Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ song mây tre của Công ty TNHH Duy Nhất

MỤC LỤC

Các loại hình kinh doanh xuất khẩu

Bộ máy chức năng của Công ty

Do sử dụng được nguồn nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên, và tận dụng (sử dụng) được nguồn lao động dồi dào, dư thừa ở nông thôn và các thành phố vào tham gia sản xuất hàng song, mây, tre xuất khẩu, cộng với việc đầu tư cho sản xuất không tốn kém, vì chủ yếu là làm thủ công, cho nên hiệu quả xuất khẩu các sản phẩm được làm bằng song, mây, tre tương đối cao nhất là hiện nay, tỷ lệ giữa 1 USD so với đồng Việt Nam tăng cao thì việc xuất khẩu mây tre càng có lợi nhuận cao, trung bình đạt được từ 15 đến 30% tổng trị giá hợp đồng. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về một số mã hàng song, mây, tre mà công ty đang xuất. Thí dụ: xuất khẩu bàn ghế song mây. Theo số liệu tính toán thì xuất khẩu một bộ bàn ghế gồm: một bàn chính, 2 bàn phụ, 2 ghế đi văng thì chi phí sẽ là:. Thí dụ : Xuất khẩu đĩa mây. Theo số liệu tính toán thì chi phí sẽ gồm:. Thí dụ: Xuất khẩu 1 tấn song luộc dầu. Chi phí cho việc xuất khẩu 1 tấn song dầu luộc sẽ là :. Phương hướng và biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng song, mây, tre của công ty TNHH Duy Nhất. 3.1 Phương hướng và biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng song, mây, tre của công ty xuất nhập khẩu mây tre Bộ Thương Mại. Trong quá trình kinh doanh, công ty đã chủ động sử dụng tất cả các hình thức để thực hiện mục tiêu tìm kiếm thị trường như :.  Tăng cường cử các đoàn ra nước ngoài để trực tiếp quảng cáo, giới thiệu hướng dẫn và tìm hiểu thị hiếu khách hàng nước ngoài.  Chủ động mời, tiếp xúc và lôi kéo khách hàng nước ngoài vào Việt Nam, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp xúc với cơ sở sản xuất để khách hàng có điều kiện cơ sở để quyết định nhanh việc ký kết hợp đồng.  Tích cực tham gia hội chợ triển lãm trong nước và nước ngoài.  Tăng cường cải tiến sáng tác đa dạng hoá đề tài, mẫu mã mới và sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền quảng cáo bằng catalogue, lịch, tờ bướm..  Gửi đơn chào hàng tới tất cả các khách hàng mới thông qua các đại diện ở các cơ quan thương vụ của ta ở nước ngoài. Do đó, sau một thời gian kể từ khi thị trường Đông Âu và Liên Xô cũ gặp khó khăn, hàng mây tre của công ty đã dần dần thâm nhập vào các thị trường này. Hiện nay, với chủ trương phát huy thế mạnh của mình, các đơn vị phòng ban thuộc công ty đang cùng nhau khắc phục những khó khăn để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh giữ vững sự tồn tại của công ty,xây dựng vị thế và tín nhiệm của công ty trên thị trường trong nước và thế giới. Dưới đây là các biện pháp chủ yếu để đẩy mạnh xuất khẩu hàng song, mây, tre ở công ty trong năm nay và những năm tiếp theo. 3.1.1 Phân loại thị trường xuất khẩu để có biện pháp ứng xử cho phù hợp.  Hiện nay trong chiến lược thị trường, công ty Duy Nhất phân thị trường tiêu thụ hàng song, mây, tre thành các nhóm:. Đây được đánh giá là khu vực tiềm năng nhất vì nhiều lý do nhưng cơ bản nhất đây là khu vực có nhiều nhu cầu hàng hoá lớn, yêu cầu về chất lượng không cao, nên rất phù hợp với công nghệ sản xuất chế biến hàng song, mây, tre của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Khi tình hình kinh tế, chính trị ổn định nó sẽ lại trở thành thị trường quan trọng nhất của Việt Nam. đây là thị trường rất “ khó tính” vì thế hàng hoá phải có chất lượng cao mới có thể thâm nhập vào được. Đồng thời do điều kiện địa lý nên cước phí vận tải đến các nước này rất cao trong khi đó trị giá sản phẩm hàng mây tre lại rất thấp, nên gây khó khăn không nhỏ cho công ty trong khi thâm nhập thị trường này. Ngược lại do khu vực này có mức sống rất cao nên khả năng tiêu thụ cũng rất lớn vì xu hướng hiện nay ở các nước phát triển, họ đang có xu hướng thích dùng những sản phẩm ở dạng nguyên liệu tự nhiên nên mặc dù giá thành có thể cao song họ vẫn chấp nhận, điều quan trọng là hàng hoá