MỤC LỤC
Bước 2: Tính giá sản phẩm dở dang Bước 3: Tính giá thành sản phẩm xây lắp. Trong phạm vi chương trình em xin lấy số liệu dẫn chứng năm 2007 (cụ thể tháng 11 và tháng12 năm 2007) của công trình Nhạc Viện Hà Nội- Nhà Học số 02 đã thi công từ đầu Tháng 10/2007 để trình bày tình hình thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CPĐT & XD Hồng Hà theo hình thức thi công tập trung.
- Tổ sắt hàn: Phụ trách những hạng mục công trình liên quan đến sắt, thép - Tổ bê tông: Phụ trách việc nhào, trộn, đúc khối bê tông phục vụ công trình - Tổ điện nước: Phụ trách việc lắp đặt hệ thống nước cho công trình - Tổ đập đầu cọc: Phụ trách việc chôn cọc làm móng. Dựa trên số liệu các Sổ Nhật ký chung, Sổ chi tiết TK 621, Sổ cái TK 621, kế toỏn sẽ theo dừi số liệu tổng hợp của tất cả cỏc cụng trỡnh trờn Sổ Nhật ký chung, Sổ chi tiết và Sổ cái tài khoản của tất cả các công trình với kết cấu sổ tương tự.
Cùng với việc ký hợp đồng thuê nhân công, thi hai bên thoả thuận về những công việc cụ thể và đơn giá, khối lượng công việc hoàn thành đã được nghiệm thu và tiến hành lập bảng tính giao khoán để làm căn cứ trả lương cho công nhân vào cuối tháng hay vào thời điểm khối lượng công việc giao khoán hoàn thành. Người lập biểu Đơn vị giao khoán Đơn vị nhận khoán (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Đến cuối tháng kế toán các công trình lập bảng thanh toán khối lượng thuê ngoài căn cứ vào các hợp đồng giao khoán đã ký kết với bên thuê lao động. Vì công trình Nhạc Viện Hà Nội có nhiều tổ, đội khác nhau nên em chỉ xin đưa ra dẫn chứng “Bảng chấm công” tháng 11 năm 2007 của công nhân tổ đập đầu cọc để minh hoạ cho cách chấm công của Công ty CPĐT & XD Hồng Hà.
Sau khi kiểm tra đối chiếu các chứng từ do các tổ, đội mang về, kế toán Công ty tiến hành nhập số liệu trên các Bảng thanh toán lương cho công nhân trực tiếp sản xuất vào máy tính theo hình thức Sổ Nhật ký chung.
Khi có nhu cầu sử dụng máy thi công, các đội đều phải báo cáo với Công ty và viết giấy yêu cầu điều động máy thi công gửi về Công ty; Phòng quản lý vật tư, thiết bị sẽ tiếp nhận và xem xét các loại máy mà đội yêu cầu, sau đó Phòng quản lý vật tư, thiết bị sẽ lập tờ trình trình lên Giám đốc Công ty xem xét, Giám đốc Công ty sẽ ra lệnh điều động xe, máy thi công. Tại cụng ty mỏy múc được theo dừi về cả mặt giỏ trị và hiện vật, hàng tháng kế toán TSCĐ tính ra mức khấu hao các máy thi công của Công ty, tỷ lệ khấu hao được tính dựa vào tuổi thọ kinh tế và thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ (Khấu hao đều). Khi thi công tại công trình Nhạc Viện Hà Nội, ngoài các khoản chi đã kể trên còn các khoản chi khác như tiền điện, nước, điện thoại…và các khoản chi phí khác phát sinh ở công trình.
Cuối tháng, căn cứ vào các chứng từ liên quan đến chi phí máy thi công do kế toán công trình gửi lên, kế toán Công ty căn cứ vào các chứng từ này nhập số liệu vào máy tính theo hình thức Nhật ký chung, máy tính sẽ tự động tổng hợp số liệu và lên các Sổ chi tiết và Sổ cái TK 623.
Khi mua những công cụ này, kế toán công trình vẫn phải tập hợp đầy đủ các chứng từ: Hoá đơn GTGT, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho… dưới công trường, gửi về phòng kế toán Công ty để kế toán tiến hành phân bổ rồi hạch toán vào TK 6273- Chi phí dụng cụ sản xuất. Định kỳ kế toán viết hoá đơn cho chỉ huy trưởng công trình, chỉ huy trưởng sẽ nộp những hoá đơn đó với các hoá đơn thuê TSCĐ bên ngoài khác để kế toán hạch toán vào TK 627702- Chi phí dịch vụ mua ngoài của công trình mà không hạch toán vào TK 627402- Chi phí khấu hao TSCĐ. Khi phát sinh các chi phí dịch vụ mua ngoài, kế toán công trình sẽ tập hợp các hoá đơn chứng từ liên quan như: Hợp đồng thuê nhà, Biên lai thanh toán tiền điện nước, Phiếu thu của các đơn vị khác… Cuối tháng chuyển về phòng kế toán để hạch toán.
