MỤC LỤC
Trong phương thức tín dụng chứng từ, Ngân hàng không chỉ đóng vai trò chung gian giữa người mua và người bán nữa mà đóng vai trò là người quản lý, tổ chức trả tiền, đại diện cho người mua thanh toán tiền hàng cho người bán, là người bảo đảm cho việc thanh toán được thực hiện ( vì nếu người mua không thanh toán thì Ngân hàng phải có trách nhiệm phải thanh toán khi người bán xuất trình bộ chứng từ phù hợp) và bảo đảm cho việc cung cấp hàng hóa một cách đầy đủ khi đến tay người mua ( vì nếu không cung cấp hàng hóa đầy đủ thì người bán không thể xuất trình bộ chứng từ đúng theo yêu cầu của L/C do đó họ không thể lấy được tiền). Bên cạnh đó người bán cũng có thể gặp phải rủi ro là vì tin tưởng rằng người mua đã thanh toán trước một số tiền nhất định nên họ an tâm trong việc thu gom, sản xuất hàng hóa nhưng vì một vài lý do nào đó mà người mua không chịu nhận hàng và thanh toán số tiền còn lại gây ứ đọng vốn cho người bán vì họ đã bỏ ra rất nhiều chi phí cho việc thu gom, sản xuất chỗ hàng đó trong khi đó hàng hóa lại không được người mua chấp nhận và họ phải mất rất nhiều công sức để tìm được người mua số hàng đó và thường họ chỉ bán được số hàng đó thấp hơn giá trị thực tế.
Ngược lại nếu đưa ra chính sách kinh tế không hợp lý như: chính sách thuế quá nặng sẽ không khuyến khích xuất khẩu hoặc nhập khẩu làm giảm hoạt động TTQT, tương tự đó nếu nhà nước đưa ra các chính sách quản lý ngoại hối không đúng đắn sẽ tác động xấu đến cán cân thanh toán từ đó ảnh hưởng trực tiế đến khả năng cân đối ngoại tệ trong nước do đó không thể đáp ứng nhu cầu TTQT của các Ngân hàng. Thương mại quốc tế phát triển kéo theo sự phát triển hoạt động TTQT của quốc gia đó phát triển theo, ngược lại nếu thương mại quốc tế không phát triển hoặc phát triển chậm thì sẽ làm thu hẹp hoạt động TTQT của quốc gia nói chung và của các Ngân hàng thương mại nói riêng. Bởi vì, thanh toán viên là người trực tiếp gặp gỡ với khách hàng, trực tiếp nhận bộ chứng từ, kiểm tra bộ chứng từ và thực hiện các nghiệp vụ có liên quan, do đó họ tạo nên hình ảnh của Ngân hàng đối với khách hàng.
Nhưng hiệu quả của việc thanh toán lại phụ thuộc rất nhiều vào trình độ am hiểu các kiến thức TTQT của khách hàng khi tiến hành các giao dịch thanh toán tại Ngân hàng, nếu khách hàng có kinh nghiệm và hiểu biết đầy đủ trong lĩnh vực thanh toán quốc tế thì sẽ giúp cho việc thanh toán được tiến hành nhanh chóng, hạn chế được những tranh chấp không đáng có xảy ra sau này từ đó giảm thiểu được rủi ro cho Ngân hàng. Với một Ngân hàng có hệ thống đại lý rộng thì Ngân hàng thương mại đó có điều kiện để thực hiện làm đại lý cho các Ngân hàng đối tác, do đó có thể tăng thu từ việc thực hiện các dịch vụ ủy thác của Ngân hàng đại lý của mình, mở rộng nghiệp vụ TTQT như : trở thành Ngân hàng thu hộ, Ngân hàng bảo lãnh hay Ngân hàng chiết khấu…ngược lại, nếu một Ngân hàng có hệ thống đại lý ít ỏi và hạn chế thì các Ngân hàng rất khó để có thể thực hiện được các nghiệp vụ TTQT của mình một cách thông suốt do các Ngân hàng nước ngoài có thể từ chối thực hiện các giao dịch họ không có quan hệ đại lý trước đó với Ngân hàng đó.
Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm toán theo chương trình công tác kiểm tra, kiểm toán của NHNo&PTNT Việt Nam và kế hoạch của đơn vị, đồng thời phải thực hiện việc tham mưu cho giám đốc trong việc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền, chống tham ô lãng phí, và thực hiện các nhiệm vụ do giám đốc giao. Tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội luôn có sự biến động về tổng số lao động vì luôn có sự luân phiên thay đổi cán bộ tại chi nhánh Nam Hà Nội đi các chi nhánh khác, tuy nhiên sự biến động đó là không đáng kể và luôn có sự bổ sung cán bộ kịp thời từ trụ sở chính cũng như từ các chi nhánh khác tới. Trình độ học vấn, năng lực và kinh nghiệm làm việc của cán bộ công nhân viên của chi nhánh luôn tăng lên qua các năm , do tại chi nhánh và tại trụ sở chính luôn có chính sách khuyến khích cán bộ, công nhân viên của mình học tập nâng cao khả năng, và hàng năm ngân hàng luôn mở nhiều buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm cho cán bộ, nhân viên.
Điều này cho thấy cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng hiện nay có cơ cấu nguồn vốn dài hạn cao nhất, điều này làm tăng tính ổn định của nguồn vốn đáp ứng các nhu cầu cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng, đồng thời tăng tính thanh khoản của Ngân hàng, điều đó cũng cho thấy rằng khách hàng đã nhìn nhận, tin tưởng vào các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng cung cấp. Tỉ lệ nợ của các khách hàng là doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng dư nợ địa phương (lớn hơn 50%), còn tỉ lệ nợ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng như của các hợp tác xã và hộ gia đình chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số nợ.
Để có thể đứng vững trong tình hình canh tranh hiện nay đòi hỏi hệ thống Ngân hàng phải không ngừng đởi mới công nghệ của ngành Ngân hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, để thực hiện được điều này Ngân hàng đã đề ra một số phương hướng để phát triển ngành Ngân hàng nói chung, hoạt động TTQT nói riêng. Đặc biệt là trong tình hình hiện nay, khi các Ngân hàng đang ra sức củng cố hoạt động của mình bằng cách nâng cao chất lượng của các sản phẩm đang cung cấp, phát triển thêm sản phẩm mới, để có đủ sức mạnh cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn lĩnh vực Ngân hàng, chính vì vậy ngân hàng phải có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện. Hiện nay, NHNo Nam Hà Nội cung cấp chủ yếu các phương thức TTQT truyền thống như : chuyển tiền, nhờ thu, L/C, trong khi đó hiện nay trên thị trường tài chính thế giới đang áp dụng nhiều phương thức TTQT khác nữa như : phương thức thanh toán biên mậu, nghiệp vụ tài trợ ngoại thương, bao thanh toán( factoring), mua bán nợ thương mại quốc tế ( forfaiting ).
Cần phải tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng về quy chế, hồ sơ, thủ tục để khách hàng nắm bắt tốt hơn, nhanh hơn và cụ thể hơn các yêu cầu về mặt thủ tục và pháp lý trong thanh toán, giúp cho khách hàng và Ngân hàng tiết kiệm được thời gian, chi phí, đồng thời nâng cao vai trò, uy tín của Ngân hàng với khách hàng.Tư vấn cho khách hàng về vấn đề xem xét hiệu quả của các dự án đầu tư, tư vấn cho khách hàng nên sử dụng phương thức thanh toán nào, thời gian thực hiện khi nào,thực hiện ra sao.sao cho nó là tốt nhất, thuận tiện nhất, tốn ít chi phí và thời gian nhất đối với họ. Hoạt động TTQT là một lĩnh vực rất quan trọng không những đối với hoạt động ngoại thương,mà cả đối với nền kinh tế đất nước nói chung.Trong khi đó, hiện nay hoạt độngTTQT lại phát triển rất mạnh mẽ và phức tạp, nó đòi hỏi phải có sự phối kết hợp không những từ phía các ngân hàng mà còn phải có sự phối hợp của nhà nước để điều chỉnh hoạt động TTQT sao cho nó hoạt động tốt nhất nhằm dáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đất nước.Dưới đây là một số kiến nghị đối với nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động TTQT phát triển hơn nữa.