MỤC LỤC
Mức thuế suất thuế TNCT được xác định trên cơ sở mức thu nhập của công ty, yêu cầu tạo nguồn thu cho ngân sách và điều tiết thu nhập giữa các công ty. Thông thường ở các quốc gia, người ta sử dụng đồng thời 3 loại thuế suất là thuế suất tỷ lệ cố định, thuế suất luỹ tiến và thuế suất lũy thoái trên từng đối tượng chịu thuế khác nhau để tính thuế TNCT.
Tuy nhiên, ở một số nước người ta chỉ sử dụng một loại thuế suất tỷ lệ cố định.
Tuy nhiên, nếu thuế suất ưu đãi áp dụng cho những ngành, khu vực không có điều kiện thuận lợi trong kinh doanh thì nó chỉ có thể giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp có điều kiện kinh doanh tương đương với các doanh nghiệp ở các ngành, khu vực khác, mà chưa hẳn đã tạo ra ưu thế tuyệt đối trong cạnh tranh của các doanh nghiệp. Như vậy, có thể có hai trường hợp cơ bản có tính chất khác nhau khi áp dụng thuế suất ưu đãi: Một là, ngành và khu vực đó có lợi thế tương đối và tuyệt đối trong kinh doanh nhưng vẫn cần áp dụng thuế suất ưu đãi vì đó là ngành, khu vực quan trọng; sự phát triển của ngành, khu vực đó có tác dụng quan trọng đến sự phát triển kinh tế quốc gia.
Chính sách thuế TNDN đã có tác động tới nhiều mặt và đạt kết quả to lớn trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, góp phần khuyến khích đầu tư và thay đổi có cấu kinh tế, giúp Nhà nước nắm được tình hình của doanh nghiệp để có chính sách đúng đắn trong quản lý vĩ mô, sắp xếp lại doanh nghiệp, thúc đẩy cơ sở kinh doanh tăng cường hách toán kinh doanh , củng cố công tác hoá đơn chứng từ, từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế TNDN, Kết quả cụ thể của việc thực hiện chính sách thuế TNDN thể hiện tập trung nhất ở kết quả thu thuế và kết quả ưu đãi miễn giảm thuế. Do trình độ, hiệu quả của nền kinh tế và của Doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay và các năm tới còn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới; quy mô của doanh nghiệp còn nhỏ, công nghệ còn lạc hậu nên để nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp phát triển bền vững, việc sửa đổi là nhằm mục tiêu làm giảm nghĩa vụ thuế, để tăng tích tụ vốn, khuyến khích đầu tư mở rộng, đầu tư theo chiều sâu, thống nhất nghĩa vụ thuế giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Trong luật năm 2003 sửa đổi, bổ sung , một số khoản chi phí thực tế hợp lý được trừ khi xây dựng TNCT; điều chỉnh mức khống chế chi phí tuyên truyền, quảng cáo, khuyến mại từ 7% lên 10%; khuyến khích khấu hao nhanh nhằm đổi mới thiết bị, công nghệ, phát triển khả năng cạnh tranh; áp dụng mức thuế suất chung là 28% và mức thuế suất ưu đãi là 20%, 15%, 10%; bỏ thuế thu nhập bổ sung; thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài; bỏ hoàn thuế thu nhập đối với lợi nhuận tái đầu tư; bổ sung thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất vào thu nhập chịu thuế của các CSKD nhằm điều tiết các khoản thu phát sinh từ đất đai; thống nhất điều kiện, mức và thời gian ưu đãi thuế giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn ĐTNN.
Nhằm đáp ứng yêu cầu thống nhất và bình đẳng giữa các doanh nghiệp ĐTTN và doanh nghiệp có vốn ĐTNN; đáp ứng cho việc gia nhập WTO, Nghị định 164/2003/NĐ-CP đã thông nhất nội dung danh mục A(về ngành nghề lĩnh vực được hưởng ưu đãi đầu tư) theo nguyên tắc: lấy căn cứ chính là danh mục A của lĩnh vực khuyến khích đầu tư trong nước; đồng thời bổ sung thêm ngành nghề vẫn cần khuyến khích đầu tư nước ngoài. - Với danh mục B (danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được hưởng ưu đãi đầu tư) và danh mục C (danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng ưu đãi đầu tư) ban hành kèm Nghị định 164/2003/NĐ-CP được thống nhất dựa trên danh mục địa bàn B và C của lĩnh vực khuyến khích đầu tư trong nước có kết hợp rà soát lại danh mục địa bàn của lĩnh vực khuyến khích đầu tư nước ngoài. - Về điều kiện ưu đãi được mở rộng hơn: điều kiện lao động nới rộng hơn; bổ sung nhiều tiêu chí ưu đãi như sử dụng lao động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, xuất khẩu sản phẩm..Trước đây, các dự án ĐTNN phải sử dụng lao động từ 500 người trở lên mới thuộc diện ưu đãi; với quy định của Nghị định 164/2003/NĐ-CP chỉ cần sử dụng 20, 50 và 100 lao động (tùy theo địa bàn được hưởng ưu đãi đầu tư) đã được hưởng ưu đãi.
