Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội

MỤC LỤC

Tính tât yếu thu hút FDI của một quốc gia

Vốn ODA thường gắn liền với quan hệ chính trị giữa nước cấp vốn với nước nhận viện trợ; các tổ chức tài chính quốc tế như IMF, WB, ADB cũng đòi hỏi các nước đi vay phải thực hiện nhiều cam kết, đôi khi khá ngặt nghèo về tái cơ cấu kinh tế, về cải cách hệ thống tài chính, tiền tệ…Hơn nữa, chi phí ODA xét ra là khá đắt cho nước nhận viện trợ vì buộc phải chịu các quy định khác về giải ngân và triển khai dự án ODA theo các điều kiện bất lợi như: mua, bán thiết bị công nghệ theo các địa chỉ, đối tác chỉ định sẵn, trả lương cao cho chuyên gia v.v. Do nhà ĐTNN tự chịu trách nhiệm về chi phí và hiệu quả đầu tư, chịu trách nhiệm vay và trả nợ; không để lại gánh nặng nợ nần cho ngân sách nhà nước như vay thương mại, không phải chịu sức ép ràng buộc các điều kiện kinh tế, chính trị như vay ODA, đồng thời tránh cho nước chủ nhà những biến động đầy rủi ro từ những thăng trầm trên thị trường chứng khoán.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài Việt Nam 1991-2006

Xu thế Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong những năm gần đây

Chất lượng các dự án mới và các dự án tăng vốn trong năm 2005 có chuyển biến tích cực ; đã thu hút được một số dự án quy mô lớn, sử dụng công nghệ tiên tiến như dự án xây dựng hệ thống điện thoại di động CDMA, dự án đầu tư nghiên cứu phát triển và sản xuất mô tơ chính xác cao của tập NIDEC, dự án nghiên cứu, phát triển và sản xuất các thiết bị âm thanh siêu nhỏ của tập đoàn SONION, các dự án mở rộng sản xuất của Canon. - Đầu tư của Mỹ vào lĩnh vực khai thác dầu khí, xây dựng khách sạn và khu nghỉ, đầu tư vào lĩnh vực tín dụng và thông tin tại khu vực Nam Bộ sẽ được tiếp tục mở rộng trong thời gian tới, ngoài ra cũng sẽ tăng cường đầu tư vào các ngành công nghiệp trọng điểm cần vốn đầu tư lớn như xây dựng nhà máy phát điện.

Bảng 2: Thu hút FDI,2005 theo cơ cấu ngành
Bảng 2: Thu hút FDI,2005 theo cơ cấu ngành

Thực trạng thu hút đàu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội

- Nếu môi trường đầu tư không có biến động quá lớn, dự kiến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới, đặc biệt đầu tư của Hàn quốc, Nhật Bản và Mỹ sẽ tiếp tục mở rộng, trong khi đầu tư từ Singdpore có thể chững lại. Ngoài ra phát huy vị thế là quốc gia cung cấp nguồn vốn viện trợ ODA lớn nhất cho phía Việt Nam , Nhật Bản cũng sẽ tăng cường tham gia vào các dự án mang tính quốc sách của Việt Nam, trong đó có dự án xây dựng đường sắt cao tốc.

Bảng 3: Tình hình thực hiện vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội-giai đoạn  1989-2006
Bảng 3: Tình hình thực hiện vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội-giai đoạn 1989-2006

Vốn đăng ký ở Hà Nội 1989-2006

Tình hình thu hút FDI phân theo hình thức đầu tư

- Sau khoảng thời gian đầu tư vào Việt Nam , các nhà đầutư nước ngoài đã có những hiểu biết rừ ràng hơn về cỏc điều kiện kinh tế xó hội , con người cũng như hệ thống pháp luật. - Sự ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài với loại hình này do tính tự chủ về quyền quản lý , không phải chia xẻ lợi ích do đó nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn thôn tính các doanh nghiệp liên doanh.

