Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam trong ngành chăn nuôi Việt Nam

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT 3.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY

    −Năm 1989: Tập đoàn Charoen Pokphand đi đến Việt Nam nhằm khảo sát thị trường và luật pháp để thiết lập chiến lược đầu tư. −Năm 1991: Người lảnh đạo cao nhất của tập đoàn Charoen Pokphand đã có những cuộc gặp mặt, để bàn bạc với chính phủ Việt Nam cho những thỏa thuận đầu tư. −Năm 1993: Xây dựng nhà máy thức ăn cho gia súc, nhà máy ấp trứng ở tỉnh Đồng Nai và thiết lập dự án hợp nhất trại gà giống ở Vĩnh Cửu.

    −Năm 1998: Tăng thêm vốn đầu tư để thành lập công ty hạt giống và nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh và nhà máy chế biến thức ăn cho tôm trong tỉnh Đồng Nai. −Năm 1999: Tăng vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản ở tỉnh Đồng Nai và nhà máy sản xuất thức ăn gia súc ở tỉnh Tiền Giang. −Năm 2001: Xây dựng nhà máy đóng gói, chế biến thực phẩm thủy sản đông lạnh và xây dựng nhà máy chế biến gia công thức ăn ở trong tỉnh Đồng Nai.

    −Năm 2007: Xây dựng nhà máy chế biến thức ăn cho cá ở tỉnh Cần Thơ và xây dựng nhà máy thức ăn gia súc ở tỉnh Bình Dương. Tập đoàn C.P (Charoen Pokphand) là một tập đoàn sản xuất kinh doanh đa ngành nghề và là một trong những tập đoàn mạnh nhất của Thái Lan trong lĩnh vực công – nông nghiệp, điển hình là lĩnh vực sản xuất lương thực, thực phẩm chất lượng cao và an toàn cho nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu. Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh tại Việt Nam hiện nay bao gồm: hạt giống, thức ăn chăn nuôi và thủy sản, giống heo, gà và thủy sản, thiết bị chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, nuôi gia công heo, gà và chế biến thực phẩm.

    Vì giới hạn của phạm vi nghiên cứu là của C.P Việt Nam chi nhánh Cần Thơ nên chúng ta sẽ tìm hiểu về cơ cấu tại chi nhánh này. Sản xuất thuỷ sản được các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) xác định là một trong những ngành mũi nhọn để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp – nông thôn và là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ĐBSCL. Theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn - cơ sở phía Nam, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của ĐBSCL năm 2008 đạt gần 2,5 tỷ USD, chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của cả nước.

    Riêng mặt hàng cá tra, cá ba sa đóng góp 2% GDP của cả nước và khoảng 32% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành thuỷ sản. Năm 2009, ngành hàng thủy sản đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn con giống có chất lượng, thiếu vốn, giá cả nguyên liệu đầu vào như thức ăn thủy sản, thuốc thú y. Bao gồm các công ty sản xuất các mặt hàng cùng loại hoặc mặt hàng thay thế trong nước, đối thủ cạnh tranh có thể kể đến của công ty đó là Công ty TNHH 1 Thành viên ProConco Cần Thơ, Công ty Cổ phần Việt Thắng.

    PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CHI NHÁNH TẠI CẦN THƠ CỦA CÔNG TY

    • PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM

      Để có thể khái quát được tình hình hoạt động của doanh nghiệp, ta tiến hành phân tích tình hình tiêu thụ của bốn mặt hàng chủ lực qua các năm. Nhận xét: Do vừa mới thành lập chi nhánh năm 2007 nên sản lượng tồn đầu kỳ của các sản phẩm là đều bằng 0, hai sản phẩm CP 9001 và STARFEED 5001 có lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ là bằng nhau, dẫn đến lượng tồn cuối kỳ của hai sản phẩm này là bằng 0. Nhận xét: Bốn sản phẩm trên có lượng sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ trong kỳ là bằng nhau dẫn tới lượng sản phẩm tồn cuối kỳ này đúng bằng lượng tồn cuối kỳ trước.

      Mặc dù có sự chênh lệch giữa lượng sản phẩm được sản xuất ra và tiêu thụ trong kỳ nhưng là không đáng kể. Qua ba bảng số liệu ta có thể nhận xét một cách tổng quát về tình hình sản xuất và tiêu thụ của công ty: do vừa mới thành lập, chưa có kế hoạch sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên do lượng sản phẩm được sản xuất ra cũng giảm dẫn đến chênh lệch tồn kho cuối kỳ của hai năm 2008/2007 là bằng 0.

      Nguyên nhân là do chi nhánh mới được thành lập nên một số sản phẩm được nhập về từ công ty mẹ để tiêu thụ. Kèm theo sự chênh lệch về sản lượng sản xuất là sự chênh lệch về sản lượng tiêu thụ làm cho tồn kho cuối kỳ không đổi so với tồn kho đầu kỳ. Nhận xét chung: Tình hình sản xuất và tiêu thụ của công ty là khá biến động, năm 2008 hai sản phẩm dành cho tôm là CP9001 và STARFEED 5001 có lượng sản xuất và tiêu thụ đều giảm sút.

      Sang năm 2009 tình hình sản xuất kinh doanh có phần cải thiện, sức sản xuất và tiêu thụ hàng hóa đã tăng lên, nguyên nhân là do giá cả của các mặt hàng thủy sản tăng lên, nên người dân mở rộng diện tích nuôi trồng. Do vừa mới được thành lập năm 2007 chưa chiếm vị thế lớn về thị phần, tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P chi nhánh Cần Thơ có sự biến động tương đối lớn qua các năm. Nhìn chung, tổng doanh thu của bốn mặt hàng chủ lực của công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam - chi nhánh Cần Thơ có sự biến động trong ba năm từ 2007 – 2009 do chịu tác động từ nhiều phía.

      Trước tiên, với sự mở rộng quy mô hoạt động nên Công ty Cổ phần C.P Việt Nam thành lập chi nhánh tại Cần Thơ vào năm 2007. Ngay trong năm đầu thành lập với cơ cấu bộ máy quản lý mới, thị trường mới, lực lượng lao động mới với trình độ tay nghề chưa thật sự phù hợp và có kinh nghiệm nên tình hình tiêu thụ tại Chi nhánh chưa cao. Do sau một năm hoạt động Chi nhánh nhận thấy được thế mạnh trong tiêu thụ của các sản phẩm thức ăn cho cá hơn so với thức ăn cho tôm.

      Vì thế đến năm 2008 Chi nhánh đã tập trung sản xuất hai loại thức ăn cho cá để phù hợp với nhu cầu thực tế của khách hàng. Trước tình hình này nên sang đầu năm 2009 một phần do tâm lý e ngại của người dân về đầu ra của việc tiêu thụ thủy sản trong nước và xuất khẩu và một phần do chưa bù đắp được khoản thua lỗ của cuối năm 2008 nên diện tích nuôi trồng thủy sản giảm.

      Bảng 4.2: ĐẶC ĐIỂM CỦA BỐN LOẠI MẶT HÀNG CHỦ YẾU NÊU TRÊN
      Bảng 4.2: ĐẶC ĐIỂM CỦA BỐN LOẠI MẶT HÀNG CHỦ YẾU NÊU TRÊN