MỤC LỤC
Nếu đặt hàng với khối lượng lớn sẽ giảm được số lần đặt hàng, có thể được giảm giá do mua hàng với số lượng lớn, tiết kiệm được chi phí kinh doanh đặt hàng, đảm bảo tính chắc chắn của việc cung cấp NVL, loại trừ được yếu tố tăng giá có thể xảy ra và còn có ý nghĩa đầu cơ khi giá cả NVL trên thị trường biến động tăng, tạo sơ sở cho việc duy trì mối quan hệ bạn hàng bền chặt với người cấp hàng,..Tuy nhiên lượng đặt hàng lớn lại dẫn đến lượng lưu kho lớn, cầu về vốn lưu động lớn điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp, dẫn đến chi phí kinh doanh trả lãi về. Nếu đặt hàng với số lượng nhỏ sẽ giảm chi phí kinh doanh lưu kho song nếu lượng đặt hàng quá nhỏ cũng dẫn đến hiệu quả kinh doanh không cao vì chi phí kinh doanh bình quân liên quan đến mua sắm và vận chuyển lớn, hoặc nguyên vật liệu có thể không cung ứng kịp thời cho sản xuất (tiêu thụ) hoặc phải chấp nhận mua NVL với giá cao.
Mô hình này được xây dựng trên cơ sở giả định rằng tình trạng dự trữ thiếu hụt có chủ định trước và do đó ta xác định được chi phí thiếu hụt do việc để lại một đơn vị dự trữ tại nơi cung ứng hàng năm. Như vậy, mô hình này giống với các mô hình trước đây, duy chỉ có một yếu tố bổ sung được đưa vào xem xét là chi phí cho một đơn vị hàng để lại nơi cung ứng hàng năm.
Để lựa chọn người cung cấp một cách khách quan doanh nghiệp phải xác định trước các tiêu chuẩn nhất định đối với người cung cấp cho mình như các tiêu chuẩn về năng lực của người cấp hàng, độ tin cậy về chất lượng nguyên vật liệu và thời gian cung ứng, các yêu cầu tối thiểu về giá cả và phương thức thanh toán, cự li vận chuyển..Tuỳ thuộc vào số lượng, tầm quan trọng và đặc điểm của từng loại nguyên vật liệu được cung cấp mà doanh nghiệp xây dựng các tiêu chuẩn cụ thể thích hợp đối với người cấp hàng cho mình. Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung ứng, so sánh và cân nhắc giữa những người cấp hàng cả cũ và mới doanh nghiệp có thể lựa chọn bạn hàng cho mình.
Thông thường nếu trường hợp vận chuyển tương đối ổn định sẽ ưu tiên cho quyết định có chi phí vận chuyển thấp; nếu khối lượng vận chuyển không ổn định mà chi phí kinh doanh tự vận chuyển không quá chênh lệch so với thuê ngoài sẽ ưu tiên thuê ngoài; trong trường hợp đối tượng cần được vận chuyển có tính nhạy cảm cao sẽ ưu tiên tự vận chuyển. Lựa chọn phương tiện vận chuyển phụ thuộc vào nhiều nhân tố như khối lượng và đặc điểm của phương tiện vận chuyển; quãng đường cần vận chuyển, độ tin cậy, chi phí vận chuyển cho từng loại phương tiện, khả năng tài chính của doanh nghiệp.
- Nhóm A bao gồm những loại hàng hoá dự trữ có giá trị hàng năm cao nhất, chúng có giá trị từ 70%- 80% so với tổng giá trị hàng dự trữ, nhưng về mặt số lượng, chủng loại chúng chỉ chiếm 15% tổng số chủng loại hàng dự trữ. Thủ tục tiếp nhận bao gồm khâu sử dụng các dụng cụ đo đếm cần thiết để kiểm tra chặt chẽ về số lượng và chất lượng bằng các phương pháp thích hợp; ghi nhận những sai lệch so với mẫu mã, chứng từ của bên cấp hàng để ghi chép vào tài liệu giao nhận.
Tuỳ từng loại kiểm tra mà sử dụng lực lượng và phương tiện thích hợp. Muốn tính được chi phí kinh doanh phải có kiến thức về phân loại chi phí kinh doanh khoa học và tính chi phí kinh doanh theo quan điểm.
