Đánh giá hiện trạng giao nhận và phương thức thanh toán trong xuất khẩu gạo tại tỉnh An Giang

MỤC LỤC

NHỮNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN PHỔ BIẾN

    Người mua ít khi chấp nhận phương thức thanh toán này vì một phần vốn lưu động sẽ bị “chôn nhốt” cho đến khi bán được lô hàng cho người khác; mặt khác họ có thể gặp tình trạng nhận được hàng không cần thiết hoặc không đúng yêu cầu của mình. Bất lợi cho cả người bán và người mua là trong mua bán quốc tế thường dùng đồng tiền mạnh (như USD, GBP, FrF ..) để thanh toán, khi phải sử dụng một số lượng lớn tiền mặt để giao dịch, khó tránh những rủi ro nhận tiền giả, an toàn trong bảo quản. (1) Sau khi thỏa thuận đi đến ký hợp đồng mua bán ngoại thương, người xuất khẩu thực hiện việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho người nhập khẩu, đồng thời chuyển giao toàn bộ chứng từ (vận đơn, hóa đơn, chứng từ về hàng hóa và các chứng từ có liên quan) cho người nhập khẩu.

    2.3.6.2.2.1 Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (documents against payment – D/P) là phương thức trong đó người bán ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền của người mua căn cứ vào hối phiếu và nếu người mua trả tiền thì ngân hàng mới giao chứng từ hàng hóa cho người mua. 2.3.6.2.2.2 Nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ (documents against acceptance – D/A) là phương thức trong đó người bán ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền của người mua căn cứ vào hối phiếu và nếu người mua chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới giao chứng từ hàng hóa cho người mua. 2.3.8.2.5 Ngân hàng xác nhận thư tín dụng (the confirming bank) là ngân hàng xác nhận trách nhiệm của mình sẽ cùng ngân hàng mở thư tín dụng bảo đảm việc trả tiền cho người xuất khẩu trong trường hợp ngân hàng mở thư tín dụng không đủ khả năng thanh toán.

    2.3.8.2.6 Ngân hàng thanh toán thư tín dụng (the paying bank) có thể là ngân hàng mở thư tín dụng hoặc có thể là một ngân hàng khác được ngân hàng mở thư tín dụng chỉ định thay mình thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu hay chiết khấu hối phiếu.

    Sơ đồ 2.2 : Qui trình phương thức thanh toán ghi sổ
    Sơ đồ 2.2 : Qui trình phương thức thanh toán ghi sổ

    GIAO NHẬN & THANH TOÁN TRONG XUẤT KHẨU GẠO TẠI AN GIANG

    GIAO GẠO XUẤT KHẨU LÊN TÀU BIỂN .1 Tình Hình Giao Gạo Xuất Khẩu

      Vận chuyển bằng container sẽ giúp doanh nghiệp bảo quản gạo cao cấp dễ dàng hơn, điều này giúp ta dự đoán phương thức thuê tàu chợ và dùng container vận chuyển gạo sẽ phát triển trong thời gian tới. So với các các khác thì cảng Mỹ Thới có ưu thế gần các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong tỉnh, nên xuất khẩu qua cảng này sẽ giúp các doanh nghiệp giảm chi phí chuyên chở từ 3-5 USD/tấn (theo tính toán của các chuyên viên cảng Mỹ Thới). Cam kết với bán hàng Điều kiện thương mại khác nhau sẽ làm cho doanh nghiệp chịu mức chi phí rất khác nhau nên thông thường các doanh nghiệp sẽ chào giá kèm theo điều kiện thương mại nhất định (ví dụ như gạo giá FOB là : 250$/tấn; CIF là : 285$/tấn).

      Điều kiện thương mại này phù hợp với những doanh nghiệp mới tham gia mua bán quốc tế và ở những quốc gia chưa phát triển những dịch vụ về bảo hiểm, vận tải hàng hải như Việt Nam. Để đạt được thành quả này doanh nghiệp đã tạo nhiều mối quan hệ chặt chẽ với các đại lý tàu biển và hãng tàu, mạnh dạn khôn khéo và kiên trì thuyết phục khách hàng chấp nhận mua theo giá CFR. Tuy nhiên đây chỉ là một thành công ban đầu, nếu doanh nghiệp muốn tiếp tục ký được nhiều hợp đồng theo giá này thì phải doanh nghiệp cần phải tăng số lượng chuyến tàu an toàn và đúng hẹn.

      4.1.1.3.3 CIF (Cost, Insurance and Freight : tiền hàng, bảo hiểm và cước phí) Đây là loại giá bán gạo cao nhất vì bao gồm : tiền gạo, tiền mua bảo hiểm vận chuyển và phí chuyên chở đến cảng người mua. Đảm bảo việc giao hàng nhanh chóng (đối với tàu gạo thông thường sẽ đạt công suất lên hàng 1.000 tấn gạo/1 ngày/4 hầm, 4 cẩu), thực hiện giao hàng nhanh nhất tránh bị thiệt hại do bị phạt thời gian tàu chờ đợi. 9 Trước khi xếp, đóng cây gạo tại kho, doanh nghiệp gởi giấy yêu cầu (theo mẫu có sẵn do các cơ quan cung cấp) đến các cơ quan có liên quan : giám định, kiểm dịch, khử trùng, cảng.

      9 Theo dừi kết quả giỏm định, kiểm dịch gạo tại nhà mỏy chế biến gạo; giỏm sỏt thực hiện hợp đồng cung cấp bao bì, tốc độ đóng hàng, xếp dỡ xuống phương tiện vận chuyển nội thủy và đường bộ (PTVC), dự trù thời gian đến cảng. 9 Liên hệ công ty giám định để giám định hầm hàng của tàu : hầm hàng phải sạch, có mùi tự nhiên, thông thoáng khí, chắc chắn đảm bảo việc bốc dỡ và an toàn hàng hóa khi ủi bieồn. 9 Doanh nghiệp thu giữ hóa đơn, đối chiếu kiểm tra số lượng hàng, thời gian làm hàng, xác định hàng hóa thực tế được giao lên tàu với hai bên kiểm kiện để hai bên này lập Giấy kiểm giao nhận hàng với tàu (tally sheet).

      Mục đích của việc giám sát quá trình hàng lên tàu là người xuất khẩu có thể nắm chắc số lượng hàng thực giao và giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình giao nhận hàng. Riêng phun trùng sẽ được thực hiện sau khi container đã được niêm phong (nếu có kiểm dịch giám sát thì cán bộ kiểm dịch lập biên bản giám sát cho chủ hàng và công ty khử trùng ký tên).

      Bảng 4.2 : Cảng xuất khẩu gạo (2001-2002)
      Bảng 4.2 : Cảng xuất khẩu gạo (2001-2002)

      THANH TOÁN TRONG XUẤT KHẨU GẠO

        Tuy nhiên vì phương thức này không có lợi cho người mua nên các doanh nghiệp chỉ áp dụng cho những đối tác ở những quốc gia không ổn định về chính trị, hệ thống ngân hàng kém uy tín, khó mua được gạo từ các nước khác ngoài Việt Nam. Cũng có những trường hợp đặc biệt, khách hàng tin tưởng tuyệt đối vào uy tín của các doanh nghiệp An Giang, chấp nhận ứng tiền trước và nhận hàng sau. Trong thời gian qua cũng chưa có sự cố nào phát sinh từ phương thức thanh toán này, về lâu dài khi các doanh nghiệp đã xây dựng cho mình những thị trường, khách hàng truyền thống thì phương thức này sẽ được sử dụng nhiều hơn.

        Chuyển tiền (TT) là phương thức có lợi nhất cho các doanh nghiệp An Giang những chỉ áp dụng được trong những điều kiện nhất định như : thị trường gạo khan hiếm, giá bán gạo không cao hoặc khách hàng tin tưởng tuyệt đối vào đối tác. Trong một số trường hợp ngân hàng phát hành không được doanh nghiệp xuất khẩu tin tưởng thì doanh nghiệp này thường yêu cầu một ngân hàng khác có uy tín để bảo đảm số tiền gạo. Nếu không phù hợp, mà điểm không phù hợp gây bất lợi cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải yêu cầu bên mua và ngân hàng phát hành tu chỉnh L/C đó ngay.

        Để lập bộ chứng từ doanh nghiệp phải chuẩn bị : L/C bản gốc (các bản tu chỉnh nếu có) và các chứng từ trống chưa ghi như hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói. 9 Dùng B/L, Giấy chứng nhận khử trùng và Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật sang công ty giám định để lấy Giấy chứng nhận chất lượng, số lượng, trọng lượng, bao bì đóng gói. 9 Dùng L/C, B/L, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, tờ khai hải quan có thanh lý, đến Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam lấy Giấy chứng nhận xuất xứ.

        Chú ý : để hạn chế tối đa rủi ro chứng từ không được ngân hàng chấp nhận thanh toán, doanh nghiệp ngày sau khi giao hàng xong, lấy bản nháp của B/L, lập trước bộ chứng từ nháp và nhờ ngân hàng kiểm tra trước, nếu phát hiện sai sót thì kịp thời chỉnh sửa trước khi trình bản chính thức. Phương thức nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (D/P) có thủ tục thanh toán đơn giản hơn L/C nhưng chưa được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi vì doanh nghiệp chịu nhiều rủi ro không được trả tiền. 9 Trường hợp bị từ chối không hợp lý doanh nghiệp cũng cố thuyết phục khách hàng nhận hàng, nếu không được thì tiến hành các thủ tục tố tụng khởi kiện khách hàng ra tòa hoặc trọng tài kinh tế quốc tế.

        Chú ý : tuy giao theo phương thức này rất an toàn nhưng nếu doanh nghiệp không thúc giục khác hàng chuyển tiền trước khi tàu vào cảng hoặc tàu khởi hành thì doanh nghiệp rất dễ bị thua lỗ. Trường hợp doanh nghiệp giao gạo, nếu khách hàng từ chối nhận hàng và trả tiền thì doanh nghiệp chỉ còn cách dùng hợp đồng để kiện khách hàng ra tòa, chi phí khởi kiện tốn kém, kéo dài, dễ mang tai tiếng và không chắc chắn 100% sẽ thắng kiện.

        Sơ đồ 4.3 : Qui trình thanh toán bằng L/C
        Sơ đồ 4.3 : Qui trình thanh toán bằng L/C