MỤC LỤC
Bệnh nhân luôn tin mình có bệnh cơ thể nên đòi hỏi phải được khám và điều trị nhiều lần tại các dịch vụ y tế ban đầu và các chuyên khoa khác nhau. Trong trường hợp điển hình, bệnh nhân RLCTH có những vấn đề trong hôn nhân như: ly dị, ly thân và tái hôn, họ luôn gặp trục trặc trong công việc, và thường không có khả năng duy trì công việc của mình.
Thang đánh giá nhân cách nhiều pha của trường Đại học Minnesota (Từ đây, chúng tôi xin được dùng cụm từ “Test MMPI”) do hai tác giả Mỹ S. Kinley - Tiến sĩ y học xây dựng từ năm 1941 cho đến nay, sau hơn 60 năm, bộ test này vẫn còn được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, tại các cơ sở khám chữa bệnh tâm thần nhằm hỗ trợ các nhà lâm sàng trong chẩn đoán, hướng dẫn điều trị và trong công việc giám định.
Trong khi đó ở rối loạn nghi bệnh, bệnh nhân lại tập trung vào căn bệnh nằm dưới các triệu chứng và đòi hỏi khám xét để xác định rừ căn bệnh đú, bệnh nhõn thường sợ thuốc và tỏc dụng phụ của thuốc [4]. ∗ Rối loạn chuyển di: Biểu hiện của rối loạn chuyển di là một hoặc nhiều triệu chứng về vận động và cảm giác tự động, gợi ý về một bệnh thần kinh mà không có các triệu chứng đau, triệu chứng dạ dày - ruột, triệu chứng tình dục.
- Rối loạn trầm cảm: Các triệu chứng cơ thể trong trầm cảm có thể là các triệu chứng dạ dày-ruột hay các triệu chứng đau nhưng ít có tính chất di chuyển như trong RLCTH. (4) Giảm tối thiểu các thủ tục khám và điều trị. 5) Đảm bảo các buổi gặp có kế hoạch và thường xuyên với bệnh nhân.
(8) Điều trị các RLTT và cơ thể liên quan một cách phù hợp. 1) Phát triển hợp đồng điều trị (gồm sự thống nhất về tần suất, thời gian và số lần trị liệu). 2) Thiết lập các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Xem lại thường xuyên. 3) Tập trung vào cách đối phó với triệu chứng. 4) Khuyến khích bệnh nhân ghi lại hàng ngày những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi đối phó. Xem lại thường xuyên. 5) Thúc đẩy các hoạt động thể chất, xã hội, giải trí và nghề nghiệp hàng ngày. 6) Thúc đẩy các bài tập thư giãn hàng ngày. 7) Thúc đẩy bệnh nhân kiềm chế và tự quản lý. Rouillon và cộng sự (2001) nghiên cứu về hiệu quả của sulpiride trong điều trị RLCTH ở năm nước Châu Âu nhận thấy 58,2% bệnh nhân có đáp ứng và sulpiride là thuốc dung nạp tốt, không có một tác dụng phụ nào trầm trọng được báo cáo [65].
- 4 triệu chứng đau: có triệu chứng đau ở ít nhất 4 vị trí hay hoạt động khác nhau (ví dụ đau đầu, bụng, lưng, khớp, tứ chi, ngực, trực tràng, đau khi có kinh, đau khi giao hợp, đau khi đi tiểu). - 1 triệu chứng về hoạt động tình dục, sinh sản: ít nhất 1 triệu chứng về hoạt động tình dục, sinh sản không phải đau (lãnh đạm, cường dương, xuất tinh, kinh nguyệt không đều hay kéo dài, nôn nhiều khi có thai..). Các triệu chứng “chuyển di”: rối loạn phối hợp động tác, thăng bằng, liệt khu trú, khó nuốt, nuốt nghẹn, mất tiếng, bí tiểu, các ảo giác, mất cảm giác sờ hay đau, nhìn đôi, mù, điếc, co giật.
- Mẫu bệnh án nghiên cứu: Để mô tả lâm sàng, chúng tôi thiết kế một mẫu hồ sơ bệnh án chuyên biệt phù hợp với mục tiêu nghiên cứu (phụ lục) dựa trên các tiêu chuẩn chẩn đoán của Bảng Chẩn đoán và Thống kê các rối loạn tâm thần lần thứ 4 của Hội Tâm thần học Mỹ (DSM – IV) nhằm thu thập thông tin về triệu chứng, hội chứng bệnh.
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ các loại sang chấn tâm lý liên quan đến khởi phát bệnh Nhận xét: Loại sang chấn tâm lý hay gặp nhất là sang chấn trong gia đình chiếm tới 62,5%. - Các triệu chứng biểu hiện luôn thay đổi trong quá trình bệnh (100%), không phát hiện bệnh nhân nào biểu hiện bệnh có tính chất cố định. Số triệu chứng trung bình trong cả quá trình bị bệnh và giới tính Bảng 3.13: Số triệu chứng cơ thể trung bình trong cả quá trình bệnh và giới.
Còn lại 20,5% bệnh nhân thể hiện kết quả khác như kết quả không đáng tin cậy, kết quả bình thường hoặc các thang khác cao. Mức độ ảnh hưởng của bệnh đến hoạt động nghề nghiệp và xã hội Bảng 3.17: Mức đồ ảnh hưởng của các triệu chứng đến hoạt động nghề nghiệp và xã hội. - Chỉ có 37,5% bệnh nhân đến khám chuyên khoa tâm thần do các chuyên khoa khác giới thiệu trong đó 27,5% qua khám ở các phòng khám và 10% qua hội chẩn giữa các bác sỹ chuyên khoa khác và bác sỹ tâm thần.