Kinh doanh càng phát triển, phạm vi hoạt động càng rộng lớn, thị trường không phải chỉ trong phạm vi một tỉnh, một vùng mà mở rộng ra phạm vi cả nước, khu vực và quốc tế thì hoạ động cung ứng nguyên vật liệu càng trở nên rất quan trọng. Khi đó lượng dự trữ các loại nguyên vật liệu (hàng hoá) đều lớn dẫn đến cầu về năng lực kho tàng và vận chuyển lớn, sự tính toán, dự trữ và vận chuyển tối ưu đóng vai trò quan trọng trong việc giảm chi phí kinh doanh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Từ đó đến nay, cùng với công ty Gang Thép nhà máy Luyện Gang đã trải qua nhiều bước thăng trầm của lịch sử. Tuy nhiên được sự chỉ đạo quan tâm của công ty, Đảng uỷ - Giám đốc nhà máy cùng các phòng ban chức năng đã chủ động khắc phục những khó khăn, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tiết kiệm các chi phí, nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm.
(Số liệu: Phòng tổ chức hành chính) Nhà máy Luyện Gang có 3 lò sản xuất, nguồn nguyên liệu chính là quặng sắt khai thác ở mỏ trại cau, nguồn nguyên liệu than cốc một phần lấy ở nhà máy Cốc Hoá và một phần mua từ Trung Quốc. Mặt bằng nhà máy được bố trí trong tổng thể chung của một khu công nghiệp luyện kim đen, đã được tiêu chuẩn hoá theo nguyên tắc thẳng dòng và hành trình ngắn nhất, đản bảo khả năng mở rộng, đảm bảo an toàn lao động và tránh ô nhiễm môi trường, sử dụng hợp lý đất đai trong xây dựng và sản xuất.
Với đặc tính điểm nóng chảy thấp, độ chảy loãng tốt, tính đúc tốt, dễ gia công, có khả năng chịu mài mòn nên giá thành gia công rất thấp, do đó gang được sử dụng trong rất nhiều chi tiết, lĩnh vực khác nhau.
Các đối thủ cạnh tranh của nhà máy Luyện Gang ở thị trường trong tỉnh là các doanh nghiệp như: Doanh nghiệp Huyền Vọng, Doanh nghiệp Cao Bằng và dự báo trong thời gian tới đây sẽ có thêm một số doanh nghiệp nhỏ sẽ tham gia vào thị trường cạnh tranh của nhà máy. Về quy mô và sản lượng của nhà máy đều lớn hơn so với các doanh nghiệp trong tỉnh.
(Số liệu: Phòng tổ chức hành chính) Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ lao động có trình độ đại học và lao động kỹ thuật đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ khá cao (chiếm 83,3%), còn lao động chưa qua đào tạo và lao động giản đơn (chiếm 16,7%). Ban lãnh đạo nhà máy đã có đầu tư đổi mới một số trang thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ, những năm gần đây nhà máy đầu tư nâng cấp là cao số 2 và số 3 từ 100m3 lên 120m3 và nâng cấp một khu sản xuất thiêu kết và một khu đúc liên tục.
- Về quy chế lao động: Để đáp ứng cho nhu cầu phát triển lâu dài của toàn nhà máy, duy trì ổn định lực lượng lao động lãnh đạo nhà máy đã đề ra các quy chế hợp lý, khoa học trong quản lý lao động. Nhiên liệu sau khi đã được trung hoà theo băng truyền và được tải lên các kho chứa, tại đây nguyên liệu sẽ được tải lên trạm cân cùng với nhiên liệu và năng lượng thông qua băng truyền sẽ được đưa đến lò cao.
Với thực tiễn của nhà máy để quản lý việc thực hiện các chính sách này thì tất cả mọi chứng từ phát sinh trong quá trình mua sắm của nhà máy đều được kế toán vào sổ sau đó báo cáo cho phó giám đốc sản xuất để đối chiếu, tổng hợp, đánh giá rồi đưa ra kiến nghị trình lên giám đốc nhà máy. Qua các chứng từ liên quan (hoá đơn mua hàng, vận chuyển, phiếu nhập kho, xuất kho, biên bản kiểm nghiệm..) để kiểm tra thời gian, chi phí mua hàng, chi phí lưu kho, hao hụt NVL.., thực hiện khen thưởng cho những cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tiết kiệm chi phí cho nhà máy và ngược lại sẽ kỷ luật những người cố tình vi phạm quy định, chính sách chung.
Những căn cứ về nhu cầu sản phẩm, cũng như thị trường cung ứng NVL trong thời gian đó biến động như thế nào cũng sẽ là một trong những căn cứ để nhà máy xác định số lượng, chủng loại NVL sao cho phù hợp với nhu cầu sản xuất và sự biến động của thị trường NVL. Nhận xét: Từ bảng số liệu trên ta thấy lượng mua sắm NVL quặng sắt 8-45 trong quý IV của năm 2008 không sát với lượng sử dụng thực tế, tồn kho quá lớn với lượng trung bình là 25.914,624 (tấn) gấp đến 8,7 lần lượng NVL sử dụng trung bình trong tháng ( 2.992,123 tấn) kết hợp với lượng NVL mỗi lần mua sắm ta thấy rừ ràng đõy là một tỷ lệ hoàn toàn khụng hợp lý bởi dự trữ lớn trong khi lượng mua thì nhỏ nhặt, liên tục nên chi phí dự trữ không thể giảm trong khi chi phí mua hàng cũng chắc chắn lớn bởi số lần mua hàng quá nhiều, số lượng ít.
Làm tốt công tác dự trữ NVL không nhưng đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí thấp mà còn giảm được chi phi lưu kho, lưu kho có nghĩa là đầu tư vốn, giảm được hàng tồn kho là giảm sự đầu tư vốn và đó là lợi ích quan trọng đối với các doanh nghiệp. Dự trữ của nhà máy vẫn còn mang tính chủ quan, chưa có công cụ tính toán cụ thể chỉ dựa vào tình hình sản xuất và số liệu tồn kho của cùng kỳ năm trước vì vậy mà có sự sai lệch giữa nhu cầu thực tế và nhu cầu tính toán.
Từ những thông tin thu thập được về các nhà cung ứng, cán bộ NVL sẽ tiến hành xử lý các thông tin, đánh giá, so sánh các nhà cung ứng về ưu điểm, nhược điểm thông qua một vài tiêu chí như uy tín, thời gian hoạt động của các nhà cung ứng, giá cả chất lượng NVL của các nhà cung ứng, so sánh và lựa chọn nhà cung ứng tốt nhất. Nguyên nhân là do có thể hàng được chuyển đến nhưng chất lượng không đảm bảo phải đổi lại làm phát sinh thêm thời gian chuyên chở hàng hoá, hoặc phát sinh thêm chi phí cơ hội như mất đơn đạt hàng, phát sinh chi phí vận chuyển,..Do đó quyết định lựa chọn nhà cung ứng phải thực sự được tiến hành cẩn thận trước khi đi đến ký kết hợp đồng với một nhà cung ứng.
Nội dung của kế hoạch vận chuyển là giải quyết được nhiệm vụ vận chuyển với chi phí kinh doanh nhỏ nhất, điều đó có nghĩa phải xác định lượng hàng trong môt lần vận chuyển, thời gian cụ thể sao cho đảm bảo lượng NVL cho hoạt động sản xuất cũng như công tác dự trữ NVL của nhà máy. Chẳng hạn với những hàng có khố lượng lớn mà lượng dự trữ của nhà máy còn nhiều có thể vận chuyển làm nhiều lần vào những khoảng thời gian khác nhau để giảm thiểu chi phí lưu kho NVL, tuy nhiên cũng cần phải lưu ý khai thác hết công suất của phương tiện vận chuyển.
Đây là khâu đóng vai trò quan trọng trong công tác quản trị hệ thống kho tàng nói riêng và quản trị NVL nói chung, nhằm đảm bảo cho hệ thống kho tàng hoạt động hiệu quả, theo dừi tỡnh hỡnh sử dụng và bảo quản NVL đảm bảo sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm chi phí NVL, tăng hiệu quả sản xuất, giảm tỷ lệ phế phẩm,..ngày càng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy. Theo định kỳ bộ phận thủ kho tiến hành kiểm tra số lượng, chất lượng, cách bố trí NVL tại kho và tại xưởng sản xuất, tiến hành so sánh giữa số thực kiểm kê và số liệu quản lý theo sổ sách chứng từ xuất nhập vật tư, thẻ kho rồi phản ánh vào bảng thanh quyết toán NVL, phát hiện sai lệch và nguyên nhân nhằm tìm biện pháp khắc phục.
