dụ về phỏng vấn một số nhóm đối tƣợng trong kiểm định chất lƣợng dạy nghề

Giới thiệu từng khách mời bao gồm tên (nên có bảng tên của khách đặt sẵn trên bàn), vai trò/công việc/vị trí, mô tả chung về loại công việc hoặc những kinh nghiệm khác mà họ đã từng có đối với các học sinh, sinh viên tốt nghiệp (quản lý, cán bộ phòng tổ chức, người phụ trách công việc đánh giá công việc của học sinh, sinh viên tốt nghiệp). Thảo luận về nền tảng giáo dục cơ bản và các đặc tính học sinh, sinh viên tốt nghiệp cần có như khả năng phân tích, khả năng giải quyết vấn đề, hiểu biết về những động cơ trong công việc, thái độ đạo đức và nghề nghiệp chuyên môn. Trao đổi về những kỹ năng và kiến thức cụ thể mà học sinh, sinh viên tốt nghiệp được mong đợi cần phải có như kỹ năng viết, kinh nghiệm sử dụng các trang thiết bị và kỹ thuật cụ thể, kiến thức về lý thuyết cơ bản, thực hành chuyên môn cơ bản, v.v.

Các cuộc phỏng vấn các cựu học sinh, sinh viên này có thể được tiến hành để thu thập một số dữ liệu về kinh nghiệm làm việc của học sinh, sinh viên tốt nghiệp (những thách thức, kỹ năng, và kiến thức cần thiết) và ý kiến về cách thức mà khoá học đã hoặc đã không chuẩn bị cho công việc cũng như các phương diện khác trong cuộc sống của họ. (Trao đổi các mục tiêu chung; thu thập những ý kiến về thành tựu đạt được, ở đây người phỏng vấn cần có một bản sao về các mục tiêu mà khoá học muốn đạt được; ghi chú các điểm mạnh và điểm yếu của các thành tựu đạt được). Tuy nhiên, các cuộc phỏng vấn học sinh, sinh viên tốt nghiệp nhấn mạnh đến việc thu thập thông tin về kinh nghiệm làm việc và mối liên hệ giữa các kinh nghiệm này với chương trình dạy nghề đang được kiểm định.

Những bài tập tình huống vận dụng kỹ năng phỏng vấn trong quá trình kiểm định

Từ đối tượng, câu hỏi phỏng vấn và kế hoạch phỏng vấn đã xây dựng tại Bài tập 1 và Bài tập 2, hãy xây dựng kịch bản phỏng vấn nhằm khai thác thêm thêm thông tin, minh chứng để đánh giá các điều kiện đảm bảo chất lượng của của một trường cao đẳng nghề theo tiêu chuẩn 4.4. Bên cạnh đó nhà trưòng đã thành lập phòng NCKH nhằm thúc đẩy, khuyến khích toàn thể đội ngũ cán bộ giáo viên tham gia vào NCKH (03.07.01 - QĐ thành lập phòng NCKH và HTQT). Tự đánh giá: Đạt. b) Có các kết quả nghiên cứu khoa học được ứng dụng trong công tác quản lý, nâng cao chất lượng dạy nghề và ứng dụng vào thực tiễn. Năm 2007 nhà trường kết hợp với Sở KHCN Tỉnh nghiên cứu đề tài cấp tỉnh dự án áp dụng CNTT trong quản lý và đào tạo tại nhà trường kết quả là Nhà trường đã áp dụng thành công và đang thực hiện trong công tác quản lý các hoạt động của nhà trường và trong đào tạo (06.02.03 - Hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ). Tự đánh giá: Đạt. c) Hàng năm có các bài báo, công trình nghiên cứu khoa học đăng trên các báo, tạp chí, các ấn phẩm khoa học quốc tế, trung ương và địa phương.

Các công trình nghiên cứu khoa học hay các bài viết về lĩnh vực chuyên môn đã được đội ngũ giáo viên thể hiện và trình bày thông qua các đề tài tốt nghiệp thạc sĩ đã dược hội đồng khoa học tại các trường đại học công nhận và cho phép bảo vệ (03.07.02 - Các đề tài bảo vệ thạc sĩ). - Hãy phân tích nội dung của các báo cáo chỉ số, từ đó xác định chủ đề, đối tượng sẽ phỏng vấn nhằm khai thác thêm những thông tin, minh chứng để đánh giá các điều kiện đảm bảo chất lượng của trường cao đẳng nghề nói trên về công tác nghiên cứu khoa học. Từ đối tượng, câu hỏi phỏng vấn đã xây dựng tại Bài tập 4, hãy lập kế hoạch phỏng vấn cho từng nhóm đối tượng nhằm khai thác thêm thông tin, minh chứng để đánh giá các điều kiện đảm bảo chất lượng của trường cao đẳng nghề nói trên về công tác nghiên cứu khoa học.