Hình thức đầu tư VĐK(2006) VTH(2006) Tổng doanh  thu(2006)
Hình thức đầu tư VĐK(2006) VTH(2006) Tổng doanh thu(2006)

Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài phân theo ngành

Tuy nhiên lĩnh vực bất động sản chiếm tỷ lệ cao nhất( khoảng. >50%) trong khi cả nước lĩnh vực dầu khí chiếm tỷ lệ cao nhất(>25%).Sau một thời gian gần như đóng băng thị trường bất động sản đang sôi động trở lại.Luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các dự án bất động sản và vốn đầu tư gián tiếp thông qua thị trường chứng khoán đang dần biến bức tranh ảm đạm của thị trường bất động sản Thủ đô thời gian qua thành một bức vẽ giàu sức sống hơn trong năm 2007. Thành phố cũng muốn thúc đẩy nguồn vốn FDI vào việc phát triển trung tâm tài chính ngân hàng; các khu đô thị mới ở phía Bắc sông Hồng; trung tâm văn phòng-thương mại-triển lãm, trung tâm đào tạo-nghiên cứu-phát triển tại Bắc sông Hồng; khu công nghệ cao tại Hà Nội….

Đánh giá tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội

  • Thành công trong thu hút FDI
    • Những hạn chế và nguyên nhân trong quá trình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

      Hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian qua đã và đang là nguồn thu quan trọng, đóng góp vào việc gia tăng nguồn thu Ngân sách, tạo khả năng chủ động hơn trong việc cân đối Ngân sách của thành phố.Đặc biệt, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp và chế xuất trên địa bàn Hà Nội chiếm vị thế rất quan trọng trong khu vực các doanh nghiệp FDI, cụ thể, mặc dầu chúng chỉ chiếm 16% tổng số dự án, 18% tổng vốn đăng ký, song đó chiếm tới 43% tổng doanh thu, 88% tổng kim ngạch xuất khẩu, 18% tổng nộp ngân sách nhà nước và 35% số việc làm mà các dự án FDI tạo ra tính đến 10/03/2005.Năm. Thứ hai, thiếu các thông tin kinh tế- xã hội chung , chưa nói đến thiếu các thông tin chuyên ngành về môi trương đầu tư Hà Nội; việc cung cấp thông tin do các sở ,ngành thực hiện ( trực tiếp cho nhà đầu tư hoặc qua Website) bằng bộ máy chuyên nhiệm nên không thường xuyên, thông tin cung cấp cho nhà đầu tư chất lượng thấp, không đầy đủ, không kịp thời làm mất cơ hội khi nhà đầu tư đang quan tâm- cần một bộ máy chuyên trách để đảm nhận việc này, nhất là khi “chăm sóc” cho các nhà đầu tư chiến lược.

      Bảng 12: Cơ cấu vốn đầu tư xã hội vào Hà Nội qua các giai đoạn 2000-2004.
      Bảng 12: Cơ cấu vốn đầu tư xã hội vào Hà Nội qua các giai đoạn 2000-2004.

      Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội

      Mục tiêu, nhu cầu, định hướng và các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài của xã hội Hà Nội thời gian tới

