MỤC LỤC
Chức năng của kênh tiêu thụ thường bao gồm: tiêu thụ, mua, vận chuyển, tồn trữ hàng, thu gom vốn, tiêu chuẩn hoá, chịu các rủi ro và xử lý các thông tin thị trường… Tác dụng của các thành viên thuộc kênh tiêu thụ là làm cho việc chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng trở nên có hiệu quả và tiện lợi hơn. Ngoài ra để khuyến khích sản phẩm của mình trôi chảy trong các kênh tiêu thụ, doanh nghiệp cần phải khuyến khích khách hàng mua nhiều hàng, thông qua việc kết hợp thực hiện nhiều biện pháp như ưu đãi giảm giá dựa trên số lượng tiêu thụ của người mua, bán có kèm theo tặng phẩm, bán chịu trả góp, kèm theo các dịch vụ chuyên chở hay lắp đặt sản phẩm miễn phí, cho xem, cho chọn, cho thử sản phẩm.
Từ đó cùng với ngân quỹ như vậy cho việc tiến hành hoạt động tiêu thụ sản phẩm những công ty sẽ đầu tư hiệu quả hơn vào các hoạt động khác nhằm phát triển thị trường như đầu tư thăm dò các khu vực, địa bàn tỉnh, thành phố, đầu tư vào các chiến dịch quảng cáo, đầu tư cho phát triển hệ thống kênh phân phối… Bên cạnh đó lại nâng cao được năng suất tiêu thụ do sự gọn nhẹ vừa phải của các bộ phận phòng ban, tạo ra sự dễ phối hợp, các quyết định kịp thời cũng như sự linh hoạt trong hoạt động của quá trình tiêu thụ sản phẩm. Tương tự như vậy, hoạt động tiêu thụ sản phẩm cũng được phối hợp chặt chẽ với các hoạt động của các chức năng quan trọng khác như tài chính, khoa học công nghệ, quản trị nguồn nhân lực,…thông qua một loạt các biện pháp về tổ chức, phối hợp sắp xếp phòng ban nhân sự, cơ cấu nguồn lực… Từ đó hoạt động tiêu thụ sản phẩm mới có các cơ sở để tiến hành chức năng, nhiệm vụ của mình.
Công ty tập trung thực hiện các mục tiêu như phương án đã đề ra: Duy trì phát triển ổn định đồng thời tiếp tục xây dựng chiến lược Marketing, chiến lược sản phẩm, xây dựng thương hiệu, tạo lập lại môi trường kinh doanh lành mạnh, an toàn nâng cao hiệu quả cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đồng thời tạo đà cho các năm tiếp theo. Hơn nữa lĩnh vực may xuất khẩu đang chịu nhiều áp lực của phương thức gia công với tính đồng bộ sản xuất kém do công nghiệp phụ trợ trong nước yếu, phụ thuộc nhiều vào nguyên phụ liệu nhập khẩu, hạn chế khả năng đáp ứng nhanh cùng với áp lực về nguồn nhân lực biến động, tạo nên nhiều yếu tố làm năng suất và chất lượng may mặc luôn biến động và chịu áp lực lớn về tiến độ giao hàng.
Chính vì điểm hạn chế này, nên việc sắp xếp công việc cho các bộ phận chuyên trách hoạt động tiêu thụ sản phẩm vẫn còn chưa thực sự thoả đáng, chưa kích thích sự phát triển rộng rãi, mạnh mẽ của Tổng Công ty trong tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là ở thị trường nước ngoài, chưa tạo được sự đột biến trong năng lực cạnh tranh nhằm thúc đẩy xuất khẩu, tạo dựng thương hiệu, uy tín cho Tổng Công ty. Phòng Kinh doanh có chức quản lý hoạt động Marketing tiêu thụ các sản phẩm trong thị trường nội địa, quản lý việc phân phối tiêu thụ sản phẩm ở hệ thống Tổng đại lý và đại lý, quản lý công tác bán hàng thanh lý, hàng phế liệu, hàng chậm luân chuyển, quản lý công tác cung ứng vật tư, giao nhận vận tải trong nước. _ Phó phòng 2 có chức năng, nhiệm vụ: Triển khai công tác Marketing và tiêu thụ sản phẩm may mặc, khăn trong thị trường nội địa, quản lý việc tiêu thụ sản phẩm may mặc và khăn dưới hình thức đại lý, tổ chức triển khai công tác thăm dò nhu cầu thị trường, tổ chức, hướng dẫn trong đơn vị thực hiện các yêu cầu của hệ thống chất lượng ISO9001:2000, hệ thống trách nhiệm xã hội SA8000, WRAP.
