Định Hướng Xâm Nhập Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu Cho Ngành Nông Sản Việt Nam Sau Khủng Hoảng Kinh Tế Thế Giới

MỤC LỤC

Phân loại

Chuỗi giá trị do người mua chi phối (“Buyer-driven comodity chain”) là chuỗi trong đó những nhà bán lẻ lớn và các nhà sản xuất uy tín đóng vai trò then chốt trong việc thiết lập hệ thống sản xuất phi tập trung tại các nước đang phát triển, mà đặc biệt là tại các nước thuộc thế giới thứ ba. Khâu đầu đòi hỏi đầu tư nhiều về kiến thức và thông tin hoặc đội ngũ các nhà khoa học đầu ngành; khâu cuối - tiêu thụ là khâu phức tạp nhất trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế thị trường bao gồm các hoạt động thiết kế kênh tiêu thụ, quảng bá, xây dựng quan hệ công chúng, chiến lược giá cả, khuếch trương,… do sự thay đổi nhanh chóng của ngành sản xuất và sản phẩm với sự xuất hiện của các sản phẩm tinh xảo, có độ phức tạp cao trong thiết kế hoặc sản phẩm đáp ứng nhu cầu cao của một nhóm khách hàng khó tính trong sử dụng.

Bảng 3 dưới đây là những so sánh giữa hai loại chuỗi: do người bán và người  mua chi phối.
Bảng 3 dưới đây là những so sánh giữa hai loại chuỗi: do người bán và người mua chi phối.

MỤC ĐÍCH CỦA PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU MẶT HÀNG NÔNG SẢN

Lập sơ đồ một cách hệ thống các đối tượng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành nông sản

Với các tiêu chí về màu sắc, kích thước, và hàm lượng dầu thì người nông dân và người thu gom tự đặt ra những tiêu chuẩn riêng và gần như không biết hoặc biết rất ít về những yêu cầu từ phía người nhập khẩu Trung Quốc; ngay cả trung gian xuất khẩu cũng khụng rừ về hàm lượng dầu yờu cầu và bị động dựa vào việc kiểm tra từ phía nhà nhà nhập khẩu nước ngoài. Còn 80% tổng khối lượng sản phẩm trên hai thị trường thì qua một chu trình khác: các sản phẩm nhỏ ban đầu (50% khối lượng) và sản phẩm nhập khẩu (30% khối lượng) được các công ty vừa và nhỏ (SMEs) thu gom, chế biến và bán cho các nhà bán lẻ trước khi tiêu thụ trên thị trường 2.

HÌNH 4: SƠ ĐỒ NHỮNG NGƯỜI THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ MẬT ONG MEXICO
HÌNH 4: SƠ ĐỒ NHỮNG NGƯỜI THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ MẬT ONG MEXICO

Xác định sự phân phối lợi ích của các bên tham gia chuỗi giá trị ngành nông sản

Nguyên nhân là do đối với người nông dân, việc bán hàng cho siêu thị và các cửa hàng rau an toàn không mang lại thu nhập nhiều hơn so với bán hàng cho các hợp tác xã hay người thu mua và người bán buôn, mặc dù giá thu mua của các cửa hàng rau an toàn cao hơn 20% so với hợp tác xã Vân Trì, hợp tác xã 19 – 5 hay người bán buôn ở Hà Đông. Như vậy, phân tích chuỗi giá trị không chỉ giúp người nghiên cứu xác định thu nhập được phân bổ trong các cấp và giữa các mắt xích khác nhau của chuỗi mà còn nắm bắt được các mối quan hệ giữa các mắt xích trong chuỗi cũng như tác động của hệ thống quản trị chuỗi tới sự phân phối đó.

BẢNG 4: THU NHẬP CỦA NHỮNG NGƯỜI THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ CHUA  MỘC CHÂU, SƠN LA
BẢNG 4: THU NHẬP CỦA NHỮNG NGƯỜI THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ CHUA MỘC CHÂU, SƠN LA

Xác định các liên kết trong chuỗi từ đó đưa ra cách thức giúp các chủ thể kinh tế xâm nhập chuỗi giá trị

Dù các nước phát triển có dỡ bỏ các rào cản thương mại đi chăng nữa thì các nhà sản xuất ở các nước đang phát triển cũng không thể tự động gia nhập thị trường một cách dễ dàng bởi vì các chuỗi giá trị thường bị kiểm soát bởi một số người mua nhất định. Bên cạnh các liên kết trong chuỗi tạo thành các mối quan hệ tin tưởng giữa những tác nhân trong chuỗi giá trị, các mối quan hệ thương mại quốc tế cũng được coi là một phần của mạng lưới những nhà sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và nhà bán lẻ, trong đó tri thức và quan hệ được phát triển để tiếp cận thị trường và các nhà cung cấp.