      • Quan điểm và định hướng thu hút FDI thời gian tới 1. Quan điểm thu hút FDI

        Đây là nơi tập trung những cơ quan đầu não của Đảng, Nhà nước, các Bộ, Ngành, các cơ quan Trung ương, hiệp hội, đoàn thể, các cơ quan ngoại giao, các văn phòng đại diện, các trung tâm dịch vụ tài chính - ngân hàng, thương mại, thông tin - bưu chính viễn thông; nơi có cơ sở hạ tầng giao thông vận tải khá phát triển, có mặt hoặc có điều kiện để phát triển đủ các loại hình, phương thức giao thông đối nội và đối ngoại (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường biển và đường hàng không, đặc biệt là cảng hàng không quốc tế Nội bài và đường giao thông bộ thuận tiện nối với cửa khẩu biển quốc tế ở Hải phòng, Quảng Ninh), giữa chúng đã bước đầu có sự phát triển liên thông, hình thành các mạng, tuyến giao thông vận tải dọc ngang trên toàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và nối liền với các vùng khác trong cả nước; nơi tập trung các trường đại học, dạy nghề, viện nghiên cứu và các cơ sở vật chất khoa học- công nghệ lớn nhất cả nước, nơi có các nguồn nhân lực vừa đông đảo vừa có chất lượng, trình độ cao hàng đầu cả nước và có mức thu nhập bình quân trên đầu người cao, tạo thuận lợi cả về "đầu vào" lẫn "đầu ra" cho phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp có hàm lượng vốn và hàm lượng công nghệ cao (trên địa bàn Thành phố có 49 trường đại học, cao đẳng, chiếm 60% cả nước; 34 trường trung học chuyên nghiệp, 41 trường dạy nghề, 112 viện nghiên cứu, với khoảng 34% lao động được đào tạo có bằng cấp, so với mức 10-12% của cả nước) .Các điều kiện cung cấp điện nước cho sản xuất, sinh hoạt của Thủ đô cũng khá thuận lợi (gần nhà máy thuỷ điện Hoà Bình và nguồn nước ngầm, nước mặt dồi dào..).Đồng thời, những kinh nghiệm. Sự tập trung của các dự án FDI trên địa bàn (Hà Nội đứng thứ 2 cả nước về thu hút FDI) cũng đang và sẽ đóng góp và làm tăng thêm những động lực mạnh mẽ và tích cực để phát triển công nghiệp trong Vùng và kinh tế nói chung, cũng như tạo ra sức hấp dẫn cho việc thu hút FDI nói riêng, bao gồm từ việc tạo nền tảng cơ sở của ngành, phát triển phân công và hợp tác lao động, phát triển các doanh nghiệp vệ tinh và dịch vụ kèm theo, đào tạo lao động công nghiệp, kích thích cạnh tranh và chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý, tiếp thị và những tác động hữu ích khác cho các doanh nghiệp Hà Nội trong quá trình hội nhập KTQT.

        Bảng  19:   Các   chỉ   tiêu   định   hướng   về   đầu   tư   nước   ngoài   ở   Hà   Nội   giai   đoạn  2006-2010.
        Bảng 19: Các chỉ tiêu định hướng về đầu tư nước ngoài ở Hà Nội giai đoạn 2006-2010.

        Một số giải pháp tăng cường thu hút FDI vào Hà Nội

        • Giải pháp từ phía Hà Nội

          - Chuẩn bị các điều kiện để triển khai thực hiện tốt Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư chung; Cần sớm ban hành các Nghị định và Thông tư hướng dẫn hai Luật nói trên để tạo ra sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư bất luận trong hay ngoài nước, đặc biệt là bảo đảm tính minh bạch và tiên liệu trước được trách nhiệm giải trình để các nhà đầu tư an tâm đầu tư; tuyên truyền, phổ biến nội dung của các Luật mới; kịp thời hướng dẫn cụ thể về chuyển đổi thủ tục hành chính, củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý ĐTNN phù hợp với quy định của Luật mới. Chính sách pháp luật thuế hiện hành được sửa đổi, bổ sung theo hướng giảm mức điều tiết, nhưng mở rộng đối tượng chịu thuế nên hầu hết các sắc thuế đã thực hiện tốt chức năng điều tiết thu nhập của các doanh nghiệp và dân cư, đã tiến gần đến mục tiêu đảm bảo nghĩa vụ thuế công bằng, bình đẳng hơn giữa các thành phần kinh tế, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI, giữa người trong nước và người nước ngoài; thực hiện đúng các cam kết hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế và lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu theo CEPT/AFTA, EU, Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế khác, đang góp phần đẩy nhanh quá trình đàm phán gia nhập WTO.