MỤC LỤC
Kết quả nghiên cứu, khảo sát tại Điện Biên, Hoà Bình và Thanh Hoá cho thấy 4 hình thức QLRCĐ có nguồn gốc hình thành khác nhau, đó là rừng cộng đồng truyền thống do cộng đồng tự công nhận từ lâu đời, rừng của thôn bản được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, rừng giao cho nhóm hộ đồng quản lý, rừng giao cho hộ nhưng các hộ tự liên kết cùng quản lý. - Mô hình quản lý rừng cộng đồng theo các giai đoạn và các bước cụ thể được xác lập có thể vận dụng vào các điều kiện cụ thể của từng xã và cộng đồng nhưng phải đảm bảo 3 điều kiện cơ bản là: có cơ chế phối hợp của các nhóm chủ thể, thực hiện tốt 3 công cụ quản lý và triển khai các giải pháp hỗ trợ phát triển quản lý rừng cộng đồng.
Về cơ bản, Việt Nam có khung pháp lý cho thực thi phương thức quản lý rừng cộng đồng nhưng còn thiếu cơ chế chính sách liên quan đến quyền hưởng lợi rừng, đó là sự thiếu hụt những quy định hiện hành về hưởng lợi, nhất là hưởng lợi gỗ trong giao rừng tự nhiên cho cộng đồng và khi cộng đồng quản lý và khai thác gỗ thương mại10. Như vậy, chính sách hiện nay chưa quy định riêng về cộng đồng hưởng lợi rừng, trên thực tế đang vận dụng những quy định về hưởng lợi và nghĩa vụ từ những quy định cho đối tượng là hộ gia đỡnh, cỏ nhõn và tổ chức; chưa cú quy định rừ ràng về khai thỏc gỗ thương mại khi cộng đồng được giao và quản lý rừng tự nhiên; những quy định về thủ tục hành chính cũng chưa rừ; những quy định về tiờu chuẩn kỹ thuật khỏ phức tạp và cộng đồng khú cú thể tiếp cận.
Như vậy có thể tách việc giao đất lâm nghiệp bằng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Bìa đỏ) và giao rừng bằng Quyết định của Chủ tịch UBND huyện cho phép cộng đồng dân cư thôn nhận rừng mà chưa cần giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong lúc này là phù hợp Luật đất đai và Luật BV&PTR. Bài học kinh nghiệm ở nhiều nơi khác cho thấy 2 điều kiện quan trọng để quản lý rừng cộng đồng thành công là: thứ nhất, điều kiện cần là lãnh đạo cộng đồng mạnh, rừng bắt buộc phải bảo vệ để chống xâm hại, ý chí và nguyện vọng của dân làng; thứ hai, điều kiện đủ là nhận rừng phải là cơ hội giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho dân làng, hệ thống chính trị trong xã, thôn phải mạnh và có ý thức cao về bảo vệ rừng.
Các quy định/hướng dẫn trên được Cục Lâm nghiệp, Bộ NN-PTNT thẩm định và phê duyệt - Thí điểm mô hình lâm nghiệp cộng đồng ở tối đa 40 xã lựa chọn dựa vào các quy định và. - Soạn thảo các quy định và các hướng dẫn về lâm nghiệp cộng đồng bao gồm cả các vấn đề về kỹ thuật và tổ chức thực hiện, trình Bộ NN&PTNT hoặc Cục Lâm nghiệp phê duyệt;.
- Triển khai thực hiện các hoạt động thí điểm dựa trên các quy định và các hướng dẫn về lâm nghiệp cộng đồng đã được phê duyệt tại 40 xã thuộc 10 tỉnh lựa chọn. - Biên soạn Sổ tay hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng và Tài liệu tập huấn chuyển giao kỹ thuật về quản lý rừng cộng đồng để Cục Lâm nghiệp ban hành.
Khi xây dựng kế hoạch quản lý rừng cộng đồng, xây dựng quy ước và kế hoạch thu chi quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng, người dân đã bàn bạc thống nhất đóng góp tiền cho quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng đối với hộ gia đình được khai thác sử dụng gỗ của cộng đồng theo kế hoạch, đóng góp giá trị ngày công lao động vào các hoạt động thực hiện kế hoạch quản lý rừng. Ngoài nguồn 4000 Euro/xã của Dự án như là một khoản "Tiền mồi" để hỗ trợ cộng đồng quản lý rừng; theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ban quản lý Dự án các tỉnh đã tham mưu cho Sở NN&PTNTlồng ghép với việc huy động nguồn kinh phí từ các chương trình/chính sách khác của Nhà nước trên địa bàn như Dự án 661, Chính sách hưởng lợi khi khai thác tận thu, tận dụng gỗ rừng trồng thuộc nguồn vốn ngân sách đầu tư trên địa bàn,.
Các văn bản, tài liệu hướng dẫn về quản lý rừng cộng đồng ngay sau khi ban hành đã được đăng tải (TA - TV) trên trang Web của Cục Lâm nghiệp và FSSP CO. Ngoài ra còn tham gia chia sẻ kinh nghiệm về quản lý rừng cộng đồng tại nhiều hội thảo khác do RECOFTC, Helvetas (ETSP).
- Lồng ghép và phát huy kiến thức bản địa của cộng đồng với các quy định/ hướng dẫn của quản lý lâm nghiệp. - Có cơ chế hỗ trợ tài chính/ nguồn lực giúp cộng đồng quản lý rừng, nhất là đối với cộng đồng quản lý rừng tự nhiên nghèo, hàng chục năm tiếp theo vẫn chưa có nguồn thu từ rừng.
Phần tiếp theo sẽ thảo luận về các phát hiện liên quan đến vấn đề giảm nghèo ở các cộng đồng tới tham quan. Cuối cùng, phần kết luận sẽ đưa ra một số ý nghĩa về mặt chính sách liên quan đến các phát hiện của dự án.
Sau phần trình bày này là phần thảo luận về (lợi ích) của tư cách pháp lý trong LNCĐ. Sau đó sẽ đề cập đến các vấn đề liên quan tới hỗ trợ từ bên ngoài.
Theo Luật BVPTR, cộng đồng có quyền sử dụng rừng lâu dài, hưởng lợi từ đóng góp của họ, được hưởng các hỗ trợ (tài chính và kỹ thuật) từ bên ngoài và đền bù các khoản đầu tư vào rừng trong trường hợp nhà nước thu hồi diện tích rừng của họ để phục vụ mục đích sử dụng công. Mặc dù, trong một số trường hợp, quyền hưởng dụng rừng theo luật tục địa phương có thể quan trọng hơn quyền hưởng dụng do nhà nước cấp nhưng thông thường việc sở hữu quyền hưởng dụng hợp pháp có ảnh hưởng tới việc khai thác và đầu tư vào tài nguyên rừng.
▪ Đất canh tác dành cho người nghèo: cần ưu tiên hỗ trợ những hộ nghèo thiếu đất sản xuất, cho họ sử dụng đất trống và đất chưa sử dụng trong diện tích đất lâm nghiệp để sản xuất nông nghiệp. ▪ Các lợi ích khác từ rừng: ngoài quyền lợi được lấy gỗ làm nhà và đất canh tác, cần phân biệt đối xử ưu đãi các hộ gia đình nghèo trong việc phân bổ các lợi ích khác từ rừng như củi và lâm sản ngoài gỗ.
Người dân địa phương có xu hướng tham gia vào quản lý rừng và được hưởng lợi ích từ nguồn tài nguyên rừng ở địa phương khi các cơ quan nhà nước và các tổ chức cung cấp dịch vụ khác bên ngoài đáp ứng đầy đủ nhu cầu cần được hỗ trợ của họ. Các thôn với mô hình quản lý rừng cộng đồng mới thường không đạt được mục tiêu đề ra về bảo vệ rừng và cải thiện sinh kế nếu không có sự hỗ trợ đầy đủ từ bên ngoài để xây dựng năng lực và duy trì thực hiện các quyền lợi cũng như nhiệm vụ mới được giao.
Khả năng khai thác gỗ thương mại phụ thuộc vào trạng thái rừng khi giao, vì vậy cần có chính sách giao các trạng thái rừng giàu nghèo khác nhau cho cộng đồng quản lý và tạo thu nhập, không chỉ chủ trương giao đất trống và rừng nghèo kiệt như hiện nay; ngoài ra cần có những hướng dẫn kỹ thuật, thủ tục hành chính thích hợp và cơ chế hưởng lợi công bằng, đơn giản để người dân có thể áp dụng. Đối với rừng tự nhiên, với xu hướng ngày càng suy giảm và nghèo kiệt đã phát thải một lượng lớn khí gây hiệu ứng, mà trước đây được lưu giữ trong rừng; do đó đã có đề nghị thực hiện chương trình “Giảm thiểu khí phát thải từ mất rừng và suy giảm các hệ sinh thái rừng” - REDD (Reducing emissions from deforestation and degradation); với chương trình này, các khu rừng tự nhiên nghèo kiệt cần được quan tâm quản lý sử dụng bền vững, đồng thời có khả năng hấp thụ nhiều hơn khí gây hiệu ứng nhà kính.
Sau năm 1980, nhiều HTX nông nghiệp ở miền Bắc được chuyển đổi hoặc giải thể; theo đó những khu rừng trồng và rừng tự nhiên của HTX trở nên vô chủ, hiện tại chưa có số liệu cụ thể diện tích rừng này mà được tính chung vào số liệu do cộng đồng quản lý theo truyền thống. - Dự án thí điểm giao rừng cho cộng đồng ở một số tỉnh Tây nguyên do Trường Đại học Tây Nguyên hỗ trợ, thực hiện từ 2002-2009 được 2.916 ha, tại các cộng đồng thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên như: Đăk Nông, Đăk Lắc và Kông Tum.
Phần lớn các thôn đều xây dựng quy ước/hương ước quản lý và bảo vệ rừng cộng đồng, tổ chức lực lượng tuần tra rừng chuyên trách hoặc phân công luân phiên các hộ gia đình trong thôn. Nhóm hộ có thể hình thành từ một số hộ gia đình cư trú liền nhau trong phạm vi một thôn, một xóm hoặc gồm một số hộ gia đình có quan hệ huyết thống hoặc họ hàng; cũng có trường hợp là những cá nhân cùng lứa tuổi, cùng có mong muốn được tham gia quản lý rừng.
Không phải khu rừng nào cũng giao cho cộng đồng mà chỉ giao những khu rừng” cộng đồng dân cư đang quản lý, sử dụng có hiệu quả”, “những khu rừng giữ nguồn nuớc phục vụ trực tiếp cho cộng đồng, phục vụ lợi ích chung khác của cộng đồng mà không thể giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân”…. (8) Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg, ngày 23/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Nguyên - Rừng được giao là rừng sản xuất đối với những khu rừng thiêng, rừng nghĩa trang, rừng phòng hộ bảo vệ mỏ nwocs của buôn, làng… do UBND xã hoặc cộng đồng dân cư đang quản lý sử dụng.
▪ Thủ tục khai thác từ rừng tự nhiên của cộng đồng rất phức tạp, áp dụng như đối với rừng sản xuất của các lâm trường, công ty lâm nghiệp. ▪ Cần có các quy định pháp lý về các quyền của cộng đồng trong việc quản lý và sử dụng rừng của họ, như: cho thuê, chuyển nhượng, liên doanh.
- Điều tra đánh giá tài nguyên rừng: Nội dung bước này gồm khoanh lô; mô tả và phân loại sơ bộ lô rừng theo loại đất rừng, theo loại rừng, theo mục đích sử dụng và theo biện pháp tác động; điều tra đo đếm trên thực địa đối với rừng không tiến hành khai thác; điều tra đo đếm trên thực địa đối với rừng chưa đủ điều kiện khai thác; điều tra đo đếm trên thực địa đối với rừng đạt tiêu chuẩn khai thác; đánh giá hiện trạng rừng đối với rừng đạt tiêu chuẩn khai thác. - Lập kế hoạch quản lý rừng 5 năm: Nội dung kế hoạch quản lý rừng 5 năm, gồm xác định mục tiêu quản lý từng lô rừng, lập kế hoạch hoạt động cho từng lô rừng như nuôi dưỡng rừng, khoanh nuôi rừng, trồng rừng, bảo vệ rừng, nông lâm kết hợp, khai thác gỗ, khai thác tre, nứa.