BẢNG 5: SO SÁNH CHUỖI TIN TƯỞNG THẤP VÀ CHUỖI TIN TƯỞNG CAO Chuỗi tin tưởng thấp Chuỗi tin tưởng cao Độ lâu dài của quan
BẢNG 5: SO SÁNH CHUỖI TIN TƯỞNG THẤP VÀ CHUỖI TIN TƯỞNG CAO Chuỗi tin tưởng thấp Chuỗi tin tưởng cao Độ lâu dài của quan

KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRONG VIỆC THAM VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU HÀNG NÔNG SẢN

Trung Quốc

Trong bối cảnh hiện nay, sự thành công của các nước đang phát triển và của những người tham gia thị trường ở các nước đang phát triển phụ thuộc vào khả năng tiếp cận mạng lưới này thông qua việc tiếp cận các liên kết của chuỗi giá trị toàn cầu. Chỉ sử dụng 9% diện tích đất trồng trọt toàn cầu, quốc gia đông dân nhất hành tinh này không những đã đáp ứng nhu cầu của hơn 1,3 tỷ người về lương thực, thực phẩm và các nông sản khác mà còn có thể xuất khẩu ra thế giới và đạt được nhiều thành tựu trong việc xâm nhập chuỗi giá trị toàn cầu ngành nông sản.

Thái Lan

Việc nhận thức được GVC trên cơ sở lý thuyết cơ bản là những nghiên cứu đã được công bố rộng rãi của các nhà nghiên cứu uy tín và nổi tiếng sẽ giúp các tác nhân tham gia chuỗi và tác nhân ngoài chuỗi có được cái nhìn tổng thể về kết và như những đặc trưng của nó; từ đó xác định cách quản trị và nâng cấp chuỗi phù hợp với điều kiện cụ thể của nước mình và bắt kịp xu hướng chung của thế giới. Trong quá trình nhận biết và nắm bắt những xu hướng hiện đại thì những bài học kinh nghiệm thực tiễn từ sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc và Thái Lan cũng như việc tham gia GVC nông sản của hai quốc gia này sẽ giúp ích rất nhiều cho Việt Nam, đặc biệt là khi cả hai quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến này có những điều kiện kinh tế - xã hội tương đối giống Việt Nam.

TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VỊ THẾ CỦA HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG

KHÁI QUÁT VỀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TỚI THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN

    Bắt nguồn từ trung tâm tài chính Wall Street song quy mô và phạm vi ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính lại vượt ra ngoài lãnh thổ Mỹ và lan ra toàn cầu, trở thành một trong những cuộc suy thoái kinh tế gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất cho thế giới do tiến trình gia tăng mạnh mẽ của toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế và theo sau là sự lệ thuộc lẫn nhau ngày càng sâu sắc giữa các nền kinh tế, tác động của cuộc khủng hoảng đã mang đặc tính phổ biến, lây lan rộng khắp và không loại trừ bất kỳ quốc gia nào. Ngân hàng Trung ương Anh (Bank of England) đã đưa ra ước tính về mức độ thiệt hại của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, trong đó cho rằng kinh tế thế giới có thể bị mất từ 60.000 tỷ tới 200.000 tỷ USD kể từ năm 2007 đến 2009, con số này được tính từ những thiệt hại vĩnh viễn về sản lượng tiềm năng của các nền kinh tế trên thế giới, cũng như những phí tổn trực tiếp để hỗ trợ các ngân hàng vượt qua khủng hoảng.

    BẢNG 6: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP TOÀN CẦU 2004-2009
    BẢNG 6: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP TOÀN CẦU 2004-2009

    THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2009

      Có nhiều yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng này: vụ đông xuân được mùa; giá cả tăng mạnh, nhất là vào giữa năm 2008, do khủng hoảng lương thực thế giới đã khuyến khích người nông dân tăng diện tích, chú trọng đầu tư,… Giá gạo (kể cả xuất khẩu và giá nội địa) tăng lên trong những tháng đầu năm đã khuyến khích người nông dân mở rộng diện tích, tích cực thâm canh nên sản lượng của năm tăng vọt so với năm trước. Sau đây là những phân tích khái quát về hoạt động xuất khẩu hai mặt hàng gạo và cà phê của Việt Nam trong thời gian 2000-2009, đáng chú ý trong giai đoạn này là hai năm 2008 và 2009, khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra cùng với khủng hoảng giá nông sản đã làm cho hoạt động xuất khẩu hai mặt hàng này nói riêng và xuất khẩu nông sản tuy thu về giá trị lớn nhưng nhìn chung vẫn gặp nhiều khó khăn, bất ổn định.

