MỤC LỤC
Mô hình của Oaxaca cho thấy: lao động nam luôn có khởi điểm thuận lợi hơn (được trả lương cao hơn phụ nữ) và thường được trả nhiều hơn khi có thêm một năm học vấn. Kết quả vẫn tương tự khi mở rộng với các biến về tuổi, số năm tham gia thị trường lao động, địa phương người lao động sinh sống. Tại Việt Nam, mặc dù các chỉ số về phát triển con người đã được cải thiện đáng kể nhưng sự phân biệt đối xử giới tính trên thị trường lao động vẫn tồn tại ở một mức độ nhất định. Do đó, sự di cƣ giữa các vùng miền tại Việt Nam không thể bỏ qua sự khác biệt về giới tính. biệt là nguồn kiều hối gởi về) đến đời sống của người thân, quê hương của người di cư. Kết quả nghiên cứu này cho thấy người di cư thường gặp khó khăn về nhà ở như khả năng sở hữu nhà thấp, không ổn định nơi ở (do phải thay đổi địa điểm thuê mướn thường xuyên), độ ổn định trong công việc không cao, mức thu nhập có tăng lên so với nơi ở trước khi di chuyển (trong đó, nam có thu nhập cao hơn nữ) nhưng vẫn thấp hơn người không thực hiện di cư, khả năng tìm kiếm việc làm không quá khó khăn đặc biệt là trong khu vực tƣ nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khoảng trên 50% lao động di cư được ký hợp đồng lao động (tùy thuộc vào giới tính, số di cƣ nữ có hợp đồng chính thức nhiều hơn) và hầu hết đều hài lòng sau khi di cư, nhất là đối với người di cư nữ.
Để xem xét cụ thể tình hình di cƣ các tỉnh còn lại, không tính các tỉnh thành có số lƣợng di cƣ đến quá lớn, Hình 4 và 5 xem xét sự phân bố di cư ở các địa phương còn lại (không tính các Hà Nội, Bình Dương và TPHCM). Các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng Sông Cửu long có sự phân tán ổn định hơn nhƣng hầu hết đều là di cƣ đi, Đồng Tháp là nơi có số di cƣ nữ đi nhiều nhất, trong khi đó, chỉ riêng duy nhất Kiên Giang là có số di cƣ nam đến.
Tuy vậy, cũng không thể loại trừ quan điểm : chính sản lƣợng sản xuất nông nghiệp tăng lên làm tăng nhu cầu lao động trong lĩnh vực này, mà khu vực sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam chủ yếu dùng lao động thủ công, lao động tay chân là chính do đó khi sản lƣợng nông nghiệp tăng sẽ thu hút nhiều lao động từ các nơi khác đến. Theo quan điểm người thực hiện đề tài này, biến số Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đại diện hơn cho mức thu nhập của người dân tại khu vực nông thôn và do đó, đối với những tỉnh thành có mức thu nhập bình quân từ nông thôn thấp, số người di cư từ nông thôn địa phương này sang nông thôn/thành thị địa phương khác sẽ tăng lên. Qui mô hoạt động của các doanh nghiệp khu vực này ở mức nhỏ và vừa, yêu cầu lao động không đòi hỏi quá cao (đặc biệt là về giấy tờ, hồ sơ), chi phí để tìm việc trong khu vực này thấp, vì thế việc làm trong khu vực này sẽ thu hút nhiều người lao động tìm đến, trong đó có không ít là dân di cƣ.
Mang tính chất được bao cấp và hoạt động từ nguồn vốn Nhà nước, các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực Nhà nước vẫn phải theo đường lối phát triển kinh tế do Nhà nước đề ra nhằm thực hiện các mục tiêu ổn định kinh tế, xã hội, chính trị bên cạnh yếu tố lợi nhuận. Nhờ mức độ ổn định trong hệ thống an ninh chính trị, cơ cấu dân số trẻ, tầng lớp dân chúng có thu nhập trung bình và cao ở Việt Nam gia tăng nhanh cộng với nền kinh tế phát triển gia tăng hàng năm, Việt Nam là một trong những nơi phát triển mạng lưới và hệ thống bán lẻ nhanh nhất thế giới.
Các phân tích thống kê mô mô tả tổng quát sự phân bố của mẫu dữ liệu GDP bình quân của 64 tỉnh thành và mẫu dữ liệu GDP bình quân của 63 tỉnh thành (không tính Bà Rịa – Vũng Tàu) tại Bảng 8 cho thấy khi có Bà Rịa – Vũng Tàu, cỏc hệ số Kurtosis và Skewness bị thay đổi rừ rệt, đặc biệt là Kurtosis19. Quảng Ngãi, nơi nhà máy lọc dầu Dung Quất chuẩn bị đi vào hoạt động cũng sẽ có hiện tƣợng tương tự trong tương lai, vì giá trị sản xuất công nghiệp của nhà máy này không hoàn toàn thuộc về toàn bộ người dân ở Quảng Ngãi mà phần lớn sẽ được tính vào GDP quốc gia. Kết quả phân tích tương quan giữa các biến độc lập trong Bảng 10 cho thấy, các hệ số tương quan giữa biến GDPPerMean với IndustrialSPerMean và IndustrialOoSPerMean; GoodSerVPerMean và IndustrialSPerMean; giữa hai biến đại diện cho chất lƣợng y tế là MedicNPerMean và MedicBedNPerMean cao hơn 0.720.
Vì vậy, trong mô hình, khi có sự xuất hiện đồng thời của các cặp biến số trên sẽ đƣợc kiểm tra hiện tƣợng đa cộng tuyến một cách kỹ lƣỡng hơn hoặc chỉ cho phép xuất hiện một trong hai biến của những cặp biến số trên nhằm phòng ngừa hiện tƣợng đa cộng tuyến xảy ra, đảm bảo tính chính xác của mô hình hồi quy. Theo kết quả hồi quy trong Bảng 12 đối với biến phụ thuộc Số người di cư nữ, hệ số bê ta của biến Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực ngoài nhà nước bình quân (IndustrialOoSPerMean) không còn ở mức ý nghĩa < 10% nữa, thay vào đó là biến giả theo vùng địa lý của vùng Đông Nam Bộ (Region7).
Nếu điều này đúng sẽ là một minh chứng khác cho sự không hiệu quả của khu vực này trong việc giải quyết vấn đề lao động bên cạnh hiệu quả sử dụng nguồn vốn Nhà nước vẫn còn gặp nhiều tranh cãi.Tuy nhiên, vấn đề này cần đòi hỏi những nghiên cứu sâu hơn và không phải là mục tiêu giải quyết của đề tài này. Nhưng sự ảnh hưởng thể hiện rừ ràng ở mô hình di cƣ nam và ít thấy hơn ở nữ (chỉ có hệ số bê ta của biến IndustrialOoSPerMean có ý nghĩa thống kê trong mô hình cuối cùng của Nam), có thể người di cư nam có nhiều cơ hội hơn ở các khu công nghiệp, khu chế xuất và họ cũng dành nhiều sự quan tâm đến việc làm trong khu vực này, trong khi di cƣ nữ có nhiều lựa chọn hơn không chỉ nằm trong khu vực ngoài nhà nước mà có thể tìm các công việc khác như bán hàng, tiếp thị, giúp việc nhà,…Tổng cục Thống kê(2004) cho thấy: trong số di cƣ nam thì số lƣợng đi học chiếm nhiều hơn còn di cƣ nữ thì tham gia các công việc hộ gia đình nhiều hơn24. Hệ số bê ta của biến Region7 không xuất hiện trong mô hình của nam cho thấy người di cư nam có nhiều lựa chọn cho điểm đến hơn (chỉ cần nơi đó có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong khu vực ngoài nhà nước như phân tích ở trên) thay vì chỉ tập trung vào khu vực Đông Nam bộ, trong khi khu vực này lại có nhiều nhà máy gia công, chế biến đòi hỏi nhiều lao động nữ nhƣ may mặc, giày dép, gỗ, … hoặc tạo ra nhiều công việc hộ gia đình hơn.
Nghiên cứu về việc làm của Minh Yến26 từ Viện Kinh tế TPHCM, thực hiện trên số liệu thống kê của bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cũng cho kết quả tương tự khi xác nhận số lao động di cư ra khỏi vùng lãnh thổ để kiếm việc làm nơi khác thấp nhất ở Tây Nguyên (0,7%) và Tây Bắc (0,1%). - Các địa phương ở khu vực Tây Nguyên (Dak Lak, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Nông, Lâm Đồng) và Tây Bắc (Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, Điện Biên) có những dự án thủy điện lớn thu hút nhiều lao động tập trung trong một khoảng thời gian dài (mỗi dự án thủy điện thực hiện từ 3 đến 4 năm).
Đối với câu hỏi số 3 về sự khác biệt trong di cƣ giữa các vùng địa lý trong cả nước, kết quả hồi quy cho thấy các địa phương thuộc vùng Đông Nam bộ có số di cư đến nhiều hơn so với các địa phương ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Ngược lại, khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên, những nơi có tỉ lệ hộ nghèo cao nhất trong cả nước lại có số di cư đến cao hơn khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Có thể số người nghèo tại các địa phương ở khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên chỉ tập trung di cư nội tỉnh (từ nông thôn lên thành thị) thay vì đi các tỉnh thành khác.
Một nguyên nhân khác, có thể các dự án kinh tế lớn tận dụng đặc tính địa chất của khu vực này nhƣ các thủy điện đƣợc xây dựng đã thu hút đáng kể lao động di cƣ. Tuy nhiên, các lý giải này cần một số tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về di cƣ tại các địa phương khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên.