MỤC LỤC
Mỗi địa phương tham gia vào liên kết kinh tế xuất phát từ mục tiêu trực tiếp là đem lại lơi ích kinh tế -xã hội cho chính địa phương mình, trên cơ sở đó địa phương tự nguyện cách thỏa thuận phối hợp.Tham gia liên kết kinh tế chỉ là một trong số nhiều giải pháp để thực hiện mục tiêu tổng quát của mỗi tỉnh. Phát triển hoạt động liên kết kinh tế, các địa phương phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn phấn đấu.Kết hợp liên kết kinh tế trong tỉnh với liên kết, liên doanh với các địa phương trong vùng khác bằng nhiều hình thức thích hợp để phát huy có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước.Tăng cường khả năng cạnh tranh và nhanh chóng hòa nhập của các doanh nghiệp trong tỉnh vào đời sống kinh tế vùng và toàn quốc.Chống khuynh hướng không lành mạnh, quá nhấn mạnh liên kết kinh tế với nước ngoài mà không chú ý thích đáng đến phát triển liên kết kinh tế trong vùng và ngược lai.
Liên kết trong huy động vốn đầu tư phát triển: Các Bộ ngành và các địa phương cùng phối hợp trong xúc tiến đầu tư và huy động vốn đầu tư (nhất là vốn FDI, ODA) trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội và kế hoạch huy động vốn đầu tư FDI,ODA và có sự phối hợp giữa các địa phương trong các vùng kinh tế.Phối hợp cùng huy động vốn đầu tư tư nhân và các doanh nghiệp vào đầu tư tại các địa phương trong các vung kinh tế trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội của địa phương và vào những lĩnh vực khuyến khích đầu tư với cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư trong Luật đầu tư và luật doanh nghiệp. Liên kết trong đầu tư phát triển: Đối với những công trình dự án có liên quan đến nhiều địa phương thuộc các lĩnh vực chủ yếu như: Xử lý nước thải, chất thải rắn, nhất là chất thải rắn nguy hại; phát triển các hải cảng biển sân bay; Triển khai xây dựng đường giao thông kết nối, đường cao tốc, xây dựng và phát triển trung tâm đào tạo chất lượng cao, hệ thống mạng lưới trường dạy nghề; Phát triển hệ thống trung tâm y tế chất lượng cao phối hợp theo nguyên tắc cùng đầu tư trên cơ sở kế hoạch cụ thể của các Bộ ngành chủ quản, thông qua thỏa thuận, hợp tác và phối hợp giưã các Bộ ngành và địa phương.
Nội dung liờn kết này nhằm phõn định rừ chức năng quản lý ngành và chức năng quản lý của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý vùng(nếu có), tránh sự mâu thuẫn, chồng chéo trùng lặp gây khó dễ cho quá trình phát triển. Tuy nhiên hình thức này có nhược điểm là công tác liên kết giữa các tỉnh là nhiệm vụ vô cùng nặng nề lại đặt lên vai trung ương vốn đã quá tải, dẫn đến tình trạng thiếu thống nhất giữa các kế hoạch phát triển của cỏc tỉnh.
Cụ thể tham gia vào quá trình phối hợp này có các cơ quan nhà nước cấp dưới, trung tâm quy hoạch Nhật Bản, trung tâm xúc tiến đưa công nghiệp vào nông thôn, trung tâm thông tin doanh nghiệp, chi nhánh của các Bộ, ngành tại địa phương, các tổ chức chính quyền địa phương như: tỉnh, thành phố, thị xã, huyện..và các cơ quan khác ở địa phương như: trung tâm phát triển khu vực, phòng thương mại và công nghiệp, giao dịch kỹ thuật. Hiện nay, vấn đề liên kết kinh tế được đặc biệt quan tâm ngay cả những vùng kinh tế không phải vùng kinh tế trọng điểm.Tại vùng châu thổ sông Mêkông có nhiều ý kiến cho rằng nên xem tam giác kinh tế trọng điểm Cà Mau- Cần Thơ- Kiên Giang là đòn bẩy cho sự phát triển vùng.Vùng này rất gần với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cho phép mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, nguồn nhân lực và tiếp cận công nghệ mới.
Quỹ đất có khả năng sử dụng cho nông nghiệp, lâm nghiệp nhìn chung không thuộc loại xấu và có thể được khoảng 5 triệu ha (trong đó nông nghiệp khoảng một triệu ha, lâm nghiệp 4 triệu ha), hiện đã sử dụng 2,7 triệu ha, chiếm 54% so với tiềm năng hàng ngàn ha để phát triển các khu, cụm công nghiệp và hình thành các khu đô thị mới. Trên lãnh thổ Đông Bắc có những sông lớn chảy qua là hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, Kỳ Cùng, sông Cầu..ngoài ra còn nhiều sông nhỏ ven biển Quảng Ninh..tạo điều kiện thuận lợi khai thác nguồn nước và phát triển giao thông phục vụ sản xuất và đời sống; ở nhiều khu vực nguồn nước ngầm tương đối khá.
Phú Thọ lại không xa các khu công nghiệp lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương nên việc mở rộng liên doanh liên kết với các địa phương trên dể phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khóang sản hiện nay đều phân bố ở khu vực phía Tây của tỉnh (hữu ngạn sông Hồng) đang có hạ tầng yếu kém, nhất là giao thông nên việc đẩy mạnh khai thác trước mắt sẽ là khó khăn. Động Mường Vi: Động Mường Vi hay còn gọi là động Thủy Tiên là một quần thể hang động lớn (thuộc xã Mường Vi - huyện Bát Xát – cách thị xã Lào Cai hơn 30 km) bao gồm 4 động chính: Nà Rin, động thấp, động gió và động trên.Quần thể hang động Mường Vi không chỉ đẹp mà còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa dân gian, đã và đang thu hút khách tham quan du lịch tới chiêm ngưỡng và tìm hiểu.
Trong vùng trung du miền núi phía Bắc, ngoài các thành phố, thị xã của các địa phương còn các địa phương khác vẫn ở trình độ phát triển lạc hậu, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.Tuy có những nơi công nghiệp phát triển sớm (như Quảng Ninh, Việt Trì,Thái Nguyên) nhưng nhìn chung ở phần lớn lãnh thổ của vùng công nghiệp chưa phát triển. Mặt khác do địa hình vùng Đông Bắc núi cao, chia cắt phức tạp, đất đai bị chia cắt manh mún, không liền khoảnh, gây khó khăn cho việc hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn.Việc đi lại của dân cư và giao lưu kinh tế giữa vùng này với vùng khác, đặc biệt là giữa các địa phương trong vùng, nhất là ở vùng cao gặp nhiều khó khăn.
Trong sản xuất nông, lâm nghiệp: cả ba tỉnh không ngừng đẩy mạnh sản xuất cây lương thực, thực phẩm theo hướng thâm canh cao và mở rộng diện tích ở những nơi có điều kiện thuận lợi.Tập trung phát triển toàn diện cả lúa, ngô, và cây mầu để đảm bảo an ninh lương thực.Cây công nghiệp chủ yếu ở vùng là cây chè, tuy cả ba tỉnh nhất là Phú Thọ và Yên Bái đều có diện tích trồng chè lớn và có các nhà máy sản xuất chè như công ty chè Phú Đa ở Thanh Sơn (Phú Thọ), sản lượng chè búp tươi ở Yên Bái năm 2005 đạt 60 nghìn tấn, Lào Cai đạt 6 nghìn tấn. Ở Phú Thọ,tài nguyên rừng được phát triển và bảo vệ tốt hơn, hình thành được vùng nguyên liệu giấy trên 30 nghìn ha phân bố ở 10 huyện, mỗi năm cung cấp cho nhà máy giấy Bãi Bằng từ 5- 6 nghìn tấn nguyên liệu.Còn về chăn nuôi gia súc gia cầm ở các tỉnh cũng có sự liên kết nhưng mới chỉ liên kết giữa các địa phương trong tỉnh với nhau như ở Phú Thọ đã hình thành vùng nuôi lợn xuất khẩu tập trung ở Việt Trì, Phù Ninh và Lâm Thao, ở Yên Bái dự tính cuối năm nay sẽ hình thành hợp tác xã chăn nuôi bò thịt ở Trạm Tấu và Văn Chấn.
Liên kết phát triển kinh tế giữa các địa phương phải phù hợp quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, do vậy quá trình liên kết, các nội dung vừa phải mang tính hợp tác với tư cách là các tỉnh anh em, vừa bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh với tư cách là các chủ thể trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh để thúc đẩy nhau cùng phát triển, trong hợp tác không hề thủ tiêu cạnh tranh.Cạnh tranh đồng thời vẫn mang tính hỗ trợ nhau cùng phát triển để bảo đảm lợi ích chung của toàn vùng. Bảo đảm khai thác, phân bổ các tiềm năng nguồn lực hợp lý giữa các địa phương: xây dựng đồng bộ và thống nhất hệ thống kết cấu hạ tầng, hạn chế sự đầu tư trùng lặp, lãng phí, bảo đảm sự phát triển và hiệu quả trong sử dụng các tiềm năng nguồn lực của mỗi địa phương và toàn vùng thông qua cung cấp thông tin, trao đổi kế hoạch và phối hợp đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, xây dựng vùng nguyên liệu; liên kết trong tiêu thụ và cung cấp sản phẩm; tạo điều kiện thuận lợi, ưu đãi các nhà đầu tư của các địa phương đầu tư phát triển sản xuất trên địa bàn của nhau (ví dụ đầu tư phát triển trang trại, làng nghề, khu du lịch, nhà nghỉ, các nhà máy và cơ sở sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ..).
Dự kiến hướng hợp tác đối với những sản phẩm như sau: khai thác vật liệu xây dựng truyền thống (cát, sỏi, đất sét..),sản xuất các loại vật liệu xây dựng thông dụng mà chủ yếu là gạch xây và gạch ốp lát, gạch trang trí, sản xuất các loại cấu kiện bê tông, bê tông thương phẩm, sản xuất một số chi tiết của thiết bị vệ sinh và một số vật liệu cao cấp khác. Phương hướng liên kết phát triển du lịch và dịch vụ. Hoạt động du lịch mang tính liên vùng, liên ngành và xã hội hóa cao. Do tính xã hội hóa cao của hoạt động du lịch nên việc liên kết hợp tác giữa các địa phương trong vùng không những là chủ trương khai thác nội lực mà còn là yêu cầu khách quan của hoạt động này. a)Liên kết trong đầu tư xây dựng các điểm, khu du lịch (bao gồm các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử, các điểm văn hóa..) nhằm góp phần giữ gìn tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, đồng thời tạo ra các sản phẩm du lịch mới, hiện đại, hấp dẫn góp phần đẩy ngành du lịch toàn vùng phát triển mạnh. + Đối với đường thuỷ: Duyệt dự án khả thi đầu tư nâng cấp toàn tuyến sông Hồng (Việt Trì- Yên Bái – Lào Cai). Xây dựng các bến cảng: Hồ Thác Bà, Mậu A, Văn Phú. Ở Lào Cai đoạn đường sông Hồng từ Lào Cai – Yên Bái khả năng vận tải vẫn ở quy mô nhỏ, dự kiến giai đoạn 2006-2010 sẽ nghiên cứu xây dựng một cảng trên sông Hồng thuộc địa phận Lào Cai. c)Liên kết trong lĩnh vực sản xuất lắp ráp các thiết bị và phương tiện giao thông vận tải.
Hiện nay, chúng ta đã và đang triển khai xây dựng hệ thống quy hoạch tổng thể kinh tế -xã hội, quy hoạch các vùng kinh tế trọng điểm và 6 vùng kinh tế lớn trong đó có vùng trung du miền núi phía Bắc.Tuy nhiên, các quy hoạch tổng thể kinh tế -xã hội nói chung và các quy hoạch vùng, quy hoạch phát triển địa phương nói riêng thường được xây dựng trong một khoảng thời gian nhất định(thông thường là khoảng 5 hay 10 năm). Khi nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch cần phải lấy ý kiến rộng rãi của các Bộ, ngành, địa phương về những vấn đề có liên quan như: đánh giá tiềm năng của từng ngành, từng tỉnh trong phạm vi vùng; xác định lợi ích chung, lợi ích trước mắt và lâu dài; tạo điều kiện phát triển hài hòa giữa các ngành, các địa phương trong vùng, tận dụng lợi thế để nâng cao hiệu quả kinh tế, phối hợp sử dụng các nguồn lực, sử dụng cơ sở hạ tầng chung, liên doanh, liên kết trong sản xuất.
Trong thời gian tới, vùng cần có hướng tăng cường hoạt động của các công ty này nhằm tăng cường hợp tác, phát triển năng lực kinh doanh cho các dvị thành viên, cần nghiên cứu tìm hướng liên danh, liên kết, sáp nhập thêm đơn vị vào các tổng công ty có sẵn nhằm củng cố thêm loại hình kinh doanh này trong một số lĩnh vực có tiềm năng như dệt may, giầy dự án, Bưu chính viễn thông, du lịch, công nghiệp chế biến. Trong thời gian tới vùng trung du miền núi phía Bắc cũng như cả nước càn hình thành một số mô hình công ty mẹ - công ty con theo một trong hai phương thức sau: Thứ nhất dựa vào một số Tổng công ty 91 có quy mô tương đối lớn, có trình độ quản lý cao, được trang bị thiết bị khá, lại có sự lao động liên kết với nhìeu đối tá trong và ngòai nước: Thành lập tập đòan kinh tế từ những doanh nghiệp, công ty hiện có và sẽ có, kể cả những thành phần kinh tế khác.