      BẢNG 7: SẢN LƯỢNG, DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ NĂNG SUẤT LÚA GIAI  ĐOẠN 2000-2009
      BẢNG 7: SẢN LƯỢNG, DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ NĂNG SUẤT LÚA GIAI ĐOẠN 2000-2009

      VỊ THẾ CỦA VIỆT NAM TRONG CHUỐI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU

        Do gạo không đơn thuần là mặt hàng mang tính thương mại thông thường mà còn đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực, nuôi sống con người cũng như động vật nên hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam không gặp nhiều khó khăn do rào cản thương mại quá cao từ các thị trường nhập khẩu dễ tính ở châu Á và châu Phi. Song vấn đề đặt ra là chất lượng gạo của Việt Nam không cao, chủ yếu là gạo có phẩm chất trung bình, các loại gạo cao cấp chưa nhiều do đó khó tiếp cận các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc,… Mặt khác, các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào thu mua và xuất khẩu hàng hóa nông sản thô, chưa qua chế biến hoặc chỉ sơ chế, không có thương hiệu nên giá trị thấp.

        HÌNH 9: CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU MẶT HÀNG GẠO
        HÌNH 9: CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU MẶT HÀNG GẠO

        GIẢI PHÁP XÂM NHẬP CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU CHO HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG KINH

        XU HƯỚNG CỦA THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN THẾ GIỚI SAU KHỦNG HOẢNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI VIỆT NAM

        Những khó khăn về cạnh tranh thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam sẽ lớn hơn khi mà sản xuất nông nghiệp vẫn trong tình trạng lạc hậu, năng suất, chất lượng sản phẩm thấp, chi phí cao và nhất là sự yếu kém của ngành công nghiệp chế biến. Thứ bảy, xu thế chuyển đổi cơ cấu kinh tế hướng tới nền kinh tế tri thức dựa vào việc ứng dụng khoa học công nghệ cao, công nghệ thông tin; đồng thời với việc giá nhiên liệu và nguyên liệu thế giới biến động mạnh sẽ tiếp tục gây tác động cho sản xuất nông nghiệp.

        ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO NÔNG SẢN VIỆT

          Đồng thời NNHC rất an toàn với con người từ khâu sản xuất đến tiêu thụ và bảo vệ tuyệt đối môi trường do chỉ sử dụng các sản phẩm hữu cơ: bón phân ủ (từ tàn dư cây trồng, chất thải động vật), sử dụng thuốc diệt trừ sâu bệnh có nguồn gốc tự nhiên, thảo mộc (dấm gỗ, lá cây xoan nghiền), các cây dẫn dụ (hoa, cỏ…). Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agriculture Practices - GAP) là những nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, thực phẩm phải không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, hàm lượng nitrat), đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng đến.

          BẢNG 12: GIÁ TRỊ KINH TẾ CANH TÁC HỮU CƠ CÀ CHUA VÀ CẢI BẮP             Ở SểC SƠN, HÀ NỘI 2008
          BẢNG 12: GIÁ TRỊ KINH TẾ CANH TÁC HỮU CƠ CÀ CHUA VÀ CẢI BẮP Ở SểC SƠN, HÀ NỘI 2008

