MỤC LỤC
• Những phát hiện về sai sót tài khoản, chức năng hoạt động của hệ thống KSNB, hệ thống thông tin và có thể là tính khách quan của Ban Giám đốc, năng lực của đội ngũ nhân viên. • Cần cân nhắc tính trọng yếu của chênh lệch KT này trong cơ sở dẫn liệu báo cáo tài chính về một mục tiêu kiểm toán. • Cân nhắc ảnh hưởng của chênh lệch này đối với tình hình kinh doanh của khách hàng. Các loại chênh lệch kiểm toán: Được phân loại theo kỳ quyết toán chênh lệch của nằm trước và chênh lệch của năm nay. • Chênh lệch năm nay có thể bao gồm:. 1) Chênh lệch KT do không thống nhất về giá trị. 2) Cách phân loại, trình bày. 3) Thuyết minh những khoản mục hay tổng số trong báo cáo tài chính và chênh lệch do những lỗi hay sai sốt được phát hiện. => Là những chênh lệch đã được lượng hoá. • Chênh lệch năm trước. 1) Những chênh lệch năm trước được điều chỉnh trong năm nay. 2) Những chênh lệch nhất quán giữa các năm gây ảnh hưởng lên BCĐKT và không có hoặc rất ít ảnh hưởng tới BCKQKD. 3) Những chênh lệch có thể làm tăng thêm một số sai sót mới trong BCKQKD năm nay. 4) Những chênh lệch luỹ kế trong BCĐKT. • Nếu nghi ngờ là sai phạm trọng yếu:cần thực hiện những thủ tục KT khác hoặc những thủ tục KT bổ sung thích hợp. • Nếu sai phạm có ý bóp mép BCTC thì cần cân nhắc lại các mục tiêu KT đối với các cơ sở dẫn liệu khác của BCTC có thể bị ảnh hưởng.
• Nếu vi phạm được khẳng định, KTV phải đảm bảo rằng sai sót đó đã ảnh hưởng đến BCTC và cần có đầy đủ các thuyết minh cần thiết. • Nếu vi phạm chưa được khẳng định hoặc xoá bỏ được mối nghi ngờ về sai phạm thì KTV cần cân nhắc tới. • Phát hiện một số điểm yếu quan trọng hoặc một khía cạnh cần phải báo cáo về hệ thống KSNB.
• Tin rằng tồn tại sai phạm thậm chí có ảnh hưởng không trọng yếu đối với BCTC. * Chú ý: Với những chênh lệch kiểm toán không được sửa đổi: Cần lập tóm tắt tính trọng yếu của những chênh lệch này và xét khả năng ảnh hưởng của chúng đến BCTC.
• Quá trình kinh doanh là quá trình diễn ra liên tục qua các giai đoạn => phản ánh sự tuần hoàn của vốn trong doanh nghiệp. Do đó, giai đoạn của quá trình kinh doanh có mối quan hệ chặt chẽ (Đầu ra của giai đoạn trước là đầu vào của giai đoạn sau). Vì vậy, khi thực hiện kiểm toán các giai đoạn của quá trình kinh doanh đòi hỏi phải tiến hành kết hợp các giai đoạn với nhau để thuận tiện cho việc xác định số liệu và tiến hành kiểm tra theo dòng chảy nghiệp vụ.
Vì vậy, hướng tới hai mặt của quá trình kinh doanh là chi phí và kết quả trong các giai đoạn => định hướng quá trình kiểm toán đối với từng giai đoạn. • Trong giai đoạn cung ứng, chi phí bao gồm giá mua vật tư, hàng hóa và các chi phí về thu mua. • Trong giai đoạn cung ứng, đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu,nhiên liệu,dịch vụ đầu vào hàng hóa, tiền vay với chất lượng bảo đảm,chi phí hợp lí và kịp về thời gian.
• Trong giai đoạn sản xuất là tạo ra các sản phẩm (thành phẩm và sản phẩm dở dang) đảm bảo chất lượng với chi phí thấp nhất. • Trong giai đoạn tiêu thụ là tạo ra DTBH lớn nhất so với các chi phí bỏ ra. CM1: Nguyên tắc nhất quán: sự thống nhất trong việc sử dụng các phương pháp hạch toán về CP giữa kỳ này với kỳ trước và đảm rằng các yếu tố CP được hạch toán thống nhất trong một phạm vi nhất định.
CM2: Nguyên tắc thận trọng: đảm bảo tính đầy đủ, an toàn, chính xác trong việc tính toán các khoản thu nhập,đn CP thì khi hạch toán phải hạch toán tối đa,còn đối với doanh thu thì phải hạch toán theo nguyên tắc tối thiểu. CM 3: Nguyên tắc phù hợp: hạch toán chi phí phải tương ứng với đối tượng chịu chi phí, đúng thời kỳ và phù hợp với thu nhập trong kỳ đó. - Tiến hành xây dựng qui trình kiểm toán cụ thể cho từng giai đoạn của quá trình kinh doanh.
- Trên cơ sở qui trình kiểm toán đã xây dựng, tiến hành kiểm toán liên tục qua từng giai đoạn => KTV đánh giá tính hợp lý, tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh, của công tác kế toán và đưa ra ý kiến phân tích về mối quan hệ chi phí và kết quả trong từng giai đoạn.
• Xác định nhu cầu: Trong giai đoạn cung ứng cần xác định nhu cầu theo các nội dung về chủng loại, số lượng và chất lượng,thời gian và địa điểm. • Ký kết hợp đồng mua bỏn: Nờu rừ số lượng giỏ cả,thời gian, phương thức thanh toỏn,chất lượng,địa điểm,chủng loại. • Giao nhân hàng hóa: cần kiểm tra hàng hóa mua vào có phù hợp với hợp đồng đã ký kết không,đồng thời phải lập biên bản kiểm nghiệm vật tư làm cơ sở để phản ánh kiểm tra.
= > Kiểm toán thực nghiệm,điều tra: Khi cần thiết,kiểm toán viên lấy xác nhận của nhà cung cấp về các hóa đơn có giá trị lớn đồng thời kết hợp với việc tham khảo giá cả trên thị trường để xác định tính đúng đắn của giá mua vào. Vì vậy, khi tiến hành kiểm toán KTV so sánh chi phí kỳ này với kỳ trước để xem xét xu hướng biến động tùy thuộc vào cách quản lý của đơn vị để đưa ra kết luận. • Chi phí thu mua biến đổi: là những chi phí thay đổi theo số lượng mua vào như chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí lưu kho bãi.
Do đó, KTV căn cứ vào số lượng mua và định mức hao phí cho từng đơn vị hàng hóa để xác định chi phí biến đổi cho phép tiến hành so sánh với chi phí thực tế để đưa ra kết luận. Vì vậy, KTV thường tiến hành kiểm toán tương tự như đối với các nghiệp vụ về vật tư, nghiệp vụ thanh toán với nhà cung cấp. • Kết quả giai đoạn cung ứng là yếu tố đầu vào của các giai đoạn sau vì vậy, KTV thường hướng vào kết quả hoạt động và xem xét các yếu tố như chất lượng, số lượng và thời gian cung cấp, giá cả các yếu tố mua vào.
Trong quá trình kiểm tra, các KTV cần có sự phối hợp với kiểm tra các nghiệp vụ về vật tư, trong đó sử dụng các định mức như định mức hao phí NVL, định mức dự trữ vật tư để làm căn cứ đưa ra kết luận về quá trình cung cấp có đáp ứng được các yêu cầu trong quá trình sản xuất, trong tiêu thụ. Khi tiến hành kiểm tra chi tiết, nếu phát hiện các nghiệp vụ bất thường thì tiến hành tập hợp vào các bảng kê xác minh và bảng kê chênh lệch. Việc sử dụng tiêu chuẩn có thể thay đổi tùy thuộc vào loại hình hoạt động, mục đích sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp.
• Các tiêu chuẩn về chất lượng hàng mua: để đánh giá chất lượng hàng mua kiểm toán viên xem xét, đánh giá thông qua các chỉ tiêu như: tỷ lệ phần trăm số hàng bị từ chối, tỷ lệ sản phẩm hỏng. • Các tiêu chuẩn về giá cả: kiểm toán viên xem xét giá cả, mua vào các khoản hoa hồng được hưởng để đánh giá nghiệp vụ cung ứng. • Các tiêu chuẩn khác: KTV thường đánh giá bằng việc so sánh giữa kỳ này với kỳ khác hoặc tiến hành đối chiếu để phát hiện biến động bât thường từ đó đánh giá tính hiệu quả của nghiệp vụ.