Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ

MỤC LỤC

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÀ PHÊ CHẾ BIẾN

Một số vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh của sản phẩm 1. Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh

    Nếu quy mô và năng lực sản xuất lớn sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra khối lượng sản phẩm lớn hơn, qui mô sản xuất lớn sản xuất càng nhiều sản phẩm thì chi phí cận biên cho sản xuất đơn vị sản phẩm tiếp theo nhỏ dần, và như vậy giá thành đơn vị sản phẩm càng hạ nhờ đó sản phẩm cạnh tranh hơn các đối thủ cạnh tranh khác về giá thành, quy mụ lớn giỳp doanh nghiệp hiểu rừ khỏch hàng từ đú sản phẩm cú thể chiếm lĩnh và khẳng định chỗ đứng trên nhiều thị trường khác nhau, giảm thiểu sự xâm nhập của đối thủ cạnh tranh khác. Nếu doanh thu và chi phí để sản xuất ra sản phẩm đều tăng lên qua các năm nhưng tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí tức tồn tại khả năng duy trì và tăng thêm về lợi nhuận thì hoạt động sản xuất và kinh doanh vẫn được đánh giá là tốt, doanh nghiệp đã biết phân bổ và sử dụng hợp lý yếu tố chi phí, bởi một phần chi phí tăng thêm đó được doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh, đầu tư mua sắm trang thiết bị và xây dựng cơ sở hạ tầng…Một sản phẩm có khả năng tăng cao và duy trì doanh thu, lợi nhuận thì đồng nghĩa năng lực cạnh tranh của sản phẩm đó cao hơn và ngược lại.

    Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến xuất khẩu của một số nước trên thế giới

      Thị trường Hoa Kỳ là một thị trường lớn đầy tiềm năng nhưng là một môi trường cạnh tranh khắc nghiệt với nhiều đối thủ cạnh tranh lớn, không thiếu những khó khăn thách thức thậm chí rủi ro nên cần có những nghiên cứu cụ thể để có những chính sách hợp lý khi xuất khẩu hợp lý sang thị trường này. Tuy nhiên, những kinh nghiệm đó được học hỏi và sử dụng đến đâu cho chính Việt Nam khi Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến sang thị trường Hoa Kỳ để nó trở thành những bài học thực sự bổ ích và có ý nghĩa thì chúng ta cần thiết phải nắm được thực tế năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam xuất khẩu trên thị trường Hoa Kỳ.

      THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÀ PHÊ CHẾ BIẾN VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

      Giới thiệu chung về cà phê chế biến của Việt Nam

        Như vậy ta có thể thấy cùng với việc đầu tư xây dựng thêm nhiều nhà máy mới thì các doanh nghiệp vẫn đang cố gắng tìm tòi đổi mới kĩ thuật, áp dụng công nghệ mới tiên tiến để đa dạng hóa sản phẩm, không ngừng đổi mới mẫu mã nâng cao chất lượng cũng như tìm ra những lối đi mới cho riêng mình để đáp ứng tốt nhu cầu trong nước và nhằm mục tiêu dài hạn hơn là phục vụ cho việc xuất khẩu. Dựa trên lợi thế về chất lượng sản phẩm, giá, uy tín, thương hiệu các sản phẩm hoà tan, Vinacafe Biên Hoà sẽ đầu tư mở rộng quy mô nhà máy chế biến cà phê hoà tan với công suất 3.200 tấn sản phẩm/năm, tổng mức đầu tư khoảng 400 tỷ đồng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước (sản lượng xuất khẩu cà phê chế biến sâu đạt từ 45 – 50%).

        Bảng 2.1: Tình hình sản xuất và kinh doanh Vinacafe Biên hòa
        Bảng 2.1: Tình hình sản xuất và kinh doanh Vinacafe Biên hòa

        Thực trạng năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ

          Chính vì vậy dù có những sự khác biệt đặc thù của từng doanh nghiệp nhưng bản thân các doanh nghiệp sản xuất và chế biến cà phê của Việt Nam cần thiết phải hiểu được những nhân tố ảnh hưởng và tác động tới khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam để từ đó có thể tìm ra những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho cà phê chế biến khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Ra nhập WTO cũng có nghĩa là các sản phẩm hàng hóa dịch vụ của Việt Nam nói chung và các sản phẩm cà phê chế biến nói riêng khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ cũng sẽ phải chấp nhận sự cạnh tranh khắc nghiệt hơn trong một môi trường kinh doanh quốc tế sẽ tạo ra những cơ hội, tiềm năng nhưng cũng không ít những khó khăn thách thức cho các sản phẩm khi phải cạnh tranh trên thị trường rộng lớn hơn. Từ cà phê nhân qua quá trình chế biến công nghiệp sẽ cho ta các sản phẩm cà phê tinh chế như là cà phê rang xay pha phin (cà phê bột) hay các sản phẩm cà phê hoà tan, cà phê sữa..Không kể tới công nghệ chế biến thì chất lượng cà phê chế biến xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của cà phê nhân được doanh nghiệp thu mua làm nguyên nhiên liệu cho quá trình chế biến.

          Như vậy, mặc dù Hoa Kỳ thực sự là một thị trường đầy tiềm năng cho các sản phẩm cà phê chế biến của Việt Nam có thể tìm được cơ hội phát triển nhưng để nâng cao được năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm cà phê Việt thì đòi hỏi sự cố gắng không chỉ của bản thân các doanh nghiệp mà còn phải bao gồm cả người nông dân lẫn sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và hiệp hội cà phê Việt Nam.

          Bảng 2.2: Điều tra về mức độ quan tâm
          Bảng 2.2: Điều tra về mức độ quan tâm

          TRÊN THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

          Định hướng, mục tiêu phát triển của cà phê chế biến Việt Nam (đến 2015) 1. Định hướng

            Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam vừa được Bộ Nụng nghiệp và Phỏt triển nụng thụn ban hành cũng nờu rừ: Toàn ngành sẽ điều chỉnh cơ cấu sản phẩm theo hướng tăng tỷ lệ xuất khẩu cà phê sang các thị trường cao cấp, phát triển mạnh cà phê hòa tan, cà phê rang xay, nâng mức chế biến sâu các sản phẩm cà phê đạt 20% vào năm 2015 và 30% vào năm 2020. Đồng thời cũng phấn đấu đến 2015 đưa vào hoạt động một đến hai sàn giao dịch cà phê tại Tây Nguyên hay TP.Hồ Chí Minh, trong đó 50-70% sản lượng cà phê Việt Nam tham gia giao dịch tại các sàn giao dịch quốc tế có chất lượng cao.

            Một số lưu ý khi xuất khẩu cà phê chế biến vào thị trường Hoa Kỳ

              Hoa Kỳ là nước nhập khẩu lớn nhất các mặt hàng có hàm lượng lao động cao như dệt may, giày dép…Có thể thấy Hoa Kỳ là nước đi đầu trong quá trình quốc tế hóa kinh tế toàn cầu và thúc đẩy tự do hoá thương mại phát triển bởi vì việc mở rộng sản xuất hàng hoá và dịch vụ để xuất khẩu ra thị trường toàn cầu là một trong những yếu tố cơ bản cho sự tăng trưởng kinh tế Mỹ. Khi xuất khẩu vào Mỹ, muốn được hưởng thuế suất ưu đãi theo nước xuất xứ, luật Mỹ quy định trên sản phẩm phải ghi nhãn của nước xuất xứ và chỉ bắt buộc với sản phẩm hoàn chỉnh, khi nhập vào Mỹ có thể bán thẳng cho người tiêu dùng, đồng thời hàng hoá gốc từ Mỹ khi chuyển sang nước khác để gia công, sắp xếp lại và đóng gói khi nhập khẩu trở lại Mỹ sẽ không phải đóng thuế nhập khẩu cho phần nguyên liệu có nguồn gốc từ Mỹ.

              Bảng 3.2: Kim ngạch thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ  năm 2008-2009
              Bảng 3.2: Kim ngạch thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ năm 2008-2009

              Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ

                Một hạn chế của các doanh nghiệp cà phê Việt Nam là chưa tập trung trong việc sản xuất, quá trình thu mua cà phê nhân lại nhỏ lẻ, manh mún khiến doanh nghiệp mất nhiều chi phí hơn cho việc quản lý, thu mua…dẫn đến giảm đi khả năng đầu tư cho các công đoạn sau của quá trình sản xuất và chế biến như công nghệ, máy móc hiện đại, công tác R&D…Tổ chức chuyển giao đến nông dân trồng cà phê những yêu cầu kỹ thuật đối với các khâu chăm sóc vườn cây, thu hái, chế biến; nên tổ chức nông dân cà phê dưới các hình thức nhóm hộ, câu lạc bộ, hợp tác xã dịch vụ để có điều kiện chuyển giao kỹ thuật hiệu quả..Cùng với việc đầu tư xây dựng thêm nhiều nhà máy mới thì các doanh nghiệp cần tích cực hơn nữa trong việc đổi mới kĩ thuật, áp dụng công nghệ mới tiên tiến để đa dạng hóa sản phẩm, không ngừng đổi mới mẫu mã nâng cao chất lượng để đáp ứng tốt nhu cầu trong nước và nhằm mục tiêu dài hạn hơn là phục vụ cho việc xuất khẩu. Tuy nhiên thì các doanh nghiệp cần có chính sách Marketing, quảng cáo hợp lý, cũng như các công tác bảo hộ thương hiệu, kiểm soát hệ thống quán nhượng quyền chặt chẽ hơn nữa để khẳng định tên tuổi, thương hiệu sản phẩm không chỉ trên thị trường nội địa mà cả những thị trường lớn khác trên thế giới như Đức, Hoa Kỳ…Khi thương hiệu của các doanh nghiệp chế biến cà phê được khẳng định và người tiêu dùng biết đến với uy tín về chất lượng, hương vị riêng vốn có…thì thương hiệu cà phê Việt Nam cũng sẽ dần được khẳng định trong lòng của không chỉ những người yêu cà phê Việt mà còn của người tiêu dùng trên toàn thế giới.