          CÁC NHểM GIẢI PHÁP

            Bên cạnh đó, các công ty đầu mối có nhiệm vụ tổ chức hoạt động phối hợp trong toàn bộ chuỗi giá trị - vì lợi ích của họ và vì lợi ích cạnh tranh tập thể của tất cả các nhà vận hành chuỗi (“tính hệ thống”). - Nông dân: Là những người tham gia vận hành chuỗi với vai trò là người sản xuất, tạo ra giá trị ban đầu cơ bản cho sản phẩm; hoạt động của nông dân có tính chất quyết định tới chất lượng, năng suất nông sản. Do đó, việc nông dân nhận thức được về chuỗi giá trị nông sản cũng tác động rất lớn tới hiệu quả của hoạt động xâm nhập GVC. Trong mô hình Hình 15 ta thấy các mối liên kết là liên kết bền chặt. Mỗi tác nhân đều kết nối với ba tác nhân còn lại tạo thành một mạng lưới chặt chẽ, tạo nên sức mạnh tổng thể mà từng tác nhân một không có được khi tham gia vào GVC. Để thực hiện mô hình này cần phải thực hiện cả các giải pháp vĩ mô và các giải pháp vi mô. Nhóm các giải pháp vĩ mô. Nhà nước với vai trò quản trị bên ngoài chuỗi cần đưa ra giải pháp giúp phát triển chuỗi giá trị nông sản phù hợp với xu hướng toàn cầu cũng như các điều kiện thực tế tại Việt Nam nhằm tận dụng lợi thế so sánh giúp nông sản nước ta xâm nhập. sâu hơn vào GVC và thu về giá trị gia tăng nhiều hơn. Các giải pháp giúp nâng cấp chuỗi giá trị phải được thực hiện đồng bộ, thống nhất và toàn diện ở tất cả các mắt xích cũng như tại tất cả các cấp độ của chuỗi giá trị. a) Giải pháp về khoa học công nghệ. + Liên kết ngang: đẩy mạnh các hoạt động liên doanh thành lập các hiệp hội ngành hàng để tăng cường sức mạnh khi tham gia GVC, nhanh chóng khắc phục tình trạng nhỏ lẻ, manh mún và thiếu sự liên kết giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Các doanh nghiệp cần phải hợp tác với ngành hàng trong nước, đồng thời liên kết với những nhà xuất khẩu lớn khác trên thế giới nhằm chia sẻ thông tin, hợp tác sản xuất và nhất là xây dựng vị thế đủ mạnh để tạo nên những phản ứng đàn hồi với sự biến động của thị trường, đặc biệt trong trường hợp giá cả bị chi phối mạnh bởi yếu tố tâm lý người tiêu dùng. + Liên kết dọc: kết nối với nông dân, thực hiện các chương trình hỗ trợ sản xuất nhằm đảm bảo nguồn cung ổn định với giá cả hợp lý, tránh rủi ro khi xảy ra các diễn biến bất thường trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó cũng cần phải hợp tác với các đối tác là những nhà nhập khẩu nước ngoài, các nhà bán lẻ uy tín nhằm xâm nhập thị trường đích. Qua đó học hỏi kinh nghiệm để và tự xây dựng các chiến lược phát triển thị trường cho riêng mình. - Xây dựng chiến lược R&D: nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng doanh nghiệp đang tham gia và vị trí của mình trong đó để đưa ra các biện pháp cụ thể tự nâng cao năng lực xâm nhập chuỗi đồng thời tránh được những tác động tiêu cực do khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây ra. Bên cạnh đó, cần phải đổi mới, cải tiến chất lượng sản phẩm sơ chế, chế biến để thu về giá trị nhiều hơn. Nghiên cứu phát triển thị trường để đưa ra các chiến lược vươn tới các hoạt động marketing, phân phối trong GVC tại các thị trường đích thì mới có thể tự nâng cao vị thế của mình trong chuỗi. - Xây dựng thương hiệu: trước hết cần phải tự nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa để có được sự bảo hộ về mặt pháp lý. Sau đó là nâng cao nhận thức về nội dung và cách thức xây dựng và quản trị một nhãn hiệu và chất lượng sản phẩm đi kèm. Các doanh nghiệp Việt Nam muốn tham gia vào thị trường thế giới cần phải có những chiến lược đăng ký nhãn hiệu và phát triển thương hiệu mang tầm cỡ quốc tế. Việc xây dựng thương hiệu cũng như cải tiến các quy trình của doanh nghiệp trong chuỗi phải theo xu hướng chung của thị trường thế giới và đảm bảo lợi ích của tất cả các bên thì mới có thể đạt được sự phát triển bền vững và đồng bộ. Như vậy, thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp mới có thể vươn xa ra thị trường quốc tế. - Xây dựng chiến lược, quy hoạch vùng nguyên liệu: đầu tư hình thành những vùng nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung ổn định, giảm thiểu rủi ro đặc biệt là khi có biến động trên thị trường thế giới như trong thời gian vừa qua. - Chủ động đổi mới công nghệ: đầu tư máy móc kỹ thuật trong các hoạt động bảo quản, chế biến nông sản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm sau sơ chế, giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển, chế biến,…. Sắp xếp lại các cơ sở sản xuất, chế biến điều theo hướng thành lập các cơ sở sản. gia tăng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, giảm dần các cơ sở sản xuất, chế biến nhỏ lẻ, năng xuất, chất lượng thấp, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. b) Đối với nông dân.

            HÌNH 15: MÔ HÌNH LIÊN KẾT NHẰM NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ
            HÌNH 15: MÔ HÌNH LIÊN KẾT NHẰM NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ

            CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT