MỤC LỤC
Việt Nam có đường bờ biển dài trên 3260 km có nhiều vịnh, bãi biển hấp dẫn, nổi tiếng như di sản thế giới vịnh Hạ Long, vịnh Nha Trang, bãi biển Đà Nẵng - một trong 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh được tạp chí Forbes bình chọn, cùng các bãi biển hấp dẫn khác như: Trà cổ, Cửa Lò, Thiên Cầm, Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu..Ngoài ra, nước ta còn có hàng nghìn hòn đảo trong đó có nhiều hòn đảo nổi tiếng: Đảo Phú Quốc, đảo Cát Bà, Côn Đảo. Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, còn nguyên sơ và nền văn hoá - lịch sử lâu đời, đa dạng, giàu bản sắc, người dân cởi mở và thân thiện, Việt Nam có đủ điều kiện để phát triển các loại hình du lịch biển, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch tàu biển và có thể trở thành một trung tâm du lịch tàu biển trong khu vực.
Trong những năm 2001, chỉ tính ở liên minh Châu Âu và các nước Trung Âu đã có 362 cảng biển( chỉ tính những cảng có khối lượng xếp dỡ hàng hoá lớn hơn 1 triệu tấn/năm hoặc vận chuyển hơn 200.000 hành khách /năm).Trong đó, với số lượng 320 cảng biển, các cảng biển của Liên minh Châu Âu luôn là những cảng biển có khối lượng xếp dỡ hàng hoá lớn nhất của châu lục. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và khai thác cảng biển, hiện đại hóa các cảng biển ngoài ra hình thành các các trung tâm xếp dỡ cho tàu chuyên container theo mô hình cảng quốc tế - cảng khu vực - cảng quốc gia, cần đầu tư có trọng điểm các cảng biển lớn có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu phát triển hiện nay.
Những cái tên Chiêm Bất Lao (Cù Lao Chàm), Đại Chiêm Hải Khẩu (Cửa Đại), Cachiam cùng với những tượng đá, giếng gạch và dấu vết nền tháp, đặc biệt trong các di chỉ khảo cổ học với các hiện vật gốm sứ Champa, Ả Rập, Trung Quốc, các đồ trang sức từ Trung Đông, Ấn Độ và nhiều tài liêu, thư tịch cổ Trung Quốc, Ả Rập, Ấn Độ, Ba Tư xác nhận vùng Cửa Đại xưa kia là hải cảng chính của nước Champa. Cảng Thanh Hà ra đời trên phần đất thuộc hai làng cổ Minh Hương ( nay là thôn Minh Thanh) và làng Địa Linh đều thuộc xã Hương Vinh của huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế được xây dựng vào giữa thế kỷ 17 cho đến đầu thế kỷ 19 ( khi chúa Nguyễn cho thương nhân đầu tiên của người Hoa đến định cư, lập phố buôn bán, dần dần hình thành nên phố chợ và cảng thị bên bờ sông Hương, mang tên Thanh Hà). Hệ thống cảng biển Việt Nam rất manh mún, chỉ đóng vai trò trung chuyển, hàng hóa ra vào chính vẫn là qua các cảng Hồng Kông, Cao Hùng (Đài Loan), xingapo..các cảng Hải Phòng, Đà Nẵng và khu vực thành phố Hồ Chí Minh là những cảng quan trọng, đóng vai trò chủ lực trong hệ thống cảng biển Việt Nam, nhưng đều có đặc điểm chung là khu hậu phương rất hẹp và chỉ thực hiện vai trò cơ bản là xếp dỡ hàng hóa.
Cảng biển loại II là cảng biển quan trọng, có quy mô vừa phục vụ cho viêc phát triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phương: Việt Nam có 23 Cảng biển loại II gồm: Cảng biển Mũi Chùa (Quảng Ninh), Cảng biển Diên Điền (Thái Bình), Cảng biển Nam Định, Cảng biển Lệ Môn (Thanh Hóa), Cảng biển Bến Thủy (Nghệ An), Cảng biển Xuân Hải (Hà Tĩnh), Cảng biển Quảng Bình, Cảng biển Cửa Việt (Quảng Trị), Cảng biển Thuận An (Thừa Thiên Huế), Cảng biển Quảng Nam, Cảng biển Sa Kỳ (Quảng Ngãi), Cảng biển Vũng Rô (Phú Yên), Cảng biển Cà Ná (Ninh Thuận), Cảng biển Phú Quý (Bình Thuận), Cảng biển Bình Dương, Cảng biển Đồng Tháp, Cảng biển Mỹ Thới (An Giang), Cảng biển Vĩnh Long, Cảng biển Mỹ Tho (Tiền Giang), Cảng biển Năm Căn (Cà Mau), Cảng biển Hòn Chông, Bình Trị (Kiên Giang), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu). Trước yêu cầu và xu hướng phát triển hàng hải nhiều cảng biển cấp 2 không chỉ thực hiện việc trao đổi hàng hóa trong khu vực mà còn được Nhà nước cho phép trao đổi hàng hóa với khu vực và trên thế giới đưới sự quản lý của địa phương, ví dụ như cảng biển Phú Quý thuộc tỉnh Bình Thuận năm 2007 vừa qua đã được phép tiếp nhận tầu thuyền trong và ngoài nước có trọng tải đến 1000 tấn, ra vào hoạt động bốc xếp hàng hóa và thực hiện các dịch vụ hàng hải khác có liên quan. Nguồn tài nguyên thiên nhiên nơi đây khá phong phú và đa dạng có nhiều triển vọng hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển nhanh và toàn diện các ngành kinh tế biển như: dầu khí, cảng và vận tải biển, hải sản, du lịch..có điều kiện phát triển đồng bộ giao thông đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt..là nơi trung chuyển đi các nơi trong nước và quốc tế, phát triển thương mại và hợp tác đầu tư với nước ngoài.