phải có chất lượng cao. Vì vậy chúng ta phải tranh thủ vốn, kỹ thuật, thiết bị, công nghệ của họ để nâng cao chất lượng hàng hoá của mình, có như vậy hàng hoá của ta mới có thể xâm nhập vào thị trường này được, nếu không chúng ta chỉ có thể xuất khẩu cho họ những sản phẩm song, mây sơ chế mà thôi. * Nhóm 3 : Một số thị trường nhỏ lẻ khác như Canađa, Hoa kỳ, công ty đánh giá cao thị trường này vì ở đây hàng năm có nhu cầu nhập khẩu hàng song, mây, tre rất lớn. Mặc dù hiện nay chúng ta mới chỉ xuất khẩu chủ yếu hàng song, mây, sang Canađa và Hoa kỳ không đáng kể. Vì vậy, về lâu về dài, Duy Nhất đã có kế hoạch, biện pháp cụ thể để đưa hàng mây tre của mình thâm nhập mạnh thị trường Bắc Mỹ này. Vì ở đó hiện có trên 2,5 triệu người Việt Nam đang định cư sinh sống ở đây. Với những người này hàng song, mây, tre rất gần gũi với họ luôn gợi nhớ tới quê hương Việt Nam. Hàng năm công ty đều cử các bộ kinh doanh và côngnhân lành nghề sang tìm hiểu và tìm kiếm các thị trường tiêu thụ ở nước ngoài. * Phát huy tính chủ động và thế mạnh của công ty trong việc tiếp cận thị trường, tìm kiếm khách hàng bằng các hình thức linh hoạt về giá cả, chất lượng, phương thức giao nhận, thanh toán, cạnh tranh có hiệu quả để giành được hợp đồng xuất khẩu, nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh. * Công ty làm tốt công tác tổ chức tham gia hội chợ quảng cáo xúc tiến thương mại, cử các đoàn đi nước ngoài mời khách hàng vào trong nước, nắm bắt các chủ trương, chính sách của Bộ thương mại và nhà nước, nắm bắt giá cả các mặt hàng, tình hình thị trường .. * Có chính sách chỉ đạo trực tiếp đối với thương nhân, khách hàng mua với số lượng và kim ngạch lớn về hàng mây tre của công ty. * Tập trung khai thác để mở rộng thị trường thương nhân mới và cơ cấu hàng xuất khẩu ở các thị trường trọng điểm là Tây và Đông Âu. 3.1.2 Chỉ tiêu về mặt hàng và phương thức kinh doanh xuất khẩu. 3.1.2.1 Xác định mây tre là mặt hàng chuyên doanh truyền thống mà công ty đã có nhiều kinh nghiệm kinh doanh, kinh doanh có hiệu quả, cần tập trung chỉ đạo kinh doanh để đưa kim ngạch, doanh thu hàng mây tre ngày một tăng. Công ty phấn đấu phải là đơn vị có kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre lớn trong cả. Công ty phải nắm chặt quản lý, không để thông tin về khách hàng, mẫu mã, giá cả xuất khẩu chuyển ra bên ngoài. 3.1.2.2 Tích cực khai thác nguồn hàng, thị trường, mở rộng kinh doanh trên cơ sở tính toán đảm bảo kinh doanh có lãi hoặc ít ra đủ bù chi phí để tăng kim ngạch, doanh thu, tạo việc làm cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Thì công ty bằng mọi cách phải tạo đủ vốn để kinh doanh nắm bắt mọi cơ hội.  Trong điều kiện hoạt động trong cơ chế thị trường, để duy trì và phát triển kim ngạch mặt hàng song, mây, tre xuất khẩu, vấn đề quyết định hàng đầu hiện nay là vốn, cơ chế chính sách và điều hành chỉ đạo của doanh nghiệp.  Sắp xếp lại tổ chức kinh doanh hàng mây tre, kể cả việc nghiên cứu tổ chức lại màng lưới thu mua hàng xuất khẩu của công ty ở các địa phương theo một cơ chế thích hợp, để đảm bảo về mặt đối nội, đối ngoại trong công ty.  Nghiên cứu cùng với các địa phương, làng nghề trong điểm sản xuất hàng song, mây, tre thành lập các hợp tác xã cổ phần, xây dựng mối quan hệ hợp tác gắn bó thực sự với công ty để cơ sở sản xuất cung cấp hàng mây tre xuất khẩu cho công ty.  Nghiên cứu tìm kiếm thị trường, thương nhân để thu hút đầu tư công nghệ mới cho sản xuất, tạo ra mặt hàng xuất khẩu chất lượng cao cho công ty.  Chuyển hướng hoạt động của công ty về cơ sở sản xuất, về các làng nghề có mặt hàng xuất khẩu cho công ty như:.  Xây dựng các hợp tác xã cổ phần có tham gia vốn của công ty.  Xây dựng các đại diện cho công ty ở các cơ sở để thu mua hàng xuất khẩu.  Tăng cường hơn nữa sự phối hợp của các phòng ban trong công ty để tạo ra mặt hàng và khả năng xuất khẩu.  Chấn chỉnh, xem xét để chọn lọc lại các đối tác kinh doanh mua hàng và bán cho công ty, đảm bảo an toàn về vốn và kinh doanh có lãi.  Phải ưu tiên đặt hàng cho các cơ sở sản xuất có quan hệ làm ăn lâu dài ổn định với công ty.  Hướng dẫn, kiểm tra thường xuyên về số lượng, chất lượng và thời gian giao hàng v.v.. để các cơ sở sản xuất thực hiện tốt, không gây tổn thất chung cho cơ sở và công ty, đảm bảo giữ được tín nhiệm trên thị trường thế giới.  Thanh toán tiền hàng sòng phẳng, đúng thời hạn cho cơ sở sản xuất, đồng thời không để cơ sở sản xuất được ứng vốn trước mà không giao hàng gây tổn thất cho công ty, đồng thời không gây phiền hà cho cơ sở sản xuất về mọi mặt.  Cùng với cơ sở sản xuất đầu tư nghiên cứu chế tạo mẫu mã, mặt hàng m222ới. Khi xuất khẩu được thì giành ưu tiên cho các cơ sở đã sản xuất ra mẫu mã mới đó. 3.1.4 Cải tiến tổ chức bộ máy và đào tạo bồi dưỡng cán bộ kinh doanh xuất khẩu.  Tiếp tục nghiên cứu, sắp xếp chấn chỉnh lại các phòng ban trong công ty cho phù hợp với điều kiện kinh doanh và sản xuất của công ty. Kết hợp điều chỉnh bổ sung nhân viên trẻ cho khâu quản lý, kinh doanh kiên quyết bãi bỏ những nhân viên thiếu năng lực.  Tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý sản xuất kinh doanh trong công ty.  Xây dựng và ban hành qui chế đào tạo, tuyển dụng và sử dụng nhân viên trong công ty.  Xây dựng ban hành qui chế điều hành quản lý chỉ đạo phối hợp trong công ty.  Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cac qui chế về quản lý kế hoạch, quản lý tài chính, giá cả, quản lý sản xuất kinh doanh của công ty trong tình hình mới. 3.2 Các tiền đề để thực hiện việc đẩy mạnh xuất khẩu của công ty trong thời gian tới. Đối với công ty để thành công trong chiến lược xuất khẩu cho trước mắt và lâu dài cần phải tập trung giải quyết các vấn đề sau đây:. 1) Tìm các biện pháp tích cực nhất để tháo gỡ và tạo nguồn vốn cho sản xuất, thu mua hàng xuất khẩu (như chuyển nhượng, hợp tác liên doanh hoặc cho thuê tài sản cố định và bất động sản hiện có) để tạo vốn tự có cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 2) Xử lý các nguồn vốn tồn đọng trong công nợ và hàng tồn kho chưa giải quyết. 3) Khai thác tốt nguồn vốn vay của ngân hàng thương mại, nhưng phải tính toán hết sức chặt chẽ, khi đưa vào lưu thông sao cho bảo toàn được vốn. 4) Đổi mới công tác điều hành quản lý, chỉ đạo thu mua nguyên liệu từ khâu tài chính - giá cả thu mua nguyên liệu. 5) Xây dựng mối quan hệ và lề lối làm việc sâu sát hơn, đối với khách hàng không vì lợi ích nhỏ mà ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty. 6) Tìm kiếm khách hàng trong nước và nước ngoài để thu hút vốn đầu tư cho sản xuất hàng xuất khẩu, tạo ra cơ cấu mới để tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cho công ty. Xây dựng đề án kiến nghị và trình các cơ quan quản lý kinh tế. 1) Đề án củng cố và phát triển ngành hàng mây tre mỹ nghệ Việt Nam để nhà nước quan tâm, có cơ chế chính sách đối với làng nghề, với thợ thủ công truyền thống, với nghệ nhân.. 2) Kiến nghị Bộ thương mại, chính Phủ, Bộ tài chính giải quyết các chính sách cho ngành hàng.  Về lãi suất tiền vay ngắn hạn cho sản xuất hàng mây tre xuất khẩu.  Vay đầu tư cho sản xuất hàng xuất khẩu, cho kho tàng, thiết bị với lãi suất ưu đãi. 3) Kiến nghị nhà nước giảm lợi nhuận phải nộp của ngành hàng mây tre xuất khẩu. 4) Kiến nghị Bộ và nhà nước nghiên cứu cho tổ chức hội chợ chuyên ngành ở trong nước và có sự chỉ đạo thống nhất công tác hội chợ và quảng cáo trong nước và quốc tế. 5) Chấn chỉnh lại công tác giá và quản lý giá, công tác pháp chế trong hoạt động xuất khẩu ở công ty. 6) Đầu tư cho công tác cán bộ và đào tạo cán bộ của công ty để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới.  Để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, chúng ta thực sự phải khai thác thế mạnh của đất nước nhưng đồng thời chúng ta phải làm tốt các công việc của đơn vị mình, mỗi cán bộ đem hết nhiệt tình trí tuệ để học tập và nâng cao trình độ nghiệp vụ để thực hiện tốt và có hiệu quả công tác sản xuất kinh doanh của công ty, chắc chắn công ty TNHH Duy Nhất sẽ tồn tại và phát triển.