Việc nghiên cứu thị trường của Tổng Công ty mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu thị trường để phát triển đại lý và nghiên cứu khách hàng ở mức tương đối đơn giản, chưa đi sâu nghiên cứu tâm lý khách hàng, nghiên cứu về kết cấu địa lý, cơ cấu thị trường, vị trí, sức hút sản phẩm và đặc biệt là chưa nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh. Đối với các khách hàng tiêu dùng trực tiếp cũng được áp dụng hình thức này trong các dịp lễ quan trọng như 30/4, 1/5, tết âm lịch, tết dương lịch… Hiện nay, Tổng Công ty đang có các chương trình khuyến mãi hấp dẫn như lấy hàng có quà tặng trên % doanh thu, tặng khăn kèm theo một sản phẩm dệt may hay năm 2007 có thêm chương trình rút thăm trúng thưởng. _ Kênh phân phối của Tổng Công ty tuy đã phát triển được rất nhiều hệ thông đại lý cùng cửa hàng, người bán buôn, người bán lẻ tuy nhiên kênh phân phối chưa được phân bố đều, thường chỉ tập trung ở một số khu vực, đặc biệt là khu vực Hà Nôi với chủ yếu các hệ thống cửa hàng và đại lý tại đây, vì thế sản phẩm Hanosimex chưa được tiếp thị đến mọi miền đất nước.
Vì vậy, việc nghiên cứu thị trường, phát triển đại lý cửa hàng không được phân tích khoa học về mặt kết cấu, quy mô thị trường, kết cấu địa lý, phân bố dân cư và sức mua, cơ cấu thị trường hiện hữu của Tổng Công ty mà mới chỉ dựa theo cảm tính và khả năng đi đến các khu vực thị trường của đội ngũ nhân viên phòng Kinh doanh.
Công ty tập trung thực hiện các mục tiêu như phương án đó đề ra: Duy trỡ sự phỏt triển ổn định đồng thời tiếp tục xây dựng chiến lược Marketing, chiến lược sản phẩm, xây dựng thương hiệu; tạo lập lại môi trường kinh doanh lành mạnh, an toàn nâng cao hiệu quả cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đồng thời tạo đà cho các năm tiếp theo. Đảm bảo sự phát triển bền vững trong lĩnh vực xuất khẩu, nâng cao toàn diện chất lượng hoạt động xuất khẩu, đặt biệt nâng cao tính chuyên nghiệp trong kinh doanh; Chú trọng hơn nữa hiệu quả các hoạt động xuất khẩu bằng cách đổi mới phương thức kinh doanh, cơ chế điều hành cho phự hợp với tỡnh hỡnh phỏt triển chung của thị trường. Từng bước tiến hành tổ chức lại hoạt động kinh doanh nhập khẩu theo định hướng chuyên sâu với những ngành hàng, mặt hàng phù hợp và có thế mạnh phát triển ngoài những mặt hàng truyền thống trước đây; đẩy mạnh việc tăng trưởng xuất khẩu với việc phát triển kinh doanh nội địa.
_Phát triển hệ thống kinh doanh thiết kế mẫu thời trang mang thương hiệu HANOSIMEX và tiến tới liên kết đưa sản phẩm thời trang vào các hệ thống siờu thị, trung tõm thời trang, mẫu và cỏc trung từm phừn phối sản phẩm hàng hoỏ của ngành và cỏc mặt hàng tự doanh. _ Tập trung sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng chủ lực của Tổng Công ty là sợi, dệt kim, vải Denim, khai thác triệt để khả năng tiêu thụ sản phẩm sợi để đem lại doanh thu cao cho Tổng Công ty, từ đó tiếp tục đầu tư đa dạng hóa các loại sản phẩm và ngành hàng.
Các doanh nghiệp làm hàng gia công xuất khẩu nên áp dụng luôn mức thuế 0% để đỡ mất thời gian cho các doanh nghiệp này trong việc vừa làm thủ tục nộp thuế đầu vào, lại vừa làm thủ tục hoàn thuế đầu ra. Bộ phận xúc tiến thương mại của chính phủ chịu trách nhiệm cung cấp cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp những thông tin chung về thị trường các nước và những điều cần biết về hệ thống pháp luật khi thâm nhập thị trường này. Ngành dệt may cần xây dựng cơ chế cho việc hợp tác, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ giữa Việt Nam và các nước có ngành công nghiệp dệt may phát triển để phục vụ cho lộ trình công nghệ đến năm 2020.
Toàn ngành cần khuyến khích các doanh nghiệp trong ngành đẩy mạnh tỷ lệ xuất khẩu, giảm tỷ lệ nhập khẩu các nguồn nguyên liệu đầu vào bằng cách tập trung vào đầu từ các nguồn nguyên liệu như vải, sợi, các nguyên liệu phụ liệu nhằm thay thế hàng nhập khẩu. Ngành cũng nên tập trung đầu tư cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ nhân lực thực hiện các hoạt động chuyên môn quan trọng của ngành như đội ngũ xúc tiến thương mại, đội ngũ các nhà tạo mẫu thiết kế,….