Mười sáu năm qua kể từ khi dự án cảng biển nước sâu và khu công nghiệp Dung Quất ra đời (từ 1992) đã cho thấy sự thu hút đầu tư và phát triển kinh tế xã hội của miền Trung theo hướng phát triển hệ thống cảng biển trước một bước, kéo theo là sự hình thành các khu công nghiệp, các khu kinh tế và đô thị mới cùng với các dự án đầu tư cực lớn đến nhiều chục tỉ USD là một thực tiễn khách quan và đúng quy luật. Sự ra đời của cảng biển nước sâu và khu công nghiệp Dung Quất đã đặt nền móng cho sự hình thành vùng trọng điểm kinh tế miền Trung kéo dài từ Liên Chiểu (Đà Nẵng) đến Dung Quất (Quảng Ngãi), dẫn đến hình thành khu công nghiệp tổng hợp kéo dài từ Đà Nẵng đến Dung Quất theo hướng bố trí các ngành sản xuất, xuất nhập khẩu có khả năng cạnh tranh, đồng thời hình thành trục hành lang Đụng Tõy thụng qua đường 24 và 14.
Làm cơ sở để xây dựng và phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam theo một quy hoạch tổng thể và thống nhất trên quy mô cả nước, hình thành những trung tâm kết nối cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tại các khu vực và đặc biệt là tại các vùng kinh tế trọng điểm, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật về cảng biển để phục vụ cho việc phát triển kinh tế và đồng thời khẳng định vị trí và ưu thế về kinh tế biển của đất nước đối với khu vực và thế giới, tạo ra những đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng giữa trong nước với nước ngoài. Theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến 2020 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, bắt đầu từ năm 2000, phần lớn các dự án phát triển cảng biển đã được nghiên cứu và triển khai xây dựng đáp ứng tiêu chí cảng biển hiện đại với khu hậu phương rộng lớn và được gắn liền với các khu công nghiệp, khu chế xuất. Trong giai đoạn 2006 -2010, mặc dù Nhà nước sẽ tăng vốn đầu tư toàn xã hội ở mức cao nhưng do phải chi cho nhiều mục địch khác nhau nên vốn đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông vận tải sẽ hạn chế và không tăng tỷ lệ, nguồn vốn ODA tương lai chắc chắn ngày càng giảm, trong khi nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải nói chung và cảng biển nói riêng hiện nay là rất lớn.
Một vấn đề rất quan trọng cần thiết thực hiện để nâng cao năng lực cảng biển là áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin vào công tác quản lý và xếp dỡ hàng hóa, đặc biệt là hàng container, xây dựng mạng intranet, internet đảm bảo chất lượng dòng thông tin trong hoạt động dịch vụ logistics, tham gia công ước FAL 65 " về tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế (1965)", triển khai mã số cảng biển nhằm tạo sự thống nhất về quản lý nhà nước đối với hệ thống cảng biển trong phạm vi cả nước, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính cảng biển, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ hàng, chủ tàu tiết kiệm thời gian, giải phóng tàu nhanh, giảm chi phí vận tải và tăng hiệu quả vốn đầu tư. Trong đó nổi bật là chiến lược tìm kiếm, bảo vệ, khai thác nguồn lợi biển và ven bờ, chiến lược ngành nghề, chiến lược an ninh, chiến lược bảo vệ và làm giàu môi trường biển, chiến lược khoa học công nghệ biển, chiến lược xây dựng nguồn nhân lực, chiến lược hợp tác khu vực và quốc tế, chiến lược quản lý thống nhất biển quốc gia và tổ chức thực hiện chiến lược.