Một số ưu nhược điểm và lưu ý khi sử dụng kỹ năng phỏng vấn trong kiểm định

Trưởng nhóm tổ chức thảo luận, thư ký tổng hợp, phân loại và trình bày danh mục các câu hỏi lên giấy. - Các cuộc phỏng vấn cung cấp thông tin xảy ra ở một địa điểm được quy định thay vì là ở một bối cảnh tự nhiên. Các cuộc phỏng vấn sử dụng câu hỏi có từ cảm xúc thường dẫn đến những câu trả lời tiêu cực về mặt tình cảm.

Berg (2001), xem từ “tại sao” là từ dễ gây cảm xúc tiêu cực vì nó đặt người được phỏng vấn vào thế phòng thủ, làm cho họ nghĩ rằng câu trả lời trước đó của họ có lẽ đã sai. Câu hỏi có nhiều hơn một ý là câu hỏi có nhiều hơn một vấn đề trong một câu hỏi và có lẽ đòi hỏi phải có nhiều hơn một câu trả lời với những mức độ khác nhau hoặc trái ngược nhau. Tài liệu được sử dụng để đào tạo, buồi dưỡng những người đã hoàn thành lớp đào tạo kiểm định viên chất lượng dạy nghề do Tổng cục Dạy nghề tổ chức.

Điều kiện thực hiện

- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng phỏng vấn - Tài liệu phát tay cho các bài tập.

Phương pháp - Thuyết trình

Sứ mệnh hay mục tiêu hoạt động và nhiệm vụ của CSDN có được thể hiện trong các tài liệu in ấn như ấn phẩm quảng cáo, trang web, danh mục các chương trình và hoạt động đào tạo của CSDN và/hay những văn bản chính thức khác hay không?. (những đối tượng có lợi ích liên quan bên trong CSDN bao gồm học sinh- sinh viên, giáo viên và cán bộ quản lý; đối tượng có lợi ích liên quan bên ngoài CSDN bao gồm cộng đồng, các nhà tuyển dụng, chính quyền địa phương/chính phủ). - Hỏi học sinh - sinh viên của CSDN về việc cần phải đáp ứng những yêu cầu gì hay thực hiện những bước nào nếu muốn thành lập một hội/nhóm/tổ chức dành cho học sinh - sinh viên, hoặc khi muốn đề đạt, thể hiện ý kiến của mình, học sinh - sinh viên phải làm gì.

Hỏi cán bộ quản lý của CSDN cách thức cùng minh chứng cụ thể (có thể có hoặc không) về công tác đánh giá và thanh tra, kiểm tra các hoạt động trong CSDN; đồng thời yêu cầu họ cung cấp cho đoàn những công cụ đánh giá, kiểm tra đó (như: bản điều tra khảo sát, nội dung thảo luận của các bộ phận đơn vị chính trong CSDN, biên bản các cuộc họp…). - Đề nghị CSDN đưa ra những dẫn chứng cụ thể về việc đội ngũ giáo viên của CSDN được hỗ trợ như thế nào để có thể hiểu đúng và hướng dẫn học sinh - sinh viên thực hiện phương pháp tự học, tự nghiên cứu và tinh thần làm việc theo nhóm. (Các thành viên đoàn kiểm định sẽ dự giờ một hoặc hai lớp học quan sát CSDN đã áp dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học hay chưa, và sau đó trao đổi với đội ngũ giáo viên để tìm hiểu cách thức đổi mới và lồng ghép phương pháp giảng dạy mới này vào hoạt động giảng dạy của họ.).

- Đội ngũ giáo viên có thường tham gia những hội thảo, hội nghị do chính CSDN tổ chức hoặc ở một nơi khác mà nội dung của các hội thảo, hội nghị đó tập trung vào cải thiện phương pháp giảng dạy và các thói quen học tập tốt?. CSDN có hệ thống văn bản chính thức nào quy định đến những nội dung sau trong một chương trình dạy nghề: nội dung, phương pháp giảng dạy, và hình thức kiểm tra, đánh giá chi tiết – đóng vai trò như tài liệu hướng dẫn cho cả giáo viên giảng dạy và người học?.