Theo thông tư số 128/2003/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 164/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp thì kể từ kỳ tính thuế TNDN năm 2004, các doanh nghiệp thuộc diện hưởng ưu đãi thuế TNDN không phải làm đơn, hồ sơ, thủ tục xin miễn giảm thuế như trước nữa.Thay vào đó, cơ sơ phải xác định và gửi cho cơ quan thuế một hoặc những phụ lục có liên quan từ số 1 đến số 13 ban hành kèm theo tờ khai quyết toán ra quyết định miễn giảm thuế TNDN cho từng đối tượng. Cụ thể, một số ngành nghề trước đây thuộc danh mục lĩnh vực ĐTNN có điều kiện hoặc chỉ được phép đầu tư phù hơp với cam kết quốc tế của Việt Nam về mở cửa thị trường dịch vụ, song lại được khuyến khích đầu tư và được hưởng ưu đãi theo quy định của Nghị định 164 (ví dụ: dịch vụ Internet, dịch vụ bưu phẩm, bưu kiện, tư vấn đầu tư, xây dựng cảng sông, cảng biển, ga hàng không, kinh doanh chứng khoán, dịch vụ vận tải hàng hải, hàng không, đường sắt, đường bộ, và đường thuỷ nội địa, kinh doanh thể thao, vui chơi, giải trí, đánh bắt xa bờ, chế biến sữa..).
Để giải quyết vấn đề này Bộ tài chính nên có công văn hướng dẫn gửi cỏc địa phương để giải thớch rừ vấn đề này theo hướng: Luật thuế TNDN chỉ bãi bỏ các quy định về thuế TNDN tại luật ĐTNN và luật KKĐTTN nên những ưu đãi liên quan đến các loại thuế khác và thu khác vẫn còn hiệu lực và vẫn được ưu đãi theo các danh mục của hai luật này. Ta thấy rằng danh mục B và C còn thiếu một số địa bàn thuộc diện có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn quy định tại Nghị định 27 hướng dẫn thi hành luật ĐTNN; một số địa phương mới chia tách không được thể hiện trong danh mục và việc thống nhất danh mục B và C giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài chưa phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực. Tuy nhiên tại thời điểm soạn thảo danh mục B và C thì địa giới hành chính của 3 địa phương mới hiện nay là Đắc Nông, Điện Biên, Hậu Giang chưa hình thành rừ ràng; hai huyện mới tỏch là huyện Tam Nụng và huyện Thanh Thuỷ của tỉnh Phú Thọ chưa chia tách nên cần phải rà soát, sửa danh mục B và C ban hành kèm Nghị định 164/2003/NĐ-CP cho phù hợp với quy hoạch phát triển vùng và lãnh thổ mới.
- Về quy trình tổ chức hành thu: trong giai đoạn trước mắt nên được rà soát, điều chỉnh cho phù hợp với cơ chế tự kê khai, tự tính thuế hiện nay; rà soát các thủ tục hành chính để bước đầu nghiên cứu xây dựng hệ thống thủ tục quảnlý hành chính thuế thống nhất; nghiên cứu thử nghiệm cơ chế tự tính thuế, tự kê khai, nộp thuế đối với doanh nghiệp và hộ kinh doanh có sổ sách kế toán. Khi xây dựng chế độ ưu đãi thuế TNDN bên cạnh việc nghiên cứu các điều kiện và môi trường đầu tư hiện tại trong các nước một cách kỹ lưỡng, cần thu thập các số liệu liên quan đến tình hình đầu tư để phục vụ tốt cho việc dự đoán và hoạch định các chính sách liên quan, tranh việc sửa đổi thường xuyên chế độ ưu đãi làm cho đối tượng nộp thuế nhận thức rằng hệ thống thuế là phức tạp và khó tuân thủ, gây tâm lý không tốt cho các nhà đầu tư. Luật thuế TNDN mới ra đời đã đáp ứng được yêu cầu của đông đảo các doanh nghiệp là tạo ra một mặt bằng phát lý chung về thuế TNDN cho mọi thành phần kinh tế, không phân biệt DNTN với DN có vốn ĐTNN; thực sự tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng; đáp ứng nguyên tắc không phân biệt đối xử tạo điều kiện cho Việt Nam gia nhập tổ chức WTO và hội nhập quốc tế.
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1.1. Một số vấn đề chung về thuế
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Đào tạo đội ngũ cán bộ hoạch định chính sách giỏi về chuyên môn, am hiểu về lĩnh vực thuế. Cơ quan hoạch định chính sách thuế TNDN phải có mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp và các cơ quan chức năng có liên quan. Hoạt động tư vấn thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng cần phải được coi trọng phát triển.