MỤC LỤC
-Theo nguồn thông tin khai thác từ chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp, Giá trị sản xuất = Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ + Thuế VAT phát sinh phải nộp, thuế tiêu thụ đặc biệt phát sinh phải nộp, thuế xuất khẩu phát sinh phải nộp + Thuế VAT theo phương pháp trực tiếp phải nộp + Thu do bán sản phẩm phụ (đối với trường hợp doanh thu tiêu thụ nhỏ không hạch toán riêng, không tách ra được để đưa về các ngành tương ứng) + Thu do cho thuê thiết bị, máy móc có người điều khiển và các tài sản khác (không kể đất) + Thu do bán phế liệu thu hồi, sản phẩm kèm theo tận thu được trong quá trình sản xuất + Giá trị các mô hình, công cụ …là tài sản cố định tự trang bị cho đơn vị (gọi tắt là tài sản tự trang tự chế) + Chênh lệch cuối kỳ trừ đầu kỳ thành phẩm hàng tồn kho, hàng gửi bán, sản phẩm dở dang và các chi phí dở dang còn lại khác. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm chỉ tiêu cơ cấu cơ sở sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế, theo ngành kinh tế cấp 1; chỉ tiêu cơ cấu lao động công nghiệp theo thành phần kinh tế, theo ngành kinh tế cấp 1; chỉ tiêu cơ cấu nguồn vốn cho sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế, theo ngành kinh tế cấp1; chỉ tiêu cơ cấu tài sản cố định dùng trong công nghiệp theo thành phần kinh tế, theo ngành kinh tế cấp 1; chỉ tiêu cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phân kinh tế, theo ngành kinh tế cấp 1; chỉ tiêu cơ cấu giá trị tăng thêm công nghiệp theo thành.
Phương pháp đồ thị là phương pháp trình bày và phân tích số liệu thống kê bằng biểu đồ, đồ thị và bản đồ thống kê trên cơ sở sử dụng kết hợp giữa số liệu với hình vẽ, đường nét, màu sắc và mỹ thuật, thu hút sự chú ý của người đọc, giúp cho người đọc nhận thức được những nét khái quát về đặc điểm cơ bản của hiện tượng một cách dễ dàng, nhanh chóng. Vận dụng phương pháp đồ thị trình bày đồ thị phát triển và đồ thị kết cấu của các chỉ tiêu số cơ sở sản xuất công nghiệp, số lao động công nghiệp, tài sản cố định dùng cho sản xuất công nghiệp, nguồn vốn đầu tư cho sản xuất công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị tăng thêm công nghiệp, doanh thu công nghiệp. Giữa tốc độ phát triển định gốc và tốc độ phát triển liên hoàn có mối quan hệ với nhau: tốc độ phát triển định gốc bằng tích số các tốc độ phát triển liờn hoàn, được thể hiện qua cụng thức sau: Tn =t2ìt3ì..ìtn.
Phương pháp chỉ số có tác dụng biểu hiện biến động của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian; biểu hiện biến động của hiện tượng qua những điều kiện không gian khác nhau; biểu hiện nhiệm vụ kế hoạch và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch đối với các chỉ tiêu nghiên cứu; phân tích vài trò và ảnh hưởng biến động của từng nhân tố đối với sự biến động của của hiện tượng kinh tế phức tạp được cấu thành từ nhiều nhân tố. Phương pháp hồi quy tương quan được vận dụng để nghiên cứu mối liên hệ giữa đầu vào của quá trình sản xuất: lao động, vốn, tài sản cố định với kết quả sản xuất: giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị tăng thêm công nghiệp, doanh thu công nghiệp.
VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CÔNG NGHIỆP.
Như vậy, số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp qua 9 năm qua đã có nhiều thay đổi: Số cơ sở quốc doanh giảm cả về số lượng lẫn tỷ trọng trong nền kinh tế quốc dân, nguyên nhân của vấn đề này là do trong những năm qua một số đơn vị quốc doanh đã tiến hành cổ phần hoá theo chủ trương của nhà nước. Tuy số lượng các cơ sở chiếm tỷ trọng rất nhỏ nhưng các doanh nghiệp quốc doanh đều là những doanh nghiệp lớn, với những sản phẩm mũi nhọn chất lượng tốt có khả năng tiêu thụ ra ngoại tỉnh; Số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp chủ yếu tập trung ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, trong đó. Tuy số lượng các đơn vị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn nhưng qui mô của các doanh nghiệp lại nhỏ, vốn ít, chủ yếu sản xuất ra các sản phẩm thủ công phục vụ cho tiêu dùng và đời sống nhân dân trong tỉnh; Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có chuyển biến nhưng còn chậm, năm 1997 có hai cơ sở, đến 2005 cũng chỉ mới có 6 cơ sở.
Ngành công nghiệp tỉnh Hoà Bình trong giai đoạn này đã có sự khởi sắc nhất định, đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển của tỉnh nhà, giải quyết việc làm cho một bộ phận không nhỏ người lao động trong. Để nắm rừ tỡnh hỡnh phỏt triển ngành cụng nghiệp tỉnh Hoà Bỡnh, đỏnh giá vai trò và đề ra phương hướng xây dựng phát triển ngành công nghiệp Hoà Bình ta cần đi vào phân tích các thành phần kinh tế: khu vực quốc doanh, khu vực ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Tốc độ phát triển giá trị sản xuất công nghiệp qua các năm tương đối ổn định, bình quân một năm tốc độ phát triển giá trị sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp chế biến đạt 1,1502 lần (hay có tốc độ tăng là 15,02%).
Như vậy trong giai đoạn này, giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp Hoà Bình tăng thêm là 200.145 triệu đồng, bao gồm ngành công nghiệp khai thác tăng 40.805 triệu đồng, ngành công nghiệp chế biến tăng 124.352 triệu đồng và ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước tăng là 34.985 triệu đồng.
Xác định được vai trò, vị trí của ngành công nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh, trong những năm qua chính quyền tỉnh đã có sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt cho phát triển công nghiệp: với một chiến lược phát triển công nghiệp đúng đắn của Uỷ ban nhân dân đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của ngành công nghiệp trong thời gian qua, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể để thu hút các nhà đầu tư vào công nghiệp tỉnh. Đó là, mức sống dân cư, trình độ dân trí còn thấp so với các tỉnh bạn; lao động chủ yếu là lao động phổ thông, thiếu lao động có trình độ trong nhiều lĩnh vực; nguồn vốn huy động tham gia vào ngành công nghiệp còn nhiều hạn chế; các sản phẩm xuất khẩu của tỉnh phải thông qua hình thức nhờ cậy, uỷ thác xuất khẩu vì Hoà Bình không được cấp hạn ngạch xuất nhập khẩu. Tiểu thủ công nghiệp, tiếp tục phát triển, mở rộng các mặt hàng các ngành nghề truyền thống như: dệt thổ cẩm, mây tre đan, thêu ren, chạm khắc gỗ; sản xuất gắn chặt với thị trường, nâng cao tỷ trọng xuất khẩu, phát triển thương hiệu… Củng cố, phát triển, các hình thức hợp tác đa dạng liên doanh, liên kết, tạo điều kiện về cơ chế chính sách để phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ nhằm mở rộng sản xuất, tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động địa phương.
Một là, Nhà nước và Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình cần có những quan tâm thích đáng đến việc hướng dẫn, đào tạo nghề và chuyển giao công nghệ cho nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp mà tỉnh Hoà Bình có ưu thế, chẳng hạn như công nghệ khai thác đá, sản xuất vôi và sản xuất đá các loại, sản xuất gạch, ngói, khai thác cát, sỏi, vàng sa khoáng, nước khoáng…. Hai là, cần phải tăng cường giao lưu với các tỉnh bạn như Hà Nội, Hà Tây, Nam Hà, Ninh Bình…để học tập kinh nghiệm, kỹ thuật để đầu tư phát triển các ngành nghề công nghiệp mới như các ngành về thủ công, mỹ nghệ, thuê, ren, dệt, mây, tre, đan…đó là những ngành nghề mà nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình hàon toàn có khả năng và tiềm năng để có thể triển khai sản xuất kinh doanh.