- Phúc tra tài nguyên rừng (Nếu chưa có các thông tin và số liệu về hiện trạng rừng của cộng đồng). Bước 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động quản lý rừng cộng đồng 5 năm Nội dung của kế hoạch quản lý rừng 5 năm gồm có các hoạt động sau:. - Nhóm hoạt động phòng chống người phá hoại rừng, gồm các nội dung: Lập các chòi kiểm soát ở các đầu nút của các tuyến đường thâm nhập vào rừng; Thiết lập hệ thống biển báo về chống chặt phá rừng; panô, áp phích tuyên truyền, giáo dục; Xây dựng quy chế bảo vệ rừng và phổ biến cho mọi thành viên trong cộng đồng; Tổ chức lực lượng bảo vệ, tuần tra, canh gác; Tổ chức tuyên truyền giáo dục trong cộng đồng. - Nhóm hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng, gồm các nội dung: Xây dựng đường băng cản lửa; Bố trí hệ thống chòi canh lửa; Xây dựng quy chế phòng cháy, chữa cháy rừng và phổ biến trong cộng đồng; Xây dựng các biển báo về phòng cháy, chữa cháy rừng; panụ, ỏp phớch tuyờn truyền giỏo dục; Tổ chức lực lượng quan sỏt, theo rừi, tuần tra canh gác trong những ngày trọng điểm trong mùa khô; Tuyên truyền giáo dục trong cộng đồng về phòng cháy, chữa cháy rừng; Tổ chức lực lượng chữa cháy khi có cháy rừng. b) Khoanh nuôi rừng: Khoanh nuôi rừng thường được áp dụng với những khu rừng nghèo kiệt. - Hoạt động khoanh nuôi rừng gồm: Xác định ranh giới, cắm biển mốc bảo vệ; Tổ chức tuần tra canh gác chống chặt phá, cấm chăn thả súc vật, phòng chống cháy rừng; Phát dọn dây leo, bụi rậm tạo điều kiện cho cây mục đích tái sinh phát triển vượt khỏi sự chèn ép; Tra dặm hạt hoặc trồng bổ sung; Chặt bỏ cây cong queo, sâu bệnh, phi mục đích và chặt tỉa những nơi quá dày.
- Cường độ khai thác lớn ứng với luân kỳ kinh doanh dài 20 – 30 năm sẽ không thích hợp, vì diện tích rừng giao cho cộng đồng không đủ lớn để tổ chức không gian và thời gian khép kín trong luân kỳ quá dài, cường độ khai thác lớn sẽ không thực tế với điều kiện đầu tư của cộng đồng. Trong thực tế việc giao đất giao do rừng cán bộ kỹ thuật tự điều tra đánh giá tài nguyên rừng và ấn định những kết quả này cho cộng đồng, dẫn đến cộng đồng không hiểu họ sẽ quản lý các số liệu tài nguyên đó như thế nào hoặc sẽ gây nghi ngờ vì họ không tin vào phương pháp.
Ở những nơi có rừng chất lượng tốt, hỗ trợ của nhà nước nên tập trung vào phát triển cấu trúc tổ chức quản lý rừng địa phương và có những chế tài để giám sát, nhờ thế cộng đồng có thể ngăn chặn việc khai thác rừng không có sự kiểm soát bời những người trong và ngoài cộng đồng. Vì thế để quản lý rừng cộng động có hiệu quả, ngay cả đối với những làng có truyền thống quản lý rừng tốt, rất cần thiết không chỉ nhìn lại quá khứ và bối cảnh hiện tại trong cộng đồng mà còn phải chú ý đến việc giám sát các tác động có thể ảnh hưởng đến truyền thống địa phương.
Chia sẻ sự hiểu biết về tầm quan trọng của tài nguyên rừng: Hiểu biết được chia sẻ về tầm quan trọng của rừng giữa các thành viên trong cộng đồng là rất quan trọng để đưa đến các quyết định và hành động tập thể. Có hai mô hình sẽ được đề cập đến trong phần này là: (1) Cộng đồng được nhà nước giao rừng để quản lý (đại diện là trường hợp của thôn 4, xã Thượng Quảng); và cộng đồng quản lý rừng cộng đồng truyền thống (đại diện là trường hợp của thôn Rú Hóp/làng Phò Trạch).
Đinh Hữu Khánh Giám đốc Dự án LN hưóng tới người nghèo - PVT Viện Điều tra - Qui hoạch. Ngô Văn Tú Dự án LN hưóng tới người nghèo Bắc Trung Bộ - Viện Điều tra - Qui hoạch.