Wool và Barsky cho rằng sở dĩ phụ nữ mắc RLCTH nhiều hơn nam là do ở phụ nữ, khả năng gặp khó khăn nhiều hơn, xu hướng tìm kiếm sự quan tâm về y tế cao hơn, khả năng mắc các RLTT trong đó có biểu hiện triệu chứng cơ thể lớn hơn, khả năng chịu những yếu tố nguy cơ như lạm dụng tình dục và thể chất cao hơn và cuối cùng là sự khác nhau bẩm sinh trong nhận thức về cơ thể - phụ nữ quan tâm đến cơ thể mình hơn nam giới [76]. Nghề nghiệp cũng chịu ảnh hưởng một phần của trình độ học vấn nên thật dễ hiểu khi kết quả của chúng tôi (Bảng 3.4) cho thấy rất ít bệnh nhân lao động trí óc (20%) mà chủ yếu là lao động chân tay (45%). Nhận xét này ngược với nhận xét của Trần Hữu Bình (2003) khi nghiên cứu về rối loạn trầm cảm ở những người có bệnh lý dạ dày ruột thực thể và chức năng rằng.
Chưa thấy nghiên cứu nào trong nước về bệnh nhân RLCTH với cỡ mẫu lớn nên thông tin của chúng tôi chưa đủ để đưa ra kết luận về tình trạng hôn nhân có mối liên quan hai chiều với RLCTH hay không, nhưng theo chúng tôi, nhóm bệnh nhân nghiên cứu này có lẽ cũng nằm trong quy luật chung của các gia đình Việt Nam nói riêng và phương Đông nói chung là dù có mâu thuẫn, xung đột, họ cũng ít có xu hướng tìm đến giải pháp ly dị hoặc ly thân như ở phương Tây.
Ở đây, chúng tôi chỉ đề cập tới những yếu tố tâm lý xã hội ảnh hưởng tới sự khởi phát của bệnh nhưng đa số các yếu tố tâm lý xã hội trong nghiên cứu của chúng tôi đều trường diễn nên chúng còn có vai trò trong cả sự xuất hiện triệu chứng mới, đợt bệnh nặng mới trong suốt quá trình diễn biến bệnh của bệnh nhân. Trong khi tất cả các bệnh nhân đều có một lịch sử rất dài tiếp xúc với các bác sỹ chuyên khoa cơ thể nhưng bảng 3.7 cho thấy có rất ít bệnh nhân có thuyên giảm tốt sau khi nhận điều trị của các chuyên khoa này (5 bệnh nhân, chiếm 12,5%), mà đa số bệnh nhân hoàn toàn không đáp ứng, hoặc chỉ chuyển biến trong vài ngày đầu hoặc sau khi được dùng một loại thuốc mới. Đối với nhóm nam giới trong nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.11), vì số lượng hạn chế (5 bệnh nhân) nên sơ bộ chúng tôi nhận thấy có một trường hợp trẻ tuổi chưa lập gia đình có biểu hiện di, mộng tinh và một trường hợp đã lập gia đình có biểu hiện bất lực, không thấy trường hợp nào xuất tinh sớm hay cường dương hay giảm tình dục như trong các tài liệu nước ngoài đã đề cập [44], [66].
Nói chung, khi tiến hành nghiên cứu này, chúng tôi thấy rất ít khi bệnh nhân chủ động báo cáo những triệu chứng về hoạt động tình dục của mình mà đa số các bệnh nhân đến khám các chuyên khoa khác không phải chuyên khoa sản vì các triệu chứng khác, ngoại trừ một trường hợp bệnh nhân nữ có biểu hiện nóng rát bộ phận sinh dục ngoài và rong kinh kéo dài được chuyển đến từ Bệnh viện Phụ sản Trung ương sau hai tuần đã được làm các xét nghiệm nhưng không xác định được bất kỳ tổn thương thực thể nào. Khi nhìn lại các triêụ chứng cơ thể được liệt kê trong DSM – IV, các triệu chứng giả thần kinh có một lịch sử kéo dài và tách biệt trong bệnh học tâm thần.Thực tế, hội chứng Briquet mà sau này là RLCTH được hình thành trên cơ sở thêm các triệu chứng khác vào rối loạn gốc-Hysteria hay rối loạn chuyển di [42]. Trong nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.21), tất cả các bệnh nhân đều có quá trình khám chữa nhiều lần tại các cơ sở y tế khác ngoài chuyên khoa tâm thần, trong đó 75% bệnh nhân đã từng khám chuyên khoa thần kinh vì các biểu hiện đau đầu hay giả thần kinh, 60% bệnh nhân đã từng khám chuyên khoa tiêu hoá vì các triệu chứng dạ dầy - ruột, 62,5% bệnh nhân đã từng khám chuyên khoa cơ xương khớp vì đau khớp, đau cơ, 52,5% bệnh nhân đã từng khám chuyên khoa tim mạch vì đau ngực hoặc các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật, 70% bệnh nhân đã từng khám các chuyên khoa khác như sản phụ khoa, tai mũi họng, mắt.