Cụng tác xác định lượng dự trữ (DT) phải có cách tính cụ thể căn cứ vào các yếu tố về sự biến động của thị trường NVL cũng như tình hình thực tế của nhà máy về lượng NVL tồn kho, về tình hình tài chính của nhà máy,… Đồng thời phải xác định lượng đặt hàng tối ưu cho nhà máy để có thể tiết kiệm được chi phí đặt hàng, đảm bảo về kho tàng cũng như đảm bảo về chi phí NVL (chi phí lưu kho). Tuy nhiên nó có một vài nhược điểm như không tạo lập được mối quan hệ lâu dài, khó trở thành bạn hàng truyền thống của nhà cung ứng, tính ổn định về giá cả và chất lượng là không cao, không được hưởng chính sách giảm giá do là khách hàng truyền thống,… Do đó có thể đưa ra quyết định chuẩn xác lựa chọn nhà cung ứng cần xây dựng một phương pháp đánh giá lựa chọn khoa học và khách quan nhất.
Ngược lại việc quản trị NVL lại phụ thuộc vào các yếu tố của đơn vị sản xuất: Đặc điểm về sản phẩm, quy mô sản xuất, đội ngũ người lao động.
Lao động trong các phòng ban chủ yếu cố trình độ cao đẳng trở lên tuy nhiên phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ liền một lúc, không có kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu, ra quyết định còn dựa nhiều vào cảm tính, công tác lập kế hoạch mua sắm NVL chưa sát với thực tế….Riêng đối với công tác quản trị NVL hiện nay nhà máy chưa có phòng ban chuyên trách quản lý, cán bộ chưa có trình độ và nghiệp vụ chuyên môn do đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực quản trị NVL của nhà máy. Do công tác tổ chức sản xuất, chế độ khuyến khích vật chất, tinh thần tương đối hợp lý và trình độ lành nghề cao của công nhân đã phần nào nâng cao được ý thức thực hành tiết kiệm và sử dụng NVL có hiệu quả.Những quy định chung về việc bảo quản và sử dụng NVL cũng như các chế độ thưởng phạt trong lĩnh vực này cũng được chú trọng tuy vậy vẫn có những nội dung chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hợp lý yêu cầu cần phải có những giải pháp hợp lý trong tương lai.
Người công nhân trực tiếp sản xuất có ý thức trách nhiệm cao, làm việc chăm chỉ, luôn đảm bảo theo kịp tốc độ của máy móc, thiết bị sử dụng NVL đúng quy cách sẽ đảm bảo cho sản xuất diễn ra bình thường, chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu về số lượng lẫn chất lượng, cũng như giảm thiểu được lượng hao phí NVL. Trước nhu cầu sử dụng nguyên liệu quặng ngày càng cao trong khi khả năng cung cấp trong nước nói chung và trong tỉnh Thái Nguyên nói riêng còn rất hạn chế, thậm trí nhà máy còn phải nhập nguyên liệu từ Trung Quốc và nhiều khi nguồn nguyên liệu được nhập không đảm bảo về chất lượng gây khó khăn cho nhà máy.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA NHÀ MÁY LUYỆN GANG.
Tuy nhiên hệ thống thông tin nội bộ Internet của nhà máy chưa hoàn thiện do chưa đầy đủ lượng máy tính cho các bộ phận như thủ kho, các tổ sản xuất,…trình độ công nghệ thông tin của cán bộ công nhân viên còn hạn chế và chưa thực hiện hoạch định nhu cầu NVL và quản lý công tác kiểm kê NVL trên máy nhưng hệ thống thông tin hiện tại sẽ là tiền đề để thực hiện giải pháp này. Áp dụng giải pháp trên sẽ giúp các cán bộ quản trị NVL đơn giản và chuyên nghiệp hoá trong công tác quản trị NVL cân đối giữa lượng NVL lưu kho, lượng NVL mỗi lần mua sắm và lượng NVL sử dụng,…Xây dựng kế hoạch, hoạch định nhu cầu NVL được chính xác, tận dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác này sẽ loại bỏ hình thức xử lý thông tin thủ công trong công tác lập kế hoạch cung ứng NVL sẽ mang lại độ chính xác cao hơn vừa thiết kiệm các khoản hao phí nguồn lực cho nhà máy.