Khoản chi phí bằng tiền khác của Công ty phản ánh những chi phí còn lại phát sinh tại công trình như: Chi phí giao dịch, chi phí đi lại của công nhân viên, chi phí tiếp khách, chi phí sữa chữa TSCĐ phục vụ quản lý, phí cầu đường… Chi phí này được hạch toán vào TK 6278- chi phí bằng tiền khác nhằm phục vụ cho công tác tính giá thành.
TK sử dụng: TK 154: Chi phí kinh doanh dở dang, để tập hợp chi phí và trên cơ sở đó tính giá thành sản phẩm. Kế toán công ty căn cứ vào các khoản mục chi phí phát sinh trên các sổ chi tiết và sổ cái tài khoản để lập Bảng tổng hợp chi phí sản xuất thực tế cho từng công trình và tất cả các công trình. Quy trình xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ ở Công ty như sau: Khi có những công trình, hạng mục công trình hoàn thành nhưng chưa được nghiệm thu và những công trình, hạng mục công trình đang xây dựng dở dang chưa được nghiệm thu, phòng kỹ thuật thi công và phòng Kế hoạch- Đầu tư sẽ kiểm kê, xác định khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ cho từng sản phẩm xây dựng hoàn thành, sau đó bộ phận thống kế của phòng kỹ thuật thi công sẽ nộp đơn giá dự toán khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ tương ứng.
Số liệu chi phí thực tế của KLXL dở dang cuối kỳ ở trên sẽ được phản ánh vào bảng “Chi phí và giá thành sản phẩm” trong năm của Công ty theo công trình từ đó sẽ tính được giá thành thực tế của KLXL hoàn thành trong kỳ.
Sau khi xác định được giá thành sản phẩm xây lắp bàn giao, kế toán bảng tính giá thành sản phẩm cho từng công trình, hạng mục công trình và kết chuyển sang TK 632- Giá vốn hàng bán, TK này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Tiếp theo, kế toán tiến hành lập Bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho tất cả các công trình, hạng mục công trình. Sau đó tiến hành kiểm tra, đối chiếu và khớp đúng số liệu trên bảng tính giá thành và số liệu trên các sổ chi tiết và sổ cái chi phí sản xuất, từ đó lập các báo cáo kế toán.
Ví dụ: Công ty vẫn hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp trên TK 3334 mà chưa sử dụng và hạch toán trên các TK 821: Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại, TK 243: Tài sản thuế thu nhập hoãn lại, TK 347: Thuế thu nhập hoãn lại phải trả, doanh nghiệp vẫn giữ, hạch toán vào TK 009: Ngồn vốn khấu hao cơ bản hiện còn. Điều này tuy tạo sự thuận lợi cho công tác kế toán do khụng phải mở thờm TK 6272- “Chi phớ vật liệu” để theo dừi nhưng khụng đúng với quy định của chế độ kế toán hiện hành và cũng không cho người cần thông tin biết cơ cấu chính xác của các loại chi phí trong chi phí sản xuất chung. Mặt khác, Công ty tính khấu hao của TSCĐ dùng cho hoạt động quản lý như tính khấu hao đối với các dịch vụ hàng hoá cùng với việc không mở TK 627202: Chi phí vật liệụ phục vụ cho hoạt động quản lý đã gây không ít khó khăn cho các nhà quản trị trong việc quản lý chi tiết từng loại chi phí và cơ cấu của từng loại trong chi phí sản xuất chung.
Ngoài ra, Trong trường hợp chuyển thẳng vật tư từ nơi thu mua đến chân công trình mà kế toán vẫn mở Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho trong quá trình giao nhận vật tư, điều này tuy có giúp cho quá trình quản lý chứng từ được thuận tiện nhưng kế toán đồng thời phải hạch toán nguyên vật liệu nhập xuất trên TK 152, vừa phải tính giá thành nhập xuất và các chứng từ có liên quan. Công ty nên lập Biên bản giao nhận vật tư giữa người mua và người bán, việc làm này vừa đảm bảo đầy đủ thông tin về vật tư vừa giúp cho kế toán công trình thuận tiện trong công tác vào Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, đồng thời nó còn tạo cho công tác kế toán công trình diễn ra nhanh chóng. Kết quả của việc hạch toán này là tập hợp chi phí sản xuất phản ánh đúng thực tế phát sinh, tuy nhiên tỷ lệ từng khoản mục chi phí là không chính xác, chi phí nhân công trực tiếp cao hơn thực tế trong khi đó chi phí sử dụng máy thi công lại thấp hơn thực tế, dẫn đến các kết quả phân tích cũng như các Báo cáo chi phí phục vụ theo quản trị nội bộ của đơn vị không phản